.M ột số lỗi khác

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 88 - 96)

- M ặt nội dung: còn gọi làm ặt nghĩa mang tính tinh thần, là tập hợp gồm các thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái.

KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 9 – THCS

2.3.9 .M ột số lỗi khác

+ Từ: đội sổ (đứng cuối bảng), đều đó (điều đó), mũi dập dừa (mũi dọc dừa), bổng (bỗng), chững chại (chững chạc), nhằm (nhằm ngụ ý), truyền cảm vào bài thơ, nhỏng nhẽo (nhõng nhẽo), lẻo mép, im ru (im ắng), canh chừng, nổi điên (nổi giận,

nổi trận lôi đình), có tính tình, điêu khắc, nhân dân, nhiều, chiến tranh, nhôn nhịp, thể xác, cực kì (rất), chiếc thuyền lái đò (người lái đò), cơ sở vật chất, lắm quyển sách (rất nhiều sách), sán lạng (xán lạng), đói ngèo (đói nghèo), nhanh tróng (nhanh chóng),.giữa phong trào dân lên (... dâng lên), châu á, ĐNÁ (Đông Nam Á), k0 (không),fong trào (phong trào), of (của) .v.v…

+ Câu :

(2) Thầy Hùng là một người có tính tình hiền hậu, hoà nhập với mọi người; (3) Ngoài việc học cô còn dạy chúng em sống sao cho đúng với lẽ người; (4) Em đi côi những bức tượng ông, tượng bà người ta điêu khắc rất đẹp; (5) Núi Bà Đen cùngnhân dân VN trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống Mĩ

cứu nước;

(6) Cứ mỗi độ xuân về thì chúng ta lại nhộn nhịp lên núi xem lễ hội;

(7) Sáng ra, khi được báo mộng, vị chủ trì đã xuống chân núi và thấy có một

thể xác của bà.

(8) Núi Bà Đen được hưởng một chiều cao rất lớn;

(9) Các bạn thấy đấy dù chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng hoạ sĩđã khắc hoạ

vẻ đẹp của anh thanh niên nỗi thèm người tình yêu cuộc sống thiên nhiên, say mê cuộc sống của mình;

(10) Anh còn là người ưu tú trong lòng nhân dân;

(11) Núi Bà không chỉđẹp ởbên trong mà còn đẹp ở bên ngoài cổng đi . (12) Là thanh niên mà anh bằng lòngđánh mất thời thanh xuân của mình để đến nơi buồn chán như vậy làm việc;

(13) Đây là cấp học có cực kì nhiều môn học;

(14) Chiếc thuyền lái đòđưa thế hệ trẻ sang sông, đưa thế hệ trẻ cập bến; (15) Thầy tổng phụ trách “cơ sở vật chất ” giao cho chúng tôi dọn dẹp phòng học;

(16) Tôi thấy thư viện lắm quyển sách;

(17) Các em phải cố gắng học tập để sau này tương lai sán lạng; (18) Châu Phi đói ngèo, lạc hậu;

(19) Kinh tếẤn Độnhanh tróng phát triển;

(20) Cao trào giữa phong trào dân lên khắp châu á...; (21) Các nước ĐNÁ, ko , fong trào.. .v.v…

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm lỗi này trải dài trên nhiều bình diện khác nhau. Do vậy cách sửa cũng phải xuất phát từđặc điểm của từ và đặc biệt là cách sử dụng để có phương pháp thích ứng. + Cách sửa: biệt ngữ xã hội “đội sổ”, sai chính tả “nhỏng nhẽo”, “ chững chại”(chững chạc) (1) Lỗi diễn đạt của người viết muốn diễn tả trạng thái phấn khởi, nhưng lại quá “cường điệu ”. Nên viết lại :

Nghe cô nói vậy lòng tôi thấy phấn chấn lên.. (2) Cậu này nên viết lại (giống với mục 2.3.7 trên) :

Thầy Hùng là một người hiền hậu, hoà đồng với mọi người.

