III. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác theo dõi, đánh giá
1. Sử dụng hệ thống theo dõi, đánh giá như là một công cụ quản lý
Khi hệ thống theo dõi, đánh giá mới lập ra, từ cấp quản lý đến cấp bị quản lý đều cảm thấy mọi hoạt động đều bị lệ thuộc bởi hệ thống. Đó là điều dễ hiểu và cũng không cần phải quá lo lắng và nghi ngờ về hiệu quả của hệ thống. Chỉ cần thực hiện trong thời gian gian nhất định, khi đã quen và thấy được tác dụng của hệ thống trong thực tế thì các cấp sẽ chủ động điều hành hệ thống. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải bắt đầu từ ban giám đốc, chính ban giám đốc phải là người hiểu rõ việc thu thập dữ liệu theo đầu vào và đầu ra thực chất không có nhiều ý nghĩa trong việc điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu. Việc điều hành doanh nghiệp nhất thiết phải bắt đầu từ cái nhìn bao quát nhất, xuất phát từ mục tiêu sau đó sẽ xác định các nhiệm vụ cụ thể. Các hoạt động không chỉ đơn thuần diễn ra theo trình tự và độc lập mà luôn góp phần để đạt mục tiêu mà cả doanh nghiệp đang hướng tới. Tư tưởng đó sẽ dần dần được các nhân viên tiếp thu và họ hiểu rằng họ đang nằm trong một hệ thống, tất cả hoạt động của họ phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của
cả một hệ thống. Việc theo dõi, đánh giá không đơn thuần nhắm vào thành tích của nhân viên mà mà nhằm kiểm soát các hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung. Khi hiểu được điều đó, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sẽ đều có trách nhiệm trong công tác theo dõi, đánh giá.
2. Tổ chức, sắp xếp lại nhân sự
Yếu tố nhân sự có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công bất cứ một hoạt động nào. Việc sử dụng đúng người, đúng việc sẽ giúp đạt hiệu quả trong công việc, phát huy tối đa sức sáng tạo và khả năng của nguồn nhân lực. Việc tổ chức nhân sự có ảnh hưởng tới việc thu thập và chia sẻ thông tin. Do đó cần sắp xếp sao cho một cá nhân không đảm nhiệm quá nhiều chức năng, các chức năng đó phải phù hợp với chuyên môn của cá nhân đó. Ví dụ một người lao động giỏi không có nghĩa là sẽ đảm nhiệm được công việc của trưởng ca. Các chức năng làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá không những cần có chuyên môn mà cần phải có trách nhiệm và sự linh hoạt.
3. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ và năng lực thống kê
Năng lực của nguồn nhân lực sẽ quyết định việc sử dụng các công cụ hiệu quả như thế nào. Mọi nhân viên trong công ty đều phải có ý thức tìm tòi và có những đóng góp cho mỗi sự cải tiến của doanh nghiệp. Và khi có sự đổi mới trong công nghệ, phương pháp sản xuất kinh doanh…thì tất cả nhân viên phải có ý thức ủng hộ, có thái độ học hỏi để nắm bắt và thực hiện tốt nhất có thể.
Hệ thống theo dõi, đánh giá rất cần đội ngũ vận hành có năng lực về quản lý và chuyên môn vững vàng, đặc biệt là chuyên môn về thống kê. Việc học tập nâng cao trình độ sẽ giúp sử dụng công cụ kế hoạch ngày càng hiệu quả hơn.
4. Lưu trữ thông tin như một nguồn dữ liệu quan trọng giúp ích cho việc lập cũng như thực hiện kế hoạch SXKD
Thông tin với vai trò là dữ liệu, là các thông tin đã qua xử lý và phân tích chứ không đơn thuần là các số liệu. Việc lưu trữ dữ liệu là việc làm rất có ý nghĩa trong việc phân tích thực trạng và xu hướng của sự phát triển. Các số liệu cần được sắp xếp có hệ thống và có trọng điểm. Các chênh lệch lớn hoặc xuất hiện những biến cố cần phải có những ghi chú và kèm theo là những nhận định, nêu những nguyên nhân, những đề xuất hành động, các kết quả có được sau khi có những điều chỉnh. Lưu trữ số liệu cùng với những kinh nghiệm rút ra trong qua khứ sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch khả thi và đảm bảo tính bền vững và kế thừa của hệ thống theo dõi, đánh giá.
