Tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 51 - 52)

Trong chương trình, ngoài bài về tác gia Xuân Diệu, HS sẽ được học ba bài thơ của thi sĩ sáng tác giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám. Ba bài thơ là ba tâm trạng khác hẳn nhau, đó là một Xuân Diệu rất trong trẻo tinh khiết trong bài thơ tình rất trong sáng Thơ duyên, một Xuân Diệu với tâm trạng áo não thê lương khi mùa thu đến trong Đây mùa thu tới, và một Xuân Diệu với lòng yêu cuộc sống cuồng nhiệt đam mê trong Vội vàng. Ba tâm trạng rất khác nhau nhưng rất thống nhất trong việc góp phần vẽ nên một bức chân dung về một thi sĩ rất “mới”, rất “tây”, rất tha thiết yêu đời, gắn bó với cuộc đời nhưng cũng rất chán nản hoài nghi cô đơn trước cuộc đời. Có lẽ con người nhà thơ Xuân Diệu với tất cả những cung bậc tình cảm đó thể hiện rõ nhất trong Vội vàng. Xác định điều này để làm căn cứđặt ra vấn

đề giúp HS hướng tiếp cận tác phẩm.

Một số gợi ý sau có thể là vấn đề GV nêu cho HS giải quyết:

- Diễn biến tâm trạng nhà thơ: yêu cuộc sống say mê tha thiết – băn khoăn trước cuộc đời, chán nản, hoài nghi, cô đơn – tình yêu cuộc sống bùng lên cuồng nhiệt hối hả.

Để nắm bắt được mạch tâm trạng đó, HS phải phân tích hai bức tranh thiên nhiên đối lập trong bài thơ (tươi đẹp đầy sức sống, lãng mạn tình tứ đáng yêu và

đau buồn, nhuốm màu chia li tan tác), ý muốn táo bạo (“muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió” - muốn chống lại quy luật của đất trời để giữ mãi mãi những hương sắc của cuộc đời), thái độ hối hả vội vàng đến với cuộc sống của nhà thơ (“muốn ôm”, “muốn riết”, “muốn say”, “muốn thâu”, “muốn cắn” cả mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ; sống hối hả và giục giã mọi người hãy yêu, hãy sống cao độ từng giây, từng phút

tuổi trẻ, hưởng thụ nồng nhiệt những lạc thú tinh thần...) Những ý này được diễn đạt rất hình ảnh qua cách dùng từ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu trong từng khổ

thơ. Vấn đề đặt ra ở đây là HS phải lí giải được nguyên nhân phát sinh tâm trạng hoảng hốt, đau buồn - sự biến chuyển tâm trạng đột ngột ở thi nhân. Đồng thời nêu nhận định về sắc thái cá thể, ý nghĩa xã hội của tâm trạng. Cũng có thể so sánh nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu với nỗi buồn trong thơ của những người cùng thời (tích cực, tiêu cực) để thấy được giá trị, đóng góp của hồn thơ, tiếng thơ Xuân Diệu, thấy

được vị trí tiêu biểu của Xuân Diệu trong làng Thơ mới trước Cách mạng.

- Những cảm nhận, đánh giá của HS về quan niệm sống có thể nói là mới mẽ của nhà thơ (yêu cuộc sống trần thế xung quanh, tận hưởng tất cả những gì mà cuộc sống ấy ban tặng, yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ...) từ đó suy nghĩ về cuộc sống, cách sống thực tại của chính bản thân mình, bạn bè xung quanh mình.

- Vấn đề về mặt nghệ thuật: không chỉ phân tích, chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm (ẩn dụ, so sánh, cách dùng từ ngữ, sử dụng câu...) HS còn phải tìm hiểu, nhận xét xem đâu là những sáng tạo độc đáo làm nên phong cách thơ rất mới, rất “tây” ở Xuân Diệu. Điều quan trọng là nhận ra

được những sáng tạo mang dấu ấn tác giả và giá trị tạo hình, biểu cảm của những sáng tạo đó.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học một số bài thơ trữ tình ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)