(3) Ý cần diễn đạt về trách nhiệm của cô giáo trong việc giáo dục học sinh về đạo làm người, nhưng dùng từ sai “lẽ người ”. Không ai nói “lẽ người” mà là “lẽ

sống”, “cách sống làm người”, hoặc “đạo làm người”. Câu nên sửa lại là :

Ngoài việc học cô còn dạy chúng em sống sao cho đúng với đạo làm người (lẽ phải);

Hoặc Ngoài việc học cô còn dạy chúng em cách sống làm người .

(4) Do phát âm địa phương Nam bộ nên người viết dùng từ “coi” thành từ

côi” và danh từ “điêu khắc” thay cho động từ “ khắc ”. Ta có thể bỏ từđiêu. Câu sửa lại là :

Em đi coi những bức tượng ông, tượng bà người ta khắc rất đẹp. (5) Người viết muốn diễn tả Núi Bà Đen (nhân dân Tây Ninh) anh dũng chiến đấu chống giặc Mĩ, nhưng cách dùng từ chưa chính xác. Có thể dùng từ

“nhân dân cả nước”, hoặc “nhân dân Việt Nam”, hoặc “dân tộc”; thay các từ “trải qua nhiều cuộc chiến tranh” bằng từ “trường kì”; thay cụm từ “chống Mĩ cứu nước” bằng cụm từ “chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược”. Câu sẽ gọn và rõ hơn :

Núi Bà Đen đã cùng nhân dân Việt Nam trường kì chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược..;

Hoặc Núi Bà Đen đã cùng nhân dân cả nước trường kì chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược..;

Hoặc Núi Bà Đen đã cùng dân tộc trường kì chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược...

(6) Câu này diễn tả cảnh vui xuân Núi Bà đông đúc. Có thể dùng từ “ tấp nập” thay cho từ “ nhộn nhịp”, vì từ “ nhộn nhịp” còn hàm ý sự gấp gáp; thay từ

chúng ta” bằng từ “mọi người” để chỉ sựđông đúc. Câu được sửa lại là : Cứ mỗi độ xuân về thì mọi người lại tấp nập lên núi xem lễ hội.

(7) Dùng sai từthể xác, ý muốn chỉ một xác chết, thay bằng từ “thi hài” hoặc “ xác chết” hoặc từ “xác”; thay từ “chủ trì” bằng từ “trụ trì”,bỏ từ “có một”.Câu sửa lại :

Sáng ra, khi được báo mộng, vị trụ trì đã xuống chân núi và thấy thi hài của bà;

Hoặc Sáng ra, khi được báo mộng, vị trụ trì đã xuống chân núi và thấy xác chết của bà.;

Hoặc Sáng ra, khi được báo mộng, vị trụ trì đã xuống chân núi và thấy xác của bà.

(8) Ý muốn nói độ cao của Núi Bà, nhưng cách diễn đạt và dùng từ không chính xác. Từ “hưởng” ngụ ý là “”; độ cao thì không thể dùng từ “rất lớn”.Có thể

diễn đạt cách khác :

Núi Bà Đen rất cao.

(9) Câu này phạm nhiều lỗi. Sai về dấu câu (sau cụm từ các bạn thấy đấy, sau từ tình cờ, thiếu một từ nối giữa hai về câu “anh thanh niên ... nỗi thèm người”, dùng từ, câu lủng củng. Ý của câu này muốn nói về người thanh niên sống và làm việc ở một nơi cao vút lại vắng vẻ, nên rất khao khát gặp con người để trò chuyện.

Các bạn thấy đấy, dù chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, nhưng hoạ sĩ đã khắc hoạ nên vẻ đẹp của anh thanh niên với nỗi thèm người, khao khát tình yêu cuộc sống thiên nhiên, say mê cuộc sống của mình.

(10) Ca ngợi người thanh niên nhưng lại diễn đạt chưa ổn qua cách dùng từ

này dùng để ca ngợi anh thanh niên thì chưa chính xác. Phải thay từ “ưu tú” bằng từ

hình ảnh đẹp”. Câu như sau :

Anh còn là hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân.

(11) Người viết muốn ngợi ca sự đầu tư, đổi mới, sự chuẩn bị chu đáo, có sức hấp dẫn du khách, nhưng cách diễn đạt chưa rõ, có hơi lúng túng. Có thể sửa lại là :

Núi Bà không chỉ đẹp ở bên trong mà còn đựợc trang hoàng cả ở cổng vào;

hoặc: Núi Bà không chỉđẹp ở bên trong mà còn cảở cổng vào nữa.

