Do phương thức phản ánh và biểu hiện chủ đạo của hình tượng tác phẩm, người ta phân tác phẩm văn học thành ba loại cơ bản: tự sự, trữ tình và kịch. Sự
phân chia này nhìn chung chỉ là trên lí luận và có tính chất tương đối. Thực tiễn sáng tác cho thấy, các loại tự sự, trữ tình và kịch thường thâm nhập vào nhau, kết hợp với nhau, ranh giới giữa ba loại không phải tuyệt đối rạch ròi, dứt khoát. Vì thế, trong thực tiễn, không nên xác định và khẳng định một cách tuyệt đối một tác phẩm nào đó chỉ là tự sự, chỉ là trữ tình, hoặc chỉ là kịch. Chẳng hạn không thể khẳng
định Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc loại nào trong ba loại trên. Yếu tố tự sự, trữ tình, kịch thể hiện rất rõ trong tác phẩm. Nhà thơ vừa kể chuyện bằng cách dẫn dắt tài tình những tình huống, lời đối thoại; vừa bộc lộ ý nghĩ tình cảm của mình, của nhân vật chính qua giọng điệu khi thì xót xa, khi lại mỉa mai, cay đắng; đồng thời tác phẩm cũng có rất nhiều những tình huống, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng kịch (tình huống Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư gặp nhau trong bữa tiệc tại nhà Hoạn Thư do chính tiểu thư họ Hoạn này bày ra). Hay những thiên truyện của Thạch Lam, chất trữ tình thấm đẫm trong từng câu văn (bức tranh chiều quê phố
huyện đầy chất thơ có đường nét, màu sắc, âm thanh hài hòa...) Tuy nhiên, cũng cần chú ý việc nhấn mạnh tính tương đối của các loại thể không được dẫn đến sựđánh
đồng, xoá nhoà mọi sự khác nhau về loại thể. Dù linh hoạt tới đâu, một tác phẩm văn chương vẫn có thể và cần thiết được xác định thuộc vào một loại nào đó là chủ
yếu, là bao trùm. Truyện Kiều vẫn được gọi là truyện thơ trong đó yếu tố trữ tình là nổi bật. Sáng tác của Thạch Lam vẫn gọi là truyện ngắn... Việc xác định loại thể tác phẩm là cần thiết và quan trọng bởi mỗi loại thể có đặc trưng riêng, đặc trưng này
quy định phương thức cảm thụ tác phẩm. Trong giảng dạy văn học ở trường phổ
thông, điều này lại càng cần thiết hơn. Xác định đúng loại thể tác phẩm, hiểu rõ đặc
điểm của chúng sẽ mở ra được hướng tiếp cận, giúp ích cho quá trình cảm thụ tác phẩm. Vì thế từ lâu các nhà pp đã đề cập nhiều đến quan niệm dạy học tác phẩm văn học theo loại thể.
Riêng về loại trữ tình, loại “bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ, xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người” 23, tr.12, thơ là thể tiêu biểu nhất.
“Thơ có nhiều loại với những đặc điểm ít nhiều khác nhau, nhưng tiêu biểu là thơ trữ tình” 66, tr.1685. Đi sâu tìm hiểu thơ tất nắm được đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
Trước tiên cần tìm hiểu quan niệm về thơ.
Từ điển văn học nêu một nhận định có thể xem là một cách khái niệm về thơ: Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu 66, tr.1685.
Trần Thanh Đạm có dẫn lời Sóng Hồng để khái niệm về thơ:
Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp…. Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ
trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường [23, tr.51].
Nhà phê bình văn học Nga V.G.Biêlinxki cho rằng: “Thơ là loại nghệ thuật cao nhất. Thơ ca bao gồm cả mọi yếu tố của các ngành nghệ thuật khác” 23.
Nhà thơ Pierre thì xác định: “Thơ ca là sự sáng tạo của sáng tạo” 23. Theo Wordsworth:
Thơ là sự tuôn tràn bột phát những tình cảm mãnh liệt: nó bắt nguồn từ
trong cảm xúc được nhớ lại trong sự bình tâm; cảm xúc được chiêm nghiệm cho tới lúc, do một thứ phản ứng đặc biệt, sự bình tâm dần dần bị
biến mất, và một cảm xúc khác thân thuộc với cái trước đó là đối tượng của sự chiêm nghiệm lần lần nảy sinh và nó thực sự tồn tại trong tâm tưởng 29, tr.39.
Bakhtin thì quan niệm:
Thơ là tiếng nói “độc bạch”, chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi oán than, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng. Tiểu thuyết là đối thoại, nhiều tiếng nói, nhiều bè, hòa hợp nhau, cãi nhau, đối chọi nhau 35, tr.14.
Ngoài ra còn rất nhiều những định nghĩa khác về thơ. Việc xác định một quan niệm, một định nghĩa chung về thơ là một vấn đề cần thiết nhưng cũng không phải là đơn giản. Người ta bàn nhiều về thơ nhưng thực ra ý kiến vẫn có nhiều điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau và thật sự vẫn chưa có được một định nghĩa nào hoàn chỉnh về thơ. Vì thế cho đến hôm nay, câu hỏi “Thơ là gì?” vẫn đang còn là một mối trăn trở, suy nghĩ của các nhà nghiên cứu lí luận và phê bình văn học.
