Trò chơi trong các môn học

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi để hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển (Trang 53 - 58)

Để hình thành và phát triển KNXH cho trẻ CPTTT trong các môn học, giáo viên có thể thiết kế các trò chơi dựa theo chủ ñề, nội dung của bài học ñể trẻ CPTTT tham gia cùng các học sinh trong lớp chơi với mục ñích củng cố lại kiến thức vừa ñược học ñồng thời hình thành những KNXH cần thiết cho trẻ CPTTT. Trò chơi trong các môn học hay còn gọi là trò chơi học tập. Loại trò chơi này ñược coi là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho học sinh. Là một loại trò chơi có ñịnh hướng, qua trò chơi này trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, nó giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập, bởi vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ chơi, do ñó nâng cao tính tích cực của trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. Nó giúp học sinh:

- Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác xúc giác…

- Chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật, hiên tượng chung quanh - Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, ngôn ngữ

Tùy vào nội dung bài học giáo viên thiết kế các trò chơi trò chơi phù hợp ñể hình thành và phát triển KNXH cho trẻ CPTTT. Nhưng lưu ý phải thiết kế làm sao cho trẻ CPTTT có thể tham gia và thực hiện ñược với sự hướng dẫn trợ giúp của thầy cô, bạn bè. Qua ñó trẻ ñược trải nghiệm, ñược chơi vui, dễ dàng hình thành những kĩ năng cần thiết.

٭ Những yêu cầu khi hướng dẫn trò chơi:

+ Tạo tình huống có vấn ñề, cuốn hút trẻ vào trò chơi

+ Nêu tên trò chơi, phổ biến nội dung, luật chơi và cách chơi + Đưa trẻ vào trò chơi một cách thoải mái, hứng thú, tích cực. + Kết thúc trò chơi: Phải nhận xét, ñộng viên, khuyến khích trẻ.

Dưới ñây là một số trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức cho trẻ CPTTT tham gia trong các môn học ñể hình thành KNXH.

Trò chơi 1: Trò chơi “câu cá” ♦ Mục tiêu chung

- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, nâng cao sự hợp tác với bạn bè cho học sinh.

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTTT: Biết di chuyển nhanh vào ñội của mình, biết ñợi ñến lượt mình và hứng thú chơi khi ñến lượt mình, biết thi ñua hợp tác cùng các bạn trong nhóm.

♦ Chuẩn bị

+ Hình cá ñược cắt dời bằng giấy màu trên mình có gắn dây móc bằng thép (nỉ)

+ Cần câu cá làm bằng thanh tre và gắn dây móc, ñầu móc có nam châm - Giáo viên chọn ñội chơi, mỗi ñội khoảng (5-6) người chơi trong ñó có trẻ CPTTT.

♦ Cách chơi

Các ñội chơi lần lượt xếp thành hàng dọc, khi nào giáo viên hô bắt ñầu thì bạn ñứng ñầu tiên chạy lên cầm cần câu cá, câu ñược con cá thì gỡ ra hạ cần câu rồi ñể cá vào rổ của ñội mình, quay về vỗ vào tay của bạn tiếp theo rồi ñi xuống cuối hàng, cứ lần lượt như vậy ñến khi nào hết thời gian, ñội nào câu ñược nhiều thì thắng cuộc.

♦ Yêu cầu: Khi chơi bạn câu xong phải hạ cần câu ñể cá vào rổ và chạy về vỗ vào tay bạn tiếp theo thì mới ñược công nhận.

Trò chơi 2: “Biết xin lỗi” – Trò chơi này nhằm hình thành kĩ năng thực hiện nội quy.

♦ Mục tiêu chung

Học sinh tham gia ñóng vai và thể hiện các biểu hiện thái ñộ khi mắc lỗi, rút ra ñược bài học qua tiểu phẩm.

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTTT: Trẻ hứng thú tham gia ñóng vai, nhận biết ñược các vai: Nam và Cô giáo, ñóng vai trước lớp, nhắc lại ñược bài học: phải ñi học ñúng giờ vì ñó là thể hiện học sinh ngoan.