(12) Cách dùng từ không chuẩn. Bài viết ca ngợi sự hi sinh tuổi trẻ của anh thanh niên, nhưng lại dùng từ “đánh mất ” hàm ý tiêu cực, làm giảm giá trị tính cách của nhân vật; thay từ “buồn chán” bằng từ “ vắng vẻ” hoặc từ “xa xôi”. Nên sửa lại là :

Là thanh niên nên anh sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân của mình để đến nơi vắng vẻ (xa xôi) như vậy làm việc.

(13) Dùng từ “cực kì” không chính xác. Người viết muốn nói đến rất nhiều môn,vậy nên dùng từ “rất” để thay cho từ “ cực kì”. Câu sẽ là :

Đây là cấp học có rất nhiều môn học.

(14) Câu này lủng củng. Sửa từ “chiếc” thành từ “người”, bỏ cụm từ cuối câu.

Người lái đòđưa thế hệ trẻ sang sông.

(15) Không cần phải dùng từ “cơ sở vật chất” mới rõ nghĩa, chỉ cần bỏđi là câu sẽ gọn hơn.

Thầy tổng phụ trách giao cho chúng tôi dọn dẹp phòng học.

(16) Đây là học sinh trung bình - yếu, nên diễn đạt gọn lại. Bỏ từ “quyển”, thay từ “rất”ở vị trí từ “lắm”, thêm từ “nhiều”:

Tôi thấy thư viện rất nhiều sách.

(17) Không nắm vững từ nên viết sai từ “xán lạn” thành từ “sáng lạng” Các em phải cố gắng học tập để sau này tương lai xán lạn.

(18) Trường hợp này sai chính tả, thiếu phụ âm h trong từ “ngèo”.Câu viết lại là:

Châu Phi đói nghèo, lạc hậu .

(19) Câu này viết sai từ “chóng” thành “tróng”. Lỗi này do phát âm địa phương Bắc bộ. Câu được sửa lại là :

Kinh tếẤn Độnhanh chóng phát triển.

(20) Ởđây vừa sai chính tả vừa diễn đạt lủng củng. Dùng từcao trào liền với từ phong trào, nội hàm cũng gần nhau, viết như thế rất lủng củng. Từ “dân” thiếu phụ âm g. Nên sửa lại cách diễn đạt :

Các phong trào dâng lên khắp châu Á....

(21) Ởđây vi phạm lỗi viết tắt không đúng quy định. Cần sửa lại : Các nướcĐông Nam Á; không; phong trào... .v.v…

Tại mục “Các loại từ khác”, theo tổng hợp của luận văn, bài viết của học sinh phạm các lỗi như: dùng từ địa phương (im ru, lẻo mép, đằng sau, đằng trước, nổi điên,...); viết từ sai do phát âm (đều đó, ...); dùng biệt ngữ xã hội (đội sổ); không nắm vững từ (mũi dập dừa, nhộn nhịp, thể xác,...); nhầm lẫn giữa động từ và danh từ (điều khắc....); viết tắt (fong trào); bên cạnh đó học sinh còn phạm các lỗi về cụm từ, câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả..., các lỗi này đều có ảnh hưởng đến nội dung của câu, đoạn văn, làm mờ nghĩa muốn diễn đạt.

2.4. Tiểu kết

Qua tổng hợp các lỗi về từ vựng, luận văn nhận thấy rằng các yếu tố mang tính khách quan (kinh tế, vùng dân cư, môi trường, các điều kiện về hạ tầng cơ

sở,...) đã có sự tác động rất lớn đến các yếu tố chủ quan của học sinh, là con em thuộc các thành phần gia đình ở 5 trường THCS thuộc các vùng khác nhau. Trong

đó, điều kiện kinh tế, môi trường văn hoá và cả những điều kiện khó khăn, thuận lợi của gia đình chi phối không nhỏ đến việc học tập của các em. Chính vì thế, người giáo viên Ngữ văn ở 5 vùng giáo dục này rất vất vả trong việc giúp học sinh học tốt phân môn Tiếng Việt. Về mặt chuyên môn, tình trạng mắc lỗi khá lớn của học sinh

đòi hỏi cần phải có thời gian rộng rãi cho học sinh rèn luyện 4 kĩ năng nghe- nói-

đọc- viết.

