- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh
2. Qua cách nhìn cảnh vật, anh, chị hiểu như thế nào về tâm sự nhà thơ?
2.3.2.1. Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
Như phần mục đích yêu cầu trong giáo án đã trình bày, trọng tâm bài học là giúp HS khám phá được nghệ thuật thể hiện và tâm trạng thi nhân. Đểđạt mục đích này, giáo án thiết kế một hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Hệ thống câu hỏi này gồm 12 câu, trong đó có 4 câu hỏi nvđ.
Xác định được thể thơ là căn cứđầu tiên để từđó khám phá tác phẩm. Câu hỏi này nhằm giúp HS bước đầu nhận diện bố cục bài thơ, trên cơ sở đó cảm thụ tác phẩm theo đúng đặc trưng loại thể.
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng không theo kết cấu thông thường. Anh, chị có nhận ra nét khác biệt đó?
Câu hỏi nvđ. Kết cấu bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chính thống tương
đối quen thuộc với HS phổ thông, nhưng cái khó đối với HS chính là nhận diện
được những thay đổi, sáng tạo của tác giả khi vận dụng thể thơ đó. Câu hỏi này yêu cầu HS trên cơ sở kiến thức có sẵn về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phát hiện ra kết cấu khác lạ của bài thơ để từ đó xác định hướng phân tích tác phẩm, đồng thời cũng bước đầu nhận thấy được tài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
Câu 3. Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơđã bao quát cảnh thu như thế nào?
Sau khi đã xác định hướng tiếp cận tác phẩm, câu hỏi này bắt đầu quá trình phân tích nội dung lớn thứ nhất trong bài: cảnh thu. Xác định điểm nhìn của tác giả
nhằm mục đích tạo ấn tượng đầu tiên ở HS về toàn cảnh bức tranh mùa thu. Như
vậy, câu hỏi 3 là câu hỏi khởi động trước khi phân tích cảnh vật mùa thu trong bài thơ.
Câu 4. Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu nói chung, của mùa thu Bắc bộ nói riêng?
Câu 5. Bức tranh mùa thu được nhà thơ cảm nhận với những hình ảnh, chi tiết nào?
Câu 4, 5 là câu hỏi phân tích, phát hiện. Yêu cầu HS phát hiện những chi tiết, hình ảnh miêu tả mùa thu. Ngoài ra còn yêu cầu HS phải xác định được những hình
ảnh mang đặc trưng của mùa thu Bắc bộ. Qua câu hỏi này HS sẽ cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, thiết tha, tinh tếở nhà thơ Nguyễn Khuyến. Tìm hiểu bức tranh mùa thu cũng để nhận ra rằng trong Tam thu, Thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam”.
Câu 6. Cảnh vật ởđây hiện ra với những chuyển động cùng màu sắc, âm thanh của nó nhưng vẫn gợi buồn. Anh, chị có thể lí giải vì sao như vậy?
Câu hỏi nvđ. Câu hỏi có tính chất “bắc cầu” từ cảnh vật qua tìm hiểu tâm trạng nhà thơ. Câu hỏi đặt HS trước một tình huống: mâu thuẫn giữa cái được miêu tả với cái mà điều miêu tả gợi ra. Thông thường, đối với HS, một bức tranh cảnh vật có đủ
màu sắc, âm thanh, chuyển động sẽ gợi ấn tượng sinh động, gắn với một tâm trạng không buồn. Nhưng ở đây, với từng ấy chi tiết lại gợi một không gian tĩnh lặng, không gian buồn. Như vậy, vấn đề đặt ra là HS phải lí giải vì sao như thế, cũng có nghĩa là tìm ra sự tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ.
Câu 7. Không gian thu này góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Câu hỏi chuyển sang nội dung lớn thứ hai: tình thu. Với việc phân tích cảnh thu ở trên, HS đã phần nào cảm nhận được tâm trạng nhà thơ. Nhưng với câu hỏi này, HS sẽ có sự khái quát một cách đầy đủ hơn bức tranh tâm trạng nhà thơ, gọi tên tâm trạng đó.
Câu 8. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến là nhà thơ yêu nước. Vậy nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị Pháp xâm lược, ông quan to nhà Nguyễn này đã cáo quan về ở ẩn và tìm thú vui với cảnh “tựa gối ôm cần” nhưđã nói. Điều này có gì mâu thuẫn? Anh, chị thử lí giải?
Gợi ý:
- Nguyên nhân Nguyễn Khuyến từ quan?
- Hành động từ quan có giúp Nguyễn Khuyến “nhàn” như ông từng nói trong một số bài thơ?
Câu hỏi nvđ, đặt ra một nghịch lí: trong phần học về tác giả, HS đã được thấy (qua thơ văn) Nguyễn Khuyến là nhà thơ yêu nước, nhưng ở đây lại xuất hiện hình
ảnh một ông câu với thú câu cá nhàn hạ “tựa gối ôm cần” giữa khung cảnh mùa thu
ở làng quê yên ả trong khi đất nước đang rơi vào cảnh nô lệ. Một vị quan to như
ông, lúc này, hơn lúc nào hết, rất cần đứng ra giúp dân, giúp nước nhưng ông lại cáo bệnh từ quan, như vậy có phải là yêu nước. Muốn giải đáp thoảđáng ý này, HS phải dựa trên những kiến thức có sẵn về hoàn cảnh lịch sử (triều đình nhà Nguyễn) cùng
cảm nhận, miêu tả của tác giả về bức tranh mùa thu trong bài thơ để hiểu tình cảnh, tâm sự của nhà thơ. Từ đó chỉ ra tâm sự rất đáng cảm thông, rất đáng trân trọng ở
nhà thơ Nguyễn Khuyến. (HS có thể liên hệ với ý “thẹn với ông Đào” trong bài
Thu Vịnh).
Câu 9. Bài thơ vừa thành công trong bút pháp nghệ thuật cổđiển, vừa là sáng tạo rất độc đáo của Nguyễn Khuyến. Anh, chị có thấy như vậy không? Hãy phân tích.
Câu hỏi nvđ: đưa ra nhận xét khái quát: thành công về mặt nghệ thuật – bút pháp vừa mang nét cổ điển vừa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Câu hỏi này buộc HS phải tìm ra những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ
và phải phân biệt được đâu là yếu tố mang nét cổ điển, đâu là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Như vậy, trên cơ sở những kiến thức đã biết về thi pháp trung đại, HS tự so sánh để phát hiện ra sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến.
Câu 10. Nhạc điệu, vần điệu của bài thơ có để lại cho anh, chị cảm giác gì đặc biệt?
Câu hỏi lưu ý HS vần điệu đặc biệt trong bài thơ: gieo vần “eo” và giá trị tạo hình, biểu cảm của âm thanh này (cũng như âm “e”, các từ láy trong hai bài còn lại).
Câu 11. Điểm lại nội dung chính của bài thơ, nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
Câu hỏi tổng kết, rèn luyện kĩ năng khái quát vấn đề: rút ra nội dung tư tưởng, tổng hợp lại những thành công về bút pháp nghệ thuật của tác giả.
Câu 12 : Đọc diễn cảm bài thơ, phát biểu cảm nhận chung về giọng điệu của Thu điếu?
Câu hỏi cuối giờ học, sau khi đã tìm hiểu tác phẩm, nhằm đánh giá mức độ
thông hiểu, cảm thụ của HS đối với tác phẩm; đồng thời nhấn mạnh, khắc sâu hơn kiến thức vừa học.