Tác phẩm Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 48 - 49)

Đây là một sáng tác tiêu biểu nằm trong chùm ba bài thơ thu đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ viết về đề tài rất quen thuộc – mùa thu, nhưng vẫn có nét độc đáo mang phong cách riêng của tác giả. Giá trị của bài thơ chính là ở chỗđã vẽ nên được một bức tranh thu rất đặc trưng cho mùa thu ởđồng bằng Bắc bộ bằng việc sử dụng hệ thống thi pháp trung đại với một sự sáng tạo độc đáo. Bút pháp “tả

cảnh ngụ tình” của thơ trung đại cũng cho người đọc thấy được một tâm trạng rất

đáng cảm thông, rất đáng trân trọng của một bậc đại nho trong hoàn cảnh nước mất nhà tan cuối thế kỉ XIX.

Theo phân phối chương trình, HS không được học hết cả ba bài trong Tam thu, do đó, hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm, GV phải đặt Thu điếu trong hệ thống ba bài thơ. Trên tinh thần này, có thể nêu các vấn đề GV sẽđặt ra cho HS giải quyết từ tác phẩm.

Thứ nhất, về nghệ thuật, Nguyễn Khuyến đã có những sáng tạo độc đáo trên cái nền của thi pháp trung đại, đây là một thành công của bài thơ.

Thứ hai, tâm trạng của nhà thơ thể hiện qua bức tranh mùa thu.

Hai vấn đề này sẽ được đặt ra cho HS giải quyết qua bốn câu hỏi nvđ và hệ

thống các câu hỏi gợi ý, chia nhỏ vấn đề ra.

Để làm rõ vấn đề thứ nhất, GV hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các nội dung sau:

- Cảnh mùa thu được miêu tả bằng thi pháp trung đại:

+ Đề tài quen thuộc: mùa thu, với lá vàng, nước thu, trời thu.

+ Mượn thú câu cá giống người xưa, “lánh đục tìm trong” (Hai bài còn lại trong Tam thu là làm thơ và uống rượu mùa thu).

+ Vận dụng nghệ thuật thơ cổ: thi trung hữu hoạ, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật “điểm nhãn”...

- Đồng thời cũng có nét sáng tạo trong vận dụng thi pháp trung đại:

+ Đề tài thu không xa lạ trong thi ca nhưng Thu điếu có nét sáng tạo riêng không theo “công thức”: không dùng những hình ảnh ước lệ như “lá ngô đồng rụng”, “sen tàn cúc nở”, “rừng phong lá đỏ”... để tả thu. Nhà thơ của đồng quê Việt Nam đã có những phát hiện tinh tế, nhạy bén khi tả cảnh sắc thu gần gũi, giản dị: mặt ao thu, thuyền nan nhỏ bé, khóm trúc... là những nét nổi bật của sinh thái tại quê hương tác giả.

+ Tài tình trong gieo vần (vần “eo” hiểm hóc diễn tả một không gian thu nhỏ dần, khép kín với một tâm trạng đầy uẩn khúc....), ngôn ngữ giản dị, trong sáng (từ ngữđậm đà chất dân tộc).

Những thành công nghệ thuật trên đã khắc hoạđược một bức tranh thu rất đặc trưng cho mùa thu vùng chiêm trũng Bắc bộ.

Với vấn đề thứ hai có thể hướng dẫn HS tìm hiểu các ý:

- Tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc: yêu nước nhưng bất lực, không cam tâm làm tay sai nên đã cáo bệnh từ quan, “tựa gối ôm cần” với một tâm sự đầy đau buồn...

- Tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha: sống giản dị, hoà mình với thiên nhiên, tinh tế trong cảm nhận từng màu sắc, chuyển động, âm thanh của cảnh vật...

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 48 - 49)