Câu 7 –8: Lời than cho cảnh đời éo le của bà giọng phẫn uất

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 146 - 153)

- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh

3. Câu 7 –8: Lời than cho cảnh đời éo le của bà giọng phẫn uất

giọng phẫn uất

- Tú Xương chửi tập tục phong kiến Nho giáo: “thói đời”. - Tự chửi mình: tự xét mình chỉ là món nợ, ăn bám, vô tình với vợ. III. Tổng kết 1. Nội dung GV: Tình cảm của ông Tú đối với bà Tú như thế nào qua những câu tả bà Tú và những câu tự giễu của nhà thơ? HS: Tú Xương thấy rất rõ sự vất vả, đảm đang, sự hy - Có HS xác định là lời bà Tú chửi, sau đó GV có góp ý và nhấn mạnh đây là lời ông Tú. - Có nhiều HS giơ

sinh nhẫn nhịn âm thầm của vợ, từ đó nhà thơ bày tỏ

lòng biết ơn, thương cảm, sự hối hận ăn năn đối với vợ.

GV bổ sung thêm và đọc HS ghi: Qua việc xây dựng bức chân dung về người vợ vất vả đảm đang chịu thương chịu khó, nhà thơ bày tỏ lòng thương quý, biết ơn đối với vợ. Nhân vật bà Tú trong bài cũng là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: cần cù, lam lũ tháo vát và giàu đức hy sinh.

2. Nghệ thuật

GV: Bài thơ viết theo thể thơ Đường luật nhưng lại rất giàu màu sắc dân gian. Hãy chỉ ra những yếu tố đã tạo nên màu sắc ấy?

HS: Ngôn ngữ thuần Việt, vận dụng ca dao, tục ngữ, thể thơĐường luật đã được Việt hoá...

GV đọc HS ghi:

- Ngôn ngữ thuần Việt, có màu sắc dân gian.

- Giọng điệu thơ Tú Xương: không chỉ trào phúng mà còn rất trữ tình.

GV: Qua bài thơ, em thấy suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ có gì đáng trân trọng, nhất là khi ông lại là một nhà nho, sống trong xã hội phong kiến?

HS: Trong xã hội phong kiến, những người đàn ông, nhất là các nhà nho rất ít khi bộc lộ tình cảm vợ

chồng. Nhưng Tú Xương lại bày tỏ lòng yêu thương, thông cảm, biết ơn, trân trọng của ông đối với vợ một cách rất chân thực Qua đó cho thấy một con người rất

đáng trân trọng, một con người rất người ở ông, rất

tay phát biểu.

- Có thảo luận nhóm.

8h30’

biết yêu thương quan tâm đến vợ con, gia đình chứ

không “ăn ở bạc” như ông đã viết.

GV dặn dò HS học và soạn bài Mồng hai tết viếng cô Kí – Trần Tế Xương.

Câu hỏi :

1. Soạn câu hỏi 1, 3, sách giáo khoa trang 54.

2. Tìm và phân tích một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ? sắc trong bài thơ? 3. Nhận xét chung Nhận xét của GV dự giờ: - GV nvđ hợp lí, biết cách dẫn dắt HS tìm ý dù có một vài tình huống GV gợi ý hơi nhiều, giảm mất tính nvđ (ở câu hỏi về giọng điệu).

- Không kể những câu hỏi dưới dạng yêu cầu, GV đã sử dụng 10 câu hỏi, trong

đó có 3 câu hỏi nvđ. Nhìn chung, câu hỏi có tính hệ thống.

+ Đối với câu hỏi nvđ thứ nhất: vấn đề không khó nhưng cần thiết, giúp HS phân biệt hai loại nhân vật để từđó việc phân tích hướng vào trọng tâm hơn: đó là tấm lòng của ông Tú đối với vợ.

+ Câu hỏi nvđ thứ hai: câu hỏi tương đối khó đối với HS. GV cần lưu ý cách gợi ý, số lượng câu hỏi gợi ý, tránh làm mất tính nvđ của câu hỏi.

Ở câu hỏi này mất nhiều thời gian do HS không hiểu câu hỏi, không trả lời

đúng trọng tâm. Đối với những câu hỏi khó như thế, GV cần gọi những HS khá, giỏi trả lời đểđỡ mất thời gian.