- Giáo viên chuẩn bị tình huống có nội dung như sau:

Sáng nay Nam ñến lớp muộn, khi ñến cửa lớp thấy cô giáo ñang giảng bài còn các bạn ñang chăm chú nghe giảng. Nam ngập ngừng không dám xin phép vào lớp, trong lúc ñó cô ñã thấy Nam, cô giáo ngừng giảng bài bước ra cửa cô gọi nhẹ: Nam!

Nam quay lại khoanh tay cúi mặt và nói: Em xin lỗi cô, em ñi học muộn

Cô nói: Em biết nhận lỗi là rất tốt nhưng lần sau nhớ phải ñi học ñúng giờ nghe chưa.

Nam: Em hứa lần sau sẽ ñi học ñúng giờ cô ạ, rồi bẽn lẽn bước vào lớp ♦ Chuẩn bị:

- Tranh minh họa cho tình huống: “Nam ñang khoanh tay xin lỗi cô”

- Giáo viên chuẩn bị sẵn lời của từng vai diễn rồi phân vai cho học sinh ñóng vai.

♦ Cách tiến hành:

- Lúc ñầu giáo viên cho trẻ bình thường tham gia ñóng vai Nam sau ñó cho cả lớp nhận xét trong ñó có cả trẻ CPTTT.

- Sau khi bạn bình thường ñã diễn xong, giáo viên giúp trẻ CPTTT hiểu ñược nội dung, ý nghĩa của tình huống bằng cách hỏi trẻ, khi trẻ ñã hiểu thì giáo viên tiến hành cho trẻ CPTTT tham gia ñóng vai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦ Mục tiêu chung

- Học sinh phân biệt ñược các hành vi ñúng và hành vi sai, giơ ñúng mặt mếu và mặt cười.

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTTT: Trẻ hứng thú tham gia chơi cùng cả lớp, bước ñầu nhận biết các hành vi ñúng và hành vi sai, giơ ñược “mặt cười”, “mặt mếu” phù hợp khi có sự trợ giúp của cô và bạn bè.

♦ Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị các bức tranh có hình ảnh các bạn học sinh:

Tranh 1: Một bạn nam dùng xẻng ñào hố trồng cây, bên cạnh có một cái xô tưới nước

Tranh 2: Một bạn gái ñang tới nước cho hoa

Tranh 3: Một bạn gái ñang chăm chỉ trồng những cây hoa và chuẩn bị sẵn một xô nước tưới

Tranh 4: Một bạn nam ñang chăm chỉ ñóng những cây trụ cho cây hoa không bị ñổ Tranh 5: Một bạn nam ñang ngồi trên cây bẻ những cành cây vứt xuống

Tranh 6: Hai bạn nhỏ vừa cầm những bông hoa vừa ñi lên khu vực cấm dẫm lên cỏ Tranh 7: Một nhóm ñang vín những cành cây ñể hái quả

- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi em một thẻ 2 mặt, một mặt cười một mặt mếu. ♦ Cách tiến hành:

- Giáo viên sẽ lần lượt giới thiệu các bức tranh cho học sinh quan sát, học sinh lựa chọn xem bức tranh nào vẽ các bạn có hành ñộng ñúng biết chăm sóc bảo vệ cây cối thì giơ “mặt cười”. Tranh nào vẽ các bạn có hành ñộng phá hoại cây cối thì giơ “mặt mếu”

- Sau mỗi lần giơ, giáo viên dừng lại nhận xét em nào ñúng thì tuyên dương, em nào chưa ñúng thì khuyến khích các em cần chú ý hơn và giải thích rõ hơn về bức tranh, tại sao ở bức tranh ñó các em phải giơ “mặt cười” hay “mặt mếu”

Trò chơi 4: “Ghép hình cua”

♦ Mục tiêu chung

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTT: Ngồi cùng nhóm, nhận biết ñược các bộ phận của con cua bằng gợi ý cho hỏi bạn trong nhóm hoặc có trẻ trong nhóm giúp, ghép ñúng ñược ít nhất một bộ phận hình con cua, chú ý chơi.