Dù sao, những quan niệm trên có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng có thể
thấy ở chúng có điểm gặp gỡ chung là đều nhấn mạnh tới đặc trưng thơ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ độc đáo, đặc biệt, là một sự sáng tạo; nét nổi bật của đặc
điểm thơ là chứa đựng cảm xúc, tình cảm của con người, thứ cảm xúc tình cảm mãnh liệt nhất mà con người không kìm nén nổi và cảm xúc này được diễn đạt bằng một thứ ngôn từđược chọn lựa, theo một hình thức tổ chức đặc biệt.
Trong thơ, thơ trữ tình là dạng có số lượng lớn nhất. Cho nên đặc trưng này của thơ cũng chính là đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình. Chính những đặc điểm về
loại thể sẽ quy định cách giảng dạy loại thểđó. Vì vậy, vận dụng pp dhnvđ cần chú ý đến để giờ dạy đạt được kết quả cao.
Thứ nhất, dù có đặc trưng riêng nhưng thơ vẫn mang đặc điểm chung của văn học vì nó cũng là văn học, do vậy, cần lưu ý đến tính hình tượng, vốn là một dạng khái quát hoá của tư duy nghệ thuật, được hình thành từ ngôn ngữ. Một bài thơ
cũng là một tác phẩm văn học, cảm thụ một bài thơ, nhất là quá trình phân tích một tác phẩm thơ trong một giờ học văn, do đó, cũng phải trải qua các bước của một quá trình cảm thụ một tác phẩm văn học, tuân theo những quy luật của cảm thụ văn học, trong đó quy luật quan trọng nhất là sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, giữa nghệ thuật và tư tưởng.
Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về loại thể, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó, từ đó mà tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác phẩm...” 23, tr.74.
Như vậy dhnvđ cũng sẽ bắt đầu từ việc tìm hiểu những nét độc đáo, đặc sắc nghệ thuật (biện pháp tu từ, cách phối thanh, hiệp vần, vận dụng các thể thơ…), những yếu tố làm nên phong cách tác giả (những sáng tạo riêng của tác giả trong cách dùng từ, đặt câu...) để cảm thụ tư tưởng, tình cảm – mặt nội dung mà nhà thơ
gửi gắm trong bài thơ.
Thứ hai, chú ý đến đặc trưng riêng nổi bật của thơ: ngôn ngữ thơ có cấu tạo
đặc biệt: hàm súc, giàu nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ khai thác, tận dụng cả ruột (ý nghĩa) lẫn vỏ (âm thanh) của ngôn ngữ vào mục đích nghệ thuật. Vì thế, có thể nhận thấy rất rõ ngôn ngữ thơ cô đúc, với số từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Đồng thời, thứ ngôn ngữ này cũng có tính nhạc. Nhạc điệu này được sinh ra từ âm điệu của ngôn ngữ. Với sự chọn lọc chính xác, tinh tế, sự kết hợp một cách sáng tạo ngôn từ, các nhà thơ sẽ tạo nên những câu thơ lời ít mà ý nhiều, những câu thơ du dương trầm bổng.
Những đặc trưng trên của thơ sẽđược phân tích làm rõ khi đi vào phần cụ thể
Cũng cần nói thêm, trong chương trình phổ thông hiện nay, số lượng các tác phẩm thơ trữ tình HS được học là rất lớn. Đặc trưng của chúng hầu như GV nào cũng nắm, nhưng dạy học các thể loại trữ tình này theo đúng đặc trưng đó thì hầu như không mấy GV quan tâm. Thế cho nên, gần như những giờ dạy học thể loại này
đều rơi vào tình trạng chung, đây cũng là nguyên nhân khiến việc dạy học văn không đạt được kết quả cao, là xa rời bản chất đặc trưng của thể loại. Biểu hiện của tình trạng này khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình thường gặp là:
- GV thường đi theo một “công thức”, thao tác quen thuộc: tìm chủ đề, phân
đoạn, tìm ý nhỏ trong đoạn, tổng kết…
- Chỉ tập trung phân tích mặt nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm mà bỏ
qua cảm xúc nghệ thuật.
- Không chú ý tới tình huống cảm thụ nghệ thuật.
- GV thuyết trình nhiều, ít hoặc chưa chú ý đến đọc diễn cảm. Câu hỏi tái hiện, phát hiện nhiều hơn câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.
Dựa trên đặc trưng thể loại thơ trữ tình, có thể nêu một số yêu cầu cần lưu ý khi giảng dạy các tác phẩm trữ tình nói chung:
- Phải xác định được cảm hứng chủđạo của tác phẩm, tâm trạng điển hình của hình tượng cảm xúc trong thơ.
- Nắm bắt diễn biến, cao trào của mạch cảm xúc trong tác phẩm.
- Nhận ra những nét phong cách tác giả được biểu hiện trong tác phẩm (tư
tưởng, ngôn ngữ, cách thể hiện…)
- Phân biệt, xác định được các loại nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật trong tác phẩm trữ tình… [14]
Từ những yêu cầu này, cùng với đặc trưng thể loại thơ trữ tình, khi vận dụng nvđ vào dạy học thơ trữ tình, cần tập trung khai thác các yếu tố về nhân vật, giọng
điệu, tính hàm súc của ngôn ngữđểđặt ra những “vấn đề” cho HS giải quyết.