Cảnh thiên nhiên hiu quạnh (khổ 2, 3)

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 138 - 142)

- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh

3. Cảnh thiên nhiên hiu quạnh (khổ 2, 3)

Gọi HS đọc 2 khổ thơ, trả lời câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh vật trong 2 khổ thơ? Cảnh vật gợi tâm trạng như thế nào?

GV tóm ý lại:

- Hai câu đầu: bức tranh tràng giang có thêm nhiều chi tiết: cồn đất, gió thổi, chợ búa, làng xóm... nhưng không khí vốn đã hiu quạnh lại càng quạnh hiu hơn, bởi những từ ngữ: “nhỏ”, “đìu hiu”, “xa”, “vãn”, “chiều”... không hề có âm thanh của sự sống.

- Hai câu sau: không gian tràng giang như nới rộng ra bát ngát vô tận. + “Sâu chót vót”: trạng thái của vũ trụ thăm thẳm, không cùng.

+ Nghệ thuật đối lời, đối ý: “nắng xuống trời lên” >< “sông dài trời rộng”  tăng thêm hiệu quả diễn đạt ở nhiều khía cạnh.

b. Khổ 3: Nhà thơ miêu tả thêm những hình ảnh của thiên nhiên: cũng có “bèo” nhưng lại “dạt vềđâu” thành từng “hàng”, “không” có “đò” chỉ có nỗi “mênh “bèo” nhưng lại “dạt vềđâu” thành từng “hàng”, “không” có “đò” chỉ có nỗi “mênh mông”, “không” có “cầu” để nối kết “niềm thân mật”, “chỉ” duy nhất một “bờ

xanh” “lặng lẽ”.

4. Nỗi nhớ quê trước cảnh chiều tà (khổ 4)

Gọi HS đọc khổ thơ và nêu câu hỏi: Cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, vừa trang trọng cổ kính vừa gần gũi quen thuộc, em có nhận thấy như vậy không? Hãy phân tích?

GV bổ sung thêm:

- Cảnh vật chiều thu đẹp một cách kì vĩ: những đám mây trắng đùn lên ở phía chân trời, phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh như những “núi bạc”; cánh chim nhỏ bay nghiêng xa dần báo hiệu bóng chiều đang xuống  Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, thật đẹp, một vẻđẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, vừa cổ kính vừa hiện đại.

- Hai câu thơ cuối: nỗi nhớ nhà cứ thôi thúc trong lòng, dù chẳng có gì gợi nhắc.

GV diễn giảng thêm: Trong thơ xưa, tranh xưa, chim bay về rừng, về cuối trời đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ báo hoàng hôn (“Chim hôm thoi thóp về rừng”, “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”...); Hai câu thơ cuối lại được gợi ý từ câu thơ của Thôi Hiệu, nhưng cái buồn của Thôi Hiệu bắt nguồn từ ngoại cảnh, còn nỗi sầu nhớ của Huy Cận lại toả ra từ cõi lòng của nhà thơ. Hai chữ “nhớ nhà” nghe thật tha thiết, đó cũng là nỗi khát khao tìm chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn trống vắng của nhà thơ.

Cảnh này cũng là những cảnh quen thuộc có thể thấy ở bất cứđâu ở làng quê Việt Nam.

III. Tổng kết

GV diễn giảng:

- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách, giọng điệu thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, buồn thương cho kiếp người bơ vơ lạc lõng.

- Thể hiện lòng yêu quê hương sâu đậm.

Dặn dò: Học thuộc bài + thuộc lòng bài thơ, soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (soạn câu 1, 3 sách giáo khoa trang 146).

Phụ lục số 2: MẪU BIÊN BẢN DỰ GIỜ

Trường THPT , Lớp: , Số HS: Người dạy:

Bài dạy: , Môn:

Ngày dạy: , Tiết thứ (Phân phối chương trình): Lược thuật giờ dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Có: Không: 2. Bài mới

Thời gian Tóm tắt nội dung tiết dạy Nhận xét

Phụ lục số 3. BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM BÀI THƯƠNG V(TRẦN TẾ XƯƠNG).

Trường: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lớp:11A4, SS: 41/41 Người dạy : Cô giáo L ê Hoàng Uyên Kim

Bài dạy : Thương vợ - Trần Tế Xương, Môn : Giảng văn Ngày dạy : 19 – 10 - 2006, Tiết thứ (PPCT) : 28 - 29 Lược thuật giờ dạy : Bắt đầu từ7h – kết thúc lúc 8h30’

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)