Về công tác đánh giá hê ̣ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 91 - 93)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM

2. Một số giải pháp, kiến ngh ị nhằm hoàn thiê ̣n Kiểm toán báo cáo tà

2.1. Về công tác đánh giá hê ̣ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hiê ̣n nay, CPA VIETNAM cũng tiến hành công tác đánh giá hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng nhưng chỉ thông qua viê ̣c sử du ̣ng bảng câu hỏi về hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ được thiết kế chung cho mo ̣i khách hàng. Viê ̣c sử du ̣ng bảng câu hỏi nhiều khi không phù hợp với loa ̣i hình khách hàng nên có thể đưa ra nhâ ̣n xét không xác thực về hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng.

Theo em, Công ty nên sử du ̣ng kết hợp Bảng câu hỏi với lưu đồ hoă ̣c với bảng tường thuâ ̣t trong viê ̣c mô tả hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng vì điều đó sẽ cung cấp cho kiểm toán viên hình ảnh rõ nét nhất và có đươ ̣c hiểu biết tốt hơn về hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng.

Đi đôi với viê ̣c xác đi ̣nh sự tồn ta ̣i của hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng, kiểm toán viên phải thực hiê ̣n các trắc nghiê ̣m đô ̣ vững chãi để chứng minh tính hữu hiê ̣u của các thủ tu ̣c kiểm soát được thiết kế trong hê ̣ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣ của khách hàng.

Cách tiếp cận chung để nghiên cứu kiểm soát nội bộ là đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ gồm bốn nội dung: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hoạt động kiểm soát, giám sát độc lập hoạt động kiểm soát.

- Về môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát là thành phần đóng vai trò quan trọng trong bốn thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ luôn phụ thuộc vào quan điểm của người quản lý cao cấp. Kiểm toán viên phải nhận biết từng nội dung, yếu tố của môi trường kiểm soát được thiết lập và thực hiện theo các phương pháp sau:

Cập nhật và đánh giá đúng mức tài liệu và kinh nghiệm của các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán trước đó. Bởi vì hệ thống và công việc kiểm soát thường không thay đổi liên tục, thông tin này có thể được cập nhật và được áp dụng phù hợp cho công việc kiểm toán những năm tiếp theo.

Tiến hành trao đổi, phỏng vấn người quản lý cấp cao và các nhân viên quản lý của đơn vị được kiểm toán về các nội dung của kiểm soát nội bộ. Nội dung trao đổi cần được chuẩn bị chu đáo, có thể dưới dạng các nội dung hoặc bằng câu hỏi trả lời “có”, “không” hoặc “không sử dụng”. Cần đặc biệt chú ý đến thái độ, tính trung thực và giá trị đạo đức của người quản lý; chính sách về nhân sự; thu thập, nghiên cứu các tài liệu, ghi chép có liên quan đến môi trường kiểm soát

Quan sát: kiểm toán viên có thể lựa chọn một số công việc kiểm soát xuyên suốt mọi hoạt động của đơn vị để quan sát thực tế.

- Về hệ thống kế toán: thực hiện nghiêm túc công tác kế toán là một trong những điều kiện phát huy được tác dụng tự kiểm tra của kế toán. Tuỳ điều kiện cụ thể kiểm toán viên có thể xem xét, xác định các nghiệp vụ kinh tế này được bắt đầu thế nào, hiện được ghi vào những sổ sách kế toán nào và bản chất của chúng là gì, các nghiệp vụ kinh tế được xử lý như thế nào từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành quá trình lập các báo cáo của kế

toán. Thông thường việc nghiên cứu này được thực hiện bằng cách theo dõi một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu xuyên suốt hoạt động của khách hàng.

- Về hoạt động kiểm soát: xem xét ba loại hoạt động kiểm soát cơ bản sau: sự cách ly thích hợp về trách nhiệm; sự phân chia quyền lực đúng đắn trong quản lý và hoạt động; bảo quản tài sản, tài liệu, sổ sách và giữ bí mật các thông tin.

- Về giám sát độc lập hoạt động kiểm soát: là sự xem xét lại cẩn thận và liên tục hoặc theo giai đoạn ba nội dung trên của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Khi đã có được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng từ các bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên tiến hành đánh giá những mặt mạnh, yếu kém, hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các tiếp cận có thể sử dụng để nhận thức được những yếu kém quan trọng bao gồm: kiểm toán viên trước hết cần phải biết những hình thức kiểm soát nào đang tồn tại; những hoạt động kiểm soát mấu chốt thiếu hụt; xem xét liệu có những biện pháp bổ sung để bù lại sự thiếu hụt.

2.2. Về công tác chọn mẫu

CPA VIETNAM nên tiến hành cho ̣n mẫu theo phương pháp cho ̣n mẫu xác suất để giảm bớt rủi ro do cho ̣n mẫu, giảm tính chủ quan trong cho ̣n mẫu do các phần tử trong tổng thể đều có cơ hô ̣i như nhau để được cho ̣n vào mẫu. Cho ̣n mẫu xác suất có ba cách cho ̣n là dựa trên bảng số ngẫu nhiên, cho ̣n dựa theo chương trình vi tính và cho ̣n mẫu hê ̣ thống.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w