KẾT LUẬN
Chuyên đề đã nêu lên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần Đại La, đặc biệt là công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD. Bằng sự nhận thức của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và đơn vị thực tập, tôi đã đưa ra đánh giá, nhận xét và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD của công ty cổ phần Đại La. Một số đề xuất của tôi chủ yếu tập trung vào những vấn đề công ty còn hạn chế hoặc chưa triển khai thực hiện như: Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch là cơ sở cho việc hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá; Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá; Phương pháp theo dõi, đánh giá; Cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin; Duy trì, đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững của hệ thống.
Tuy đã hết sức cố gắng để hoàn thành chuyên đề thực tập nhưng do hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết. Tôi rất mong được người đọc quan tâm và có những ý kiến đóng góp giúp tôi tiếp tục hoàn thiện chuyên đề này.
Phụ lục 2: Khung theo dõi, đánh giá về mặt nội dung.
Khoản mục Chỉ số Chỉ tiêu
A Mục tiêu 1
Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu Đại La với khách hàng và trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Số lượng sản phẩm sản xuất qui đổi.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ qui đổi.
- Giá bán bình quân qui đổi. - Chi phí bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm.
- Số lần công ty được khen thưởng, xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
- Số lần khách hàng có phản hồi xấu về chất lượng hay phong cách phục vụ của công ty.
- Doanh thu tăng 13% - Kiềm chế mức tăng chi phí ở mức 3%.
- Tỉ lệ sản phẩm xuất cho khách hàng không bị khiếu nại tăng lên đến 99%. I Đầu ra. Vật liệu xây dựng sản xuất. - Gạch 2 lỗ. - Gạch đặc máy. - Gạch 3 lỗ. - Ngói các loại. - Sản lượng mộc.
- Sản lượng sản phẩm qui đổi. - Sản lượng sản phẩm thanh lý.
-Tổng sản phẩm qui đổi đạt trên 37 triệu viên. - Tỉ lệ tăng sản lượng của từng loại sản phẩm đạt từ 5-10%. II Hoạt động. 1) Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. 1. Kí kết hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu. 2. Chuyên chở nguyên vật liệu
3. Bảo quản và cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất.
-Số lượng hợp đồng dài hạn được kí kết với nhà cung ứng.
-Số lượng hợp đồng ngắn hạn được ký với nhà cung ứng.
- Chi phí nguyên vật liệu chuyên chở.
- Chi phí nhân công .
- Lượng nguyên vật liệu lưu kho. - Lượng nguyên vật liệu có khả năng cung cấp.
- Tăng tỉ lệ hợp đồng dài hạn với nhà cung ứng lên 80%.
-Giảm chi phí chuyên chở xuống còn dưới 5% tổng chi phí nguyên vật liệu. -Đảm bảo 100% nguyên liệu được cung ứng kịp thời cho sản xuất.
2) Tổ chức sản xuất theo qui trình. 1. Pha trộn đất theo tỷ lệ thích hợp, tiến hành ngâm ủ, và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
2. Pha than vào đất tại băng tải 1 với tỷ lệ thích hợp.
3. Cung cấp nước với 1 lượng thích hợp tùy theo từng sản phẩm khác nhau để tạo hình sản phẩm. 4. Lắp khuôn tạo hình sản phẩm, cắt tạo sản phẩm và đưa vào băng chuyền. 5. Phơi gạch. 6. Xếp vagông. 7. Đưa gạch mộc vào hầm sấy. 8. Đưa bán thành phẩm vào lò nung tuynel.
-Tỷ lệ đất sét: đất phù sa là 60-70% . -Tỷ lệ cát trong đất (đạt chuẩn là 30-40% ,đất phù sa có tỷ lệ hạt cát từ 50-70%). - Tỷ lệ đất/ sản phẩm (tiêu chuẩn là 1.5m3/1000v ) . - Thời gian ủ đất.
- Kích cỡ than cám (tiêu chuẩn là < 2mm).
- Tỷ lệ than/sản phẩm (tiêu chuẩn là 100-110kg/1000v).
-Lượng nước cung cấp.
-Số lượng gạch mộc.
-Độ ẩm của gạch sau tạo hình (đạt tiêu chuẩn là 18-22%).
-Phế phẩm.
-Gạch mộc tiêu chuẩn.
-Số lượng gạch mộc được làm khô. -Mật độ gạch xếp trên sân (tiêu chuẩn :1200v/m2).
-Thời gian phơi gạch. -Lượng gạch/vagông. -Lượng gạch mộc được đưa vào nung sấy.
-Lượng gạch mộc dự trữ. -Thời gian sấy.
-Nhiệt độ nung sấy.
-Tỉ lệ bán thành phẩm đạt yêu cầu. -Thời gian nung.
-Nhiệt độ. -Công suất.
-Doanh thu đạt trên 16 tỷ - Tỉ lệ đất đạt tiêu chuẩn lên đến 99%.
- Đảm bảo cung ứng đủ 100% lượng đất cho sản xuất.
- Tỉ lệ than đạt tiêu chuẩn là 99%.
- Cung ứng đủ 100% than cho sản xuất.
- Lượng nước cung cho sản xuất là 65 m3/ ngày đêm.
-Tỉ lệ gạch mộc đạt tiêu chuẩn là 96%.
-Gạch phơi đủ cung cấp cho nhu cầu gạch vào lò
-Thời gian xếp gạch vào lò nhanh nhất, không quá 45 phút. -Đủ gạch nung và có dự trữ (ít nhất là 3 triệu viên). -Thời gian từ 7-9h. -Bán thành phẩm đạt yêu cầu đạt 98%.
- Thời gian nung từ 26- 40h.
9. Ra lò.
-Phân loại sản phẩm.
600oC.
- Nhiệt độ vùng nung : 1000-1015oC.
- Công suất 5200v/ giờ. -Lượng gạch đạt tiêu chuẩn là 98%.
3) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời phục vụ sản xuất.
- Duy trì công suất máy móc trung bình đạt 80- 90%. 4) Tiêu thụ sản phẩm. 1. Thuê đại lý bán hàng. 2. Vận chuyển. 3. Dịch vụ sau bán hàng. 4. Quảng cáo, phát triển thương hiệu.
-Số lượng đại lý . -Chi phí/tháng. -Số chuyến/ngày.
-Tiếp nhận đơn khiếu nại khách hàng.
-Số lần tư vấn khách hàng -Chi phí quảng cáo.
-Số lượng sản phẩm tiêu thụ 40 triệu viên.
-Chi phí tiêu thụ sản phẩm tăng 3%.
-Chi phí quảng cáo và chăm sóc khách hàng 3%.
B Mục tiêu 2
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lao động chất lượng cao.
- Số lượng lao động qua đào tạo chuyên nghiệp.
- Số lượng lao động có tay nghề cao.
- Năng suất lao động bình quân. - Số lượng các sáng kiến kinh nghiệm, đề xuất cải tiến của người lao động.
- Số vụ tai nạn lao động.
- Năng suất lao động bình quân tăng lên qua các năm khoảng 5%.
- Tăng số lượng và chất lượng của các sáng chế trong lao động.
- Tỷ lệ người lao động xảy ra tai nạn lao động giảm xuống còn 10%.
I Đầu ra
- Lao động qua đào tạo và có tay nghề cao. - Sức khỏe của người lao động.
- Lao động có trình độ kĩ thuật. - Số lượng sản phẩm tính trên đầu người.
- Số lượng lao động đạt sức khỏe tốt.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên nghiệp đạt 60%.
- Tỷ lệ lao động có tay nghề cao đạt 40%.
II Hoạt động
- Tổ chức, giới thiệu các lớp học nâng cao tay nghề.
- Tổ chức các lớp học về an toàn lao động.
- Số lượng các khóa học đào tạo chuyên môn được tổ chức. - Số lượng khóa học bảo hộ lao động được tổ chức
- Số lượng lao động tham gia các
- Số lượng khóa học chuyên môn đạt 2 khóa/ năm.
-Tỉ lệ lao động được tập huấn, đào tạo về an toàn
- Phát động phong trào thi đua, hăng say lao động.
- Tổ chức các chương trình giải trí.
- Khám và chăm sóc kịp thời cho người lao động.
khóa học.
- Số đợt đi tham quan, du lịch được tổ chức.
- Số đợt khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
lao động, cung cấp đầy đủ kiến thức về qui trình lao động đạt 100%.
- 100% công nhân được chăm lo đầy đủ đời sống tinh thần.
C Mục tiêu 3
Bảo vệ môi trường xung quanh, giảm bớt khói bụi và đảm bảo vệ sinh nơi sản xuất.
- Nồng độ CO2 trong không khí. - Nồng độ CO2 trong
không khí giảm. I Đầu ra - Hệ thống xử lý chất thải. - Cây xanh. - Trình độ công nghệ của hệ thống máy móc thiết bị.
- Số lượng và công suất của hệ thống xử lý chất thải.
- Số lượng cây xanh được trồng.
- Nâng cao khả năng xử lý chất thải lên 80%.
- Tăng mật độ cây xanh xung quanh nhà máy lên 30%.
II Hoạt động
- Cải tiến thiết bị theo hướng giảm bớt khói bụi, nhiệt độ, khí độc thải ra môi trường.
- Đầu tư xây dựng, tu bổ hệ thống xử lý chất thải. - Thường xuyên làm vệ sinh khu vực sản xuất. - Trồng cây xung quanh khu vực nhà máy.
- Chi phí cho cải tiến thiết bị. - Số lần, mật độ tiến hành cải tiến công nghệ.
- Chi phí cho hệ thống xử lý chất thải.
- Chi phí vệ sinh chung.
- Chi phí cho việc trồng cây xanh.
-Chi phí dành cho bảo vệ môi trường tăng, chiếm 1% doanh thu.
Phụ lục 3: Qui định cơ chế báo cáo tại Công ty cổ phần Đại La STT Người viết Báo cáo Người nhận Báo cáo Nội dung Báo cáo Thời gian Báo cáo Địa điểm Báo cáo 1 Phòng KHTH Ban giám đốc - Số lượng sản phẩm nhập kho.
- Tỉ lệ gạch đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Số lượng hợp đồng liên doanh liên kết được kí kết.
- Phản hồi từ khách hàng. - Quảng cáo, tiếp thị.
- Xây dựng,duy trì hệ thống xử lý chất thải. - Báo cáo hàng tháng. - Báo cáo hàng quí. - Báo cáo cuối năm. -Văn phòng giám đốc. - Cuộc họp toàn công ty. 2 Phòng TC-HC Ban giám đốc
- Đào tạo và tuyển dụng nhân công. - Bảo hộ an toàn lao động cho công nhân.
- Tình hình đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu và trang bị lao động.
- Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và các nhu cầu tinh thần khác.
- Báo cáo cuối năm. - Báo cáo hàng quí. - Báo cáo hàng tháng. - Văn phòng giám đốc. - Họp cuối năm 3 Phòng kinh tế Ban giám đốc - Áp dụng hệ thống thống kê kế toán phù hợp với tình hình SXKD của công ty. - Báo cáo tiền lương.
- Công bố tình hình tài chính của công ty: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận. - Tính toán các khoản nộp ngân sách.
-Báo cáo cuối năm. - Báo cáo hàng tháng. - Văn phòng giám đốc - Họp cuối năm 4 Xí nghiệp I P.KHTH, P. KT, P.HC-TC
- Lượng gạch mộc sản xuất qui đổi. - Lượng gạch đạt chuẩn.
- Bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị. Báo cáo hàng tháng. Tại các phòng ban liên quan.
- Bảng chấm công của nhân viên.
5 Xí nghiệp
II
- Lượng gạch mộc sản xuất qui đổi. - Lượng gạch đạt chuẩn.
- Bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.
- Bảng chấm công của nhân viên. - Khả năng cung kịp thời điện năng và các thiết bị điện. Báo cáo hàng tháng. Tại các phòng ban liên quan. 6 Tổ trưởng - Trưởng ca - Ban giám đốc xí nghiệp
- Số lượt vagông được đưa vào lò nung tuynel.
- Cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời cho sản xuất.
- Công suất lò nung.
- Công suất điện tiêu thụ trung bình. - Lượng gạch mộc sản xuất.
- Lượng gạch nhập.