+ Câu hỏi nvđ thứ 3: HS hiểu vấn đề nhưng phần trả lời chưa cô động: có nhóm nói chung chung về con người Tú Xương, nhóm sa vào phê phán những tập tục trong xã hội phong kiến… Nhưng nhìn chung, qua các câu trả lời, HS có nêu

được ý. Câu hỏi này cũng cho thấy khả năng khái quát vấn đềở HS còn yếu.

- HS học tập tích cực, bầu không khí thảo luận, tranh luận tốt, nhưng tiết học có lúc hơi ồn.

- Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS rất tốt (thể hiện qua những phát biểu của HS). - Thời gian: phân bố chưa hợp lí lắm, có những câu hỏi (nhất là câu hỏi nvđ) mất quá nhiều thời gian.

- Nhìn chung giờ học có phát huy được khả năng tự làm việc của HS (trao đổi, tranh luận trong nhóm với nhau, tự ghi bài từ lời giảng của GV…)

 Ý kiến của GV dạy lớp

- Cảm thấy tương đối thành công trong việc vận dụng kiểu dhnvđ: nêu được vấn đề, gợi được không khí tranh luận, kích thích được khả năng tư duy của HS, giảm bớt được việc đọc chép, nhưng còn hạn chế ở khả năng xử lí tình huống: lớp còn ồn, có câu hỏi phải gợi ý nhiều làm giảm tính chất nvđ, chưa linh hoạt trong việc dẫn dắt HS thoát ra khỏi những ý phát biểu trùng lặp, xa vấn đề…

- Về pp nvđ:

+ Cảm thấy rất vất vả khi vận dụng pp này, từ khâu thiết kế giáo án đến vận dụng vào một tiết học cụ thể (do phải dựđoán trước tình huống để gợi ý HS bằng hệ

thống câu hỏi gợi ý, phải kiên trì dẫn dắt HS tìm ý…)

+ Rất hài lòng với kết quả đạt được từ pp dạy học này: HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học (có cơ hội phát biểu nhiều nên nhiều em cũng bớt rụt rè), tỏ ra có hứng thú học văn, tạo được thói quen làm việc theo nhóm, tập được khả năng tự ghi bài học, những phát biểu của HS vẫn thể hiện được cảm xúc của các em đối với hình tượng thơ, tâm sự của tác giả…

Rút kinh nghiệm

- Tránh tham lam trong việc nvđ: cần biết lựa chọn vấn đề để nêu cho HS giải quyết, cũng không nên lạm dụng pp này, chỉ vận dụng khi gặp bài phù hợp.

- Cần bớt hoặc linh hoạt, khéo léo hơn trong việc gợi ý nhằm đảm bảo tính nvđ.

- Cần có sự bao quát lớp học tránh tình trạng HS lơ là việc học, lợi dụng trao

đổi nhóm để nói chuyện riêng, các nhóm quá mất trật tự.

- Do HS tự ghi bài là chủ yếu nên GV cần có sự theo dõi để giúp đỡ các em khi cần thiết.

Phụ lục số 4. ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI ĐÃ HỌC TÁC PHẨM TRÊN LỚP

Bài 1: Thu điếu (Nguyễn Khuyến).

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh, chị về nhận định: “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

Đáp án:

Tam thu, trong đó có Thu điếu, đã đưa nhà thơ Nguyễn Khuyến lên vị trí đáng tự hào: “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

Trong bài thơ, cảnh mùa thu được nhà thơ cảm nhận với tất cả vẻ đẹp thanh sơ, trong sáng của nó. Đó là một mùa thu với bầu trời “xanh ngắt”, với nước thu “trong veo”, với gió thu hắt hiu tạo những “làn hơi gợn tí”, với “lá vàng” rơi trong gió... Ngoài ra khung ao hẹp, chiếc thuyền câu bé tẹo, cánh bèo, ngõ trúc quanh co còn gợi ra cả cái hồn dân dã của làng quê Bắc bộ, của vùng đồng chiêm trũng Hà nam. Có thể nói, cảnh quê, tình quê Việt Nam đã được nhà thơ thể hiện rất tinh tế, trọn vẹn trong bài thơ.

Bài thơ còn cho ta cảm nhận dường như tâm hồn Nguyễn Khuyến đã hoà nhập làm một với cảnh quê, tình quê ấy. Phải thiết tha gắn bó, phải tinh tế nhạy cảm đến như thế nào mới có thể cảm nhận được, lắng nghe được cái độ “xanh”, “trong”, cái “hắt hiu”, cái “khẽ đưa vèo”, cái âm thanh “cá đớp động” khẽ dưới chân bèo. Sự

thiết tha gắn bó ấy cho thấy rõ tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của cụ

Tam Nguyên làng Yên Đỗ.

