- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh
2. Qua cách nhìn cảnh vật, anh, chị hiểu như thế nào về tâm sự nhà thơ?
3.3.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
Vận dụng pp dhnvđ, cụ thể là GV coi HS là chủ thể hoạt động, có chia nhóm thảo luận đã giúp HS có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận, tranh luận và lắng nghe ý kiến. Cách học này giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác...
Qua các tiết dạy, dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập dù một số tiết ở một vài lớp HS còn hơi thụđộng do đã quen với cách học cũ. HS tỏ ra hứng thú và hoạt động tích cực, không khí lớp học sôi
động. Cảở đối tượng là HS trường bán công cũng phát biểu xây dựng bài cũng như
tranh luận rất sôi nổi dù có nhiều câu trả lời sai hoặc trước mỗi vấn đề GV phải có nhiều câu hỏi để gợi ý.
Dù thế nào qua những tiết đã dự giờ chúng tôi vẫn nhận thấy rằng HS hoàn toàn có khả năng tự lực tìm hiểu nội dung, tìm kiếm tri thức với sự dẫn dắt của GV,
đặc biệt hầu như HS nào cũng đều có khả năng trình bày quan điểm của mình trước lớp. Qua đó có thể thấy cách dạy học này đã giúp HS từng bước rèn luyện khả năng tự học, biết tự khẳng định mình - kết quả rõ nét nhất có thể nhận thấy ở kiểu dhnvđ.
3.3.2.Xử lí kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả quá trình TN, chúng tôi sử dụng các công thức tính toán của bộ môn Xác suất thống kê, cụ thể là các công thức tính Trung bình cộng (X), Phương sai (S2), Độ lệch chuẩn (S), Hệ số biến thiên (V), dùng phép thử t - Student. So sánh các tham số của hai loại lớp (TN và ĐC) ta sẽ thấy được tính hiệu quả và sự ổn định của mỗi pp sư phạm. Ở đây chỉ xin nêu các kết quả tổng hợp, toàn bộ các các công thức xin xem các mẫu ở phần phụ lục số 7.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, chấm điểm các bài làm của HS và lập bảng phân phối TN, áp dụng các công thức toán học thống kê để tính ra các kết quả như
Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng tiếp nhận tác phẩm của HS sau khi học tác phẩm. Số HS đạt điểm (Xi) Tên bài học Loại lớp Tổng số (n) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 245 1 3 6 23 63 105 26 15 3 Thu điếu Nguyễn Khuyến ĐC 238 1 7 12 97 65 38 11 5 2 TN 250 2 10 33 49 91 46 17 2 Thương vợ Trần Tế Xương ĐC 235 1 10 23 76 72 27 23 2 1 TN 247 7 33 40 89 51 23 4 Vội vàng Xuân Diệu ĐC 236 3 4 18 73 56 50 26 6 TN 244 5 46 49 61 62 18 3 Tràng giang Huy Cận ĐC 233 2 6 23 68 33 57 32 12
Sử dụng công thức (1) (phụ lục số 7), chúng tôi tính kết quả trung bình cộng
Bảng 3.2. So sánh điểm trung bình của các nhóm TN
Nhóm 1 2 3 4
X TN 5,68 5,73 5,93 5,79
XĐC 4,74 4,69 4,94 5,07
Nhận xét:
Bảng kết quả trung bình cộng của hai nhóm TN và ĐC ở trên cho chúng ta thấy: Tất cả các nhóm TN đều có điểm trung bình cộng cao hơn các lớp ở nhóm ĐC. Cụ thể: Nhóm 1: điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0,94 Nhóm 2: điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 1,04 Nhóm 3: điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0,99 Nhóm 4: điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0,72
Độ lệch chuẩn của nhóm TN và ĐC tính được từ công thức (2), (3), (phụ lục số 7)
Bảng 3.3. Bảng so sánh độ lệch chuẩn của các nhóm TN và ĐC.
Nhóm 1 2 3 4
S TN 1,23 1,29 1,29 1,33
SĐC 1,24 1,31 1,36 1,52
Nhận xét:
So sánh độ lệch chuẩn của hai nhóm TN và ĐC trong bảng trên ta thấy: tất cả
các lớp TN đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn các lớp ĐC. Cụ thể: Nhóm 1: 1,23 < 1,24; Nhóm 2: 1,29 < 1,31;
Áp dụng công thức (4) , (phụ lục số 7) chúng tôi có bảng sau:
Bảng 3.4. Độ phân tán của kết quả các lớp tham gia TN
Nhóm 1 2 3 4 TN 21,6 % 22,5 % 21,7 % 22,9 % ĐC 26 % 27,9 % 27,5 % 29,9 % Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy kết quả của tất cả các lớp ĐC ở 4 nhóm đều có độ phân tán lớn hơn các lớp TN. Cụ thể: Nhóm 1: Lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn lớp TN 4,4 % Nhóm 2: Lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn lớp TN 5,4 % Nhóm 3: Lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn lớp TN 5,8 % Nhóm 4: Lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn lớp TN 7,0 % Điều này chứng tỏ kết quảở các lớp TN ổn định hơn các lớp ĐC.