♦ Chuẩn bị:

- Một bộ hình các bộ phận rời của một con cua - Một xúc xắc (1-6)

- Bảng con ñể ghép các bộ phận hình cua. - Bảng kí hiệu các bộ phận cua

- Hình hoàn chỉnh của một con cua

- Giáo viên chọn ra mỗi ñội chơi gồm 5-6 người trong ñó có trẻ CPTTT. ♦ Cách tiến hành:

Giới thiệu trò chơi với cả lớp

Bước 1: Trong nhóm mỗi em lần lượt ñổ xúc xắc, các em khác xem số có ñược trên mặt xúc xắc sau mỗi lần ñổ và bảng kí hiệu các bộ phận ñể chọn bộ phận thích hợp. Nếu có các em ñặt bộ phận này trên bảng con, ví dụ: Đổ ñược số 1 trên mặt xúc xắc thì chọn mình cua.

Lưu ý vì cua có tám chân, nên nhóm cần ñổ ñược tám lần số 2 ñể có ñủ số chân cua.

Bước 2: Nếu em nào ñổ xúc xắc nhưng không có số nào tương ứng với bộ phận cua thì ñể bạn khác ñổ tiếp.

Nhóm thắng cuộc là nhóm ñầu tiên hoàn chỉnh hình con.

Trò chơi 5: lễ phép với thầy cô giáo” ♦ Mục tiêu chung

Đóng vai và thể hiện những hành ñộng lễ phép, nêu ñược những hành vi lễ phép và không lễ phép.

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTTT: Trẻ thấy ñược hành vi lễ phép của hai bạn nhỏ, ñóng vai và thể hiện sự lễ phép trong vai diễn.

♦ Chuẩn bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên chuẩn bị một tiểu phẩm cho học sinh ñóng vai: Tiểu phẩm có nội dung như sau:

Có hai bạn học sinh ñang ñến lớp, trên ñường ñi 2 bạn gặp các thầy, cô giáo ñang ñi ngược chiều với mình, 2 bạn khoanh tay chào thầy,cô. Hai bạn tiếp tục ñi vào lớp ngồi vào chỗ của mình. Giờ học bắt ñầu, cô giáo mượn 1 cuốn sách của bạn vừa vào, bạn ñưa cẩn thận bằng hai tay cho cô, cô gật ñầu khen bạn lễ phép.

♦ Cách tiến hành:

Giáo viên cho các em tự chọn vai diễn, khuyến khích trẻ CPTTT tham gia với vai dễ ñóng.

Cho học sinh thực hiện ñóng vai.

Trò chơi này ñược tổ chức chơi trong tiết ñạo ñức- bài “lễ phép với thầy, cô giáo”. Trò chơi 6: “Diệt các con vật có hại”

♦ Mục tiêu chung

Giúp học sinh nhận biết ñược con vật nào có hại và con vật nào không có hại, rèn luyện phản xạ, sự tập trung chú ý.

♦ Mục tiêu cho trẻ CPTTT

Biết tham gia chơi cùng cả lớp, phân biệt ñược con vật có hại và không có hại, hứng thú, tập trung chơi.

♦ Chuẩn bị

Giáo viên chuẩn bị tên các con vật có hại và không có hại Chơi theo ñội hình hoặc chơi cả lớp.

♦ Cách chơi

Khi giáo viên gọi tên các con vật có hại như: muỗi, ruồi, chuột, bọ…thì tất cả học sinh ñồng thanh hô “diệt!diệt!diệt!” và tay giả như ñộng tác ñập ruồi, vỗ tay ñánh muỗi hoặc ñánh chuột.

Khi giáo viên gọi tên các con vật có ích như trâu, bò, lợn, gà…thì học sinh phải im lặng. Nếu em nào hô “diệt!” thì phải chạy lò cò một vòng quanh lớp.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi để hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển (Trang 53 - 58)