Bài 2: Thương vợ (Trần Tế Xương).

Đề bài: Bài thơ Thương vợ rất đậm đà màu sắc dân tộc. Theo anh, chị, những yếu tố nào đã tạo nên màu sắc ấy?

Đáp án:

Màu sắc dân tộc của bài thơ thể hiện ở hình tượng thơ và ở cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của nhà thơ.

Trước hết ở hình tượng thơ, đó là một người phụ nữ rất Việt Nam: bà Tú. Đây là người phụ nữ với những phẩm chất tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống: cần

cù, lam lũ nhưng tháo vát và giàu đức hy sinh. Hình ảnh này ta đã gặp rất nhiều trong ca dao, dân ca.

Bài thơ cũng đã sử dụng nhiều những từ ngữ, hình ảnh rất “nôm na” dân dã như

“mom sông”, “eo sèo”, “thân cò”, “lặn lội”... các thành ngữ “một duyên hai nợ”,

“năm nắng mười mưa”, những khái niệm dân gian như “thân”, “phận”... và đặc biệt là tiếng chửi rất nôm trong một tác phẩm thơ luật Đường ở cuối bài thơ: “Cha mẹ

thói đời ăn ở bạc”. Ngôn ngữ trong bài thơ là ngôn ngữ thuần Việt.

Bài 3: Vội vàng (Xuân Diệu)

Đề bài: Hoài Thanh nhận xét: Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Qua bài thơVội vàng, anh, chị hãy chứng minh điều đó.

Đáp án:

Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”: mới ở tư tưởng, ở bút pháp nghệ thuật.

- Quan niệm sống mới mẽ, táo bạo: yêu, hưởng thụ cuộc sống trần thế xung quanh mình với thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống; sống hối hả, vội vàng, tham lam với khao khát thật táo bạo mãnh liệt: muốn chống lại quy luật của đất trời để giữ

mãi những hương sắc của cuộc đời.

- Cách tân nghệ thuật độc đáo: sáng tạo hình ảnh mới lạ (“…ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa”; so sánh đầy gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”), cách dùng từ ngữ táo bạo, rất “tây” (những từ ngữ oai nghiêm mệnh lệnh như muốn đoạt quyền tạo hoá: “tắt” (“nắng”), “buộc” (“gió”); “tháng giêng ngon”; những động từ mạnh để diễn tả lòng yêu cuộc sống: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”...); âm điệu dìu dặt trữ tình (được tạo nên bởi những điệp từ,

điệp ngữ...)

Bài 4: Tràng giang (Huy Cận)

Đề bài: Có ý kiến cho rằng Tràng giang là một bài thơ vừa cổđiển vừa hiện đại, vừa trang trọng vừa gần gũi. Theo anh, chị, ý kiến đó đúng hay sai?

Tràng giang là sự kết hợp giữa hai yếu tố cổđiển và hiện đại, sự kết hợp này đã tạo nên nét vừa trang trọng vừa gần gũi ở bài thơ.

- Yếu tố cổ điển (chất Đường thi): mối sầu vũ trụ và nhân thế từng chan chứa trong thơ Đường, hệ thống thi pháp thơ Đường (thể thơ thất ngôn, luật bằng trắc, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, mượn ý thơĐường ở hai câu thơ cuối...)

- Chất hiện đại: nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể thời Thơ mới, cách cảm nhận các sự vật...

Chính chất Đường thi đã làm nên vẻđẹp cổ kính trang trọng cho bài thơ, đồng thời bài thơ cũng có những hình ảnh rất gần gũi thân thiết với con người Việt Nam: “cành củi khô”, “cánh bèo dạt”, “con sông dài”...

Phụ lục số 5: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Môn Ngữ Văn – THPT)

Kính gửi: Thầy, Cô trường ...

Để phục vụ tốt hơn công việc giảng dạy thơ văn, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô qua phiếu tham khảo ý kiến. Mong Thầy, Cô vui lòng trả lời một số câu hỏi chúng tôi gửi kèm sau.

(Một câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời).

CÂU HỎI

Câu 1: Theo Thầy, Cô, nguyên nhân nào dẫn đến việc HS không thích học văn:

Chương trình chưa hấp dẫn HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 146 - 153)