Từ các bảng 3.2, 3.3, 3.4 có thể lập bảng tổng hợp chung cho các loại tham số ở
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả TN
Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Độ phân tán
Nhóm TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 5,68 4,74 1,23 1,24 21,6 % 26 % 2 5,73 4,69 1,29 1,31 22,5 % 27,9 % 3 5,93 4,94 1,29 1,36 21,7 % 27,5 % 4 5,79 5,07 1,33 1,52 22,9 % 29,9 % Bảng tổng hợp kết quả trên cho chúng ta thấy rõ ràng rằng nhóm TN có kết quả học tập tốt hơn nhóm ĐC. Nhưng liệu kết quả này có được có phải là do sự tác
động của các pp dạy học hay do yếu tố ngẫu nhiên may rủi. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi sẽ dùng pp kiểm định giả thiết thống kê nhằm kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình X1 và X2 của HS ở hai nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa hay không. Sử dụng công thức (5) (phụ lục 7), tính hệ số t và dùng phép thử t-student, chúng tôi lập bảng sau: Bảng 3.6. Hệ số t của các nhóm TN và ĐC Nhóm 1 2 3 4 Giá trịt 8,36 8,8 8,2 5,5 Nếu dùng bảng t-Student (phụ lục số 8), chọn xác suất = 0,05, tra bảng t-Student tìm giá trị tf ứng với cột và dòng f (độ lệch tự do). Theo công thức:
f = n1 + n2 - 2 (n là số HS tham gia TN) thì f ở bốn nhóm TN đều lớn hơn 120 có nghĩa là các giá trị t tính được phải so sánh với 1,96 trong bảng t-Student đã nêu. Theo đó, “Nếu t t f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Nếu t t f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là chưa đủ ý nghĩa”.
Nhìn vào bảng 3.6 chúng ta thấy trong bốn nhóm tham gia TN đều có t > t f, cụ thể 8,36 > 1,96; 8,8 > 1,96; 8,2 > 1,96; 5,5 > 1,96. Như thế có thể kết luận: sự
khác nhau giữa các kết quả TN của bốn nhóm là đều có ý nghĩa. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc áp dụng pp nvđ vào giảng dạy các tác phẩm trên là có kết quả. Từ tất cả các số liệu ở bảng trên, chúng tôi lập thành bảng tổng hợp chung về
các số liệu TN như sau:
Bảng 3.7. Tổng hợp chung so sánh các số liệu TN
Số HS Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Độ phân tán Nhóm ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Hệ số t 1 245 238 5,68 4,74 1,23 1,24 21,6 % 26,2 % 8,36 2 250 235 5,73 4,69 1,29 1,31 22,5 % 27,9 % 8,8 3 247 236 5,93 4,94 1,29 1,36 21,7 % 27,5 % 8,2 4 244 233 5,79 5,07 1,33 1,52 22,9 % 29,9 % 5,5 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm
Nhìn vào bảng 3.7 trên, với 4 loại chỉ số điểm trung bình, độ lệch chuẩn, độ phân tán và hệ số t, có thể rút ra một số nhận xét và kết luận sau: - Điểm trung bình cộng ở tất cả bốn nhóm TN đều lớn hơn lớp ĐC. - Tất cả các lớp TN đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn các lớp ĐC (nhỏ nhất là 0,01 (nhóm 1), lớn nhất là 0,19 (nhóm 4)). - Độ phân tán ở các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC (nhỏ nhất là 4,6 % (nhóm 1), lớn nhất là 7,0 % (nhóm 4)). - Giá trị t ở các nhóm đều lớn hơn tf.
Như thế có thể kết luận:
Kết quả thu nhận được đã như mong đợi: so sánh giữa lớp TN và ĐC, trong 4 nhóm các lớp TN đều có điểm trung bình lớn hơn, độ lệch chuẩn và độ phân tán lại nhỏ hơn, điều này chứng tỏ các lớp TN đạt kết quả tốt hơn. Hệ số t của các nhóm cho thấy sự khác nhau của các kết quả giữa lớp TN và ĐC là có ý nghĩa, cũng có nghĩa là hiệu quả tác động của các biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất là chắc chắn, chứ không phải ngẫu nhiên, may rủi.