So sánh giữa 5 trường THCS, ta thấy rõ sự chênh lệnh, khác biệt rất rõ về các lỗi từ vựng. Sự khác nhau giữa học sinh thị xã và các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khá đậm. Sự khác nhau còn thể hiện ở bộ môn Ngữ văn và Lịch sử. Yếu tố môi trường cũng có tác động rất lớn đến từ vựng của học sinh..

Yếu tố môi trường

Ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mắc lỗi về phát âm, từ địa phương nhiều hơn các em ở thị xã và một số ít ở thị trấn do yếu tố môi trường: môi trường gia đình, môi trường xã hộimôi trường trường học.

Môi trường gia đình

Quan sát bảng tổng hợp và liệt kê các lỗi về từ và câu, chúng ta có thể thấy rõ yếu tố môi trường gia đình đã có ảnh hưởng rất lớn đến vốn từ của học sinh. Trước hết là cách dùng từ. Những sai phạm về từ trong đó có nhiều nguyên nhân, do thành phần gia đình (âm địa phương Nam bộ và Bắc bộ); kế đến là vốn từ còn nghèo, vì trong đó số học sinh thuộc gia đình lao động, đời sống tinh thần thiếu thốn, ít đọc sách báo, giao tiếp hạn hẹp, sinh hoạt gia đình có phần giản đơn.

Môi trường xã hội

Do kết cấu thành phần cư dân ở các vùng khác nhau, nhiều thành phần khác nhau, xuất thân của gia đình cũng khác đã tạo nên một cộng đồng mang tính hỗn hợp, do vậy đã có ảnh hưởng đến vốn từ đối với học sinh. Cộng đồng của những thành phần buôn bán chen lẫn với thành phần nông dân, làm mướn, chạy xe ôm cũng tạo nên một môi trường ngôn ngữ khá phong phú, bao gồm cả ngữ âm, từ

vựng Nam bộ và Bắc bộ.

Môi trường trường học

Thành phần học sinh trong trường học cũng đa dạng, cũng đã tạo nên môi trường ngôn ngữ phong phú.Yêu cầu nhà trường phải có vai trò tích cực trong các hoạt động giao tiếp để góp phần tìch cực hoá vốn từ cho học sinh theo hướng chuẩn

hoá, thanh lọc và trao đổi, bổ sung cho các em những từ phù hợp với lứa tuổi, tạo cơ

sở để tiếp nhận những tri thức khoa học của các bộ môn văn hoá.

Yếu tố từ vựng

Từ vựng của học sinh có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai bộ môn Ngữ văn và Lịch sử. Nhìn bảng tổng hợp các lỗi từ vựng của 5 trường THCS và hai bộ môn, luận văn nêu lên một số khái quát:

- Lỗi từ vựng của học sinh ở các lớp, ở các vùng là không như nhau. Ở

vùng sâu vùng xa, số lỗi cao hơn ở các trường thị trấn, thị xã....,cơ cấu lỗi cũng khác nhau, ngoại trừ ở thị trấn Tân Biên, còn nhìn chung lỗi về từ trái nghĩa và từ đồng âm ở những vùng còn lại tỉ lệ rất thấp. Điều này có thể giải thích được, vì hai loại từ

này xuất hiện trong giao tiếp không nhiều. Riêng ở thị trấn Tân Biên, hai loại này lại chiếm tỉ lệ rất cao, có thểđiều này bắt nguồn từ xuất thân nguồn gốc cư dân, rất tiếc trong khảo sát chúng tôi chưa tính đến yếu tố này, do vậy nên các con số ghi

được ở Tân Biên vềđồng âm và đồng nghĩa chỉ để đối sánh, chúng tôi chưa tìm ra

được nguyên nhân rõ ràng.

Và như đã thấy loại lỗi của các từ ghép và từ địa phương được phân bố

khá đều đặn ở tất cả các vùng. Tất cả những ghi nhận này là cơ sở tốt để chúng tôi

đề ra phương hướng phát triển vốn từ cho học sinh THCS nói chung, lớp 9 nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)