I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đại La
2. Thực trạng hoạt động SXKD của Công ty cổ phần Đại La
2.4.1. Sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm
Các sản phẩm đã sản xuất của công ty bao gồm: Gạch xây 2 lỗ các loại, gạch xây 6 lỗ, 6 lỗ ½, gạch lát men tách 200, 250, 300, gạch chống nóng, cách nhiệt 3 lỗ, 4 lỗ, gạch đặc xây các loại, các loại ngói chùa, ngói 22v/m2…
Hiện nay, công ty với 2 hệ thống dây chuyền đồng bộ lò nung tuynel cao cấp với công suất thiết kế là 18 triệu viên/ dây chuyền, sản lượng sản xuất khoảng 35 triệu viên đã đáp ứng được nhu cầu khá lớn của thị trường.
Công ty có những khách hàng lớn truyền thống như: Các công ty lớn trong ngành xây dựng, các công ty thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị, LICOGI, công ty xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh… và các đại lý vật liệu xây dựng trên các quận huyện Từ Liêm, Thanh Trì, các khu công nghiệp mới: Định Công, Pháp Vân- Tứ Hiệp, Yên Hòa…
Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng và khả năng xâm nhập thị trường công ty đã có rất nhiều chính sách và đang tỏ ra rất có hiệu quả, có thể kể đến là:
- Tập trung vào chế độ ưu tiên cho các bạn hàng lớn và bạn hàng truyền thống.
- Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh.
- Tham gia các hội chợ triển lãm toàn quốc.
- Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Có các chính sách tiếp thị hợp lý: Trả lương cho người bán theo phương pháp lũy tiến, cho tiếp thị vay vốn để mua phương tiện vận chuyển với lãi suất ưu đãi.
- Qui định giá cước cụ thể với từng cung đoạn đường để đảm bảo giá bán hàng của nhà máy từ chân công trình là hợp lý và ổn định…
2.4.2. Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh qua các năm được thể hiện qua Bảng 2-3.
Trong đó năm 2002 và 2003 là năm công ty chưa tiến hành cổ phần, từ năm 2004 đến nay dây chuyền lò nung thứ hai của công ty đã chính thức đi vào hoạt động đã làm gia tăng sản lượng cũng như chủng loại sản phẩm. Năm 2004 cũng là năm công ty tiến hành cổ phần hoá và rất thuận lợi khi thị trường vật liệu xây dựng đang trên đà tăng trưởng mạnh.
Doanh thu của công ty tăng do cả hai yếu tố lượng và giá. Xét về yếu tố giá, với gạch đặc xây dựng năm 2007 đã tăng gấp đôi so với năm 2005 (từ 300đ/ viên lên 600đ/ viên), đến đầu năm 2008 thì giá cả đã tăng gấp 3 lần năm 2007(gạch 2 lỗ giá 1.800đ/ viên, gạch đặc là 2.300đ/ viên). Sản lượng và sức tiêu thụ cũng tăng lên mạnh mẽ. Sự thịnh vượng của công ty đã làm cải thiện đáng kể thu nhập của người lao động và góp phần tăng thu ngân sách.
Bảng 2-3: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm.
( Nguồn: Phòng KHTH – Công ty cổ phần Đại La.)
Chỉ số sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Kế
hoạch Thực hiện hoạchKế Thực hiện hoạchKế Thực hiện hoạchKế Thực hiện hoạchKế Thực hiện hoạchKế Thực hiện
Gía trị sản xuất kinh doanh. Triệu đồng 6.000 6.108 8.000 8.602 14.000 11.981 12.500 12.771 16.500 16.892 18.000 18.243
Doanh thu Triệu đồng 9.100 9.287 18.000 18.002 17.000 15.826 17.000 17.998 20.000 20.235 22.500 22.830
Sản lượng qui tiêu chuẩn Triệu viên 24,000 24,502 35,000 35,510 37,000 36,372 35,000 35,112 35,000 35,269 37,000 36,278
TN bình quân người/tháng 1000đ 700 724 960 969 1.320 1.062 1.300 1.295 1.500 1.669 2.000 2.069
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể nhận thấy hầu hết các chỉ tiêu trong các năm đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Chỉ có năm 2004 là hầu như các chỉ tiêu đều không được hoàn thành. Đây là những chỉ tiêu được đề xuất vào đầu năm thực hiện kế hoạch còn nếu xem bản báo cáo cuối năm thì những con số này đã được thay đổi cho phù hợp nên các chỉ tiêu vẫn được hoàn thành vượt mức. Thực tế thì những chỉ tiêu này đã được thay đổi đến hai lần vào giữa và cuối kỳ. Đây không phải là trường hợp thường xuyên xảy ra nhưng cũng có thể cho thấy một số vấn đề:
Bản kế hoạch không phải là cứng nhắc, có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thay đổi của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Việc đánh giá hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch không phải lúc nào cũng có ý nghĩa mà quan trọng chính là sự giám sát và kiểm soát cả quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Năm 2004 là năm công ty chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh và đổi mới dây chuyền công nghệ, do quá kỳ vọng vào bước ngoặt này mà công ty đã đặt ra mục tiêu phấn đấu quá cao, sau đó công ty đã nhận thấy được điều đó và tiến hành giảm mục tiêu để tránh hoang mang trong toàn công ty về sự đổi mới này. Đó là sự sửa chữa rất kịp thời và thể hiện sự nắm bắt, đánh giá tình hình và ra quyết định phù hợp của cán bộ quản lý. Nhưng đây cũng thể hiện công tác dự báo còn hạn chế, chưa nhận định đúng đắn về khả năng của doanh nghiệp cũng như biến động của thị trường.