Kết quả bài TN đã chứng tỏ rằng: ứng dụng pp nvđ vào giảng dạy thì các lớp TN trong 4 nhóm đều có kết quả tốt hơn và ổn định hơn các lớp ĐC. Dù sự
chênh lệch kết quả này là không cao nhưng cũng phần nào phản ánh hiệu quả tác
động của kiểu dạy học nvđđến chất lượng một giờ học tác phẩm thơ trữ tình.
Một sự khác biệt rõ nét giữa hai lớp TN và ĐC mà những con số thống kê
ở đây chưa trực tiếp phản ánh, chỉ có thể thấy được khi đi dự giờ, đó là không khí lớp học. Bao trùm giờ học các lớp TN là bầu không khí cởi mở, tự do tranh luận, phát biểu, không còn sự xa lạ, cách biệt giữa thầy và trò. Hình như không khí trang nghiêm, căng thẳng, sự yên tĩnh của một lớp học truyền thống không còn tồn tại nữa. HS gần như có sự thư giãn ngay trong giờ học bằng những tràng cười vui thích sau mỗi ý kiến phát biểu được khen ngợi hoặc một ý kiến ngộ nghĩnh, lạ lẫm. Đặc biệt, điều đáng ghi nhận ở những tiết TN chính là tinh thần, thái độ học tập của HS. Gần như tất cả HS đều cố gắng phát biểu, cố gắng hết sức để trình bày ý kiến của mình cho mọi người hiểu, đó như là một sự khẳng định bản thân mình của các em. Sự vui thích, phấn khởi, niềm hạnh phúc, tự hào rạng ngời trên nét mặt các em mỗi khi tự mình tìm được ý hay, phát biểu đúng và được GV cũng như các bạn tán thưởng cũng là một hiệu quả ngoài mong đợi của pp dhnvđ. Ngoài ra, qua những tiết học như thế này, thầy trò có cơ hội hiểu nhau hơn, đặc biệt người thầy có thể
nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của HS để có thể có cách giáo dục phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em. Ví dụ, ở tiết học bài Vội vàng của Xuân Diệu, lớp 11A7, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, với câu hỏi: Anh, chị nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu (tích cực, tiêu cực)? Từ quan niệm sống này, anh,
chị có suy nghĩ gì về cuộc sống thực tại của mình? HS đã phát biểu nhiều ý kiến khác nhau. Có em đồng ý với quan niệm sống của Xuân Diệu, có em lại phản đối. Lí do các em đưa ra cũng khá thuyết phục. Đặc biệt, có nhiều em nêu ý kiến phê phán lối sống hưởng thụ, thực dụng, “sống thử” rất phổ biến trong thanh thiếu niên hiện nay. Các em cũng mạnh dạn nói về cuộc sống thực tại của mình và cả những
ước mơ cuộc sống tương lai... Như vậy, với câu hỏi này, HS có cơ hội vừa trình bày suy nghĩ, vừa như “tâm sự”, chia sẻ với người khác quan niệm sống của mình. Từ đó, GV hiểu HS của mình hơn.
Ngoài những kết quả đã đạt được như vừa nêu, những tiết TN cũng còn một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy nvđ về sau này đạt hiệu quả tốt hơn. Trước tiên, đó là vấn đề thời gian. Hầu như tất cả các tiết dạy TN đều không kịp giờ
quy định (“cháy” giáo án), có bài trễ đến hơn 15 phút, điều mà các lớp ĐC ít gặp phải. Tiếp đến là vấn đề trật tự lớp học. Có bài GV dạy TN lớp rất ồn, ảnh hưởng
đến các lớp lân cận. Một vấn đề khác nữa là thái độ HS trong phát biểu, tranh luận. Có HS hiểu không đúng nghĩa từ “tự do” nên có những phát biểu, hoạt động tuỳ tiện trong tiết học, thái độ thiếu ôn hoà khi tranh luận với nhau. Cuối cùng, một vấn đề
không thể xem nhẹ, đó là về mặt phương pháp, có tiết GV đã gợi ý quá nhiều sau khi nvđ, vô tình làm mất đi phần nào tính chất nvđ của giờ học. Những tồn tại này GV hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự lưu ý và cố gắng. Ví dụ như: bớt lượng câu hỏi không cần thiết, biết cách “ngắt lời” những phát biểu sai, có sự bao quát lớp học để ngăn chặn kịp thời những biểu hiện không tập trung, mất trật tự của HS, có cách gợi ý khéo léo mỗi khi HS không hiểu vấn đề...