Hộ nông dân tự do

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP (Trang 140 - 142)

Phương pháp nghiên cứu

Phần này dựa trên kết quả khảo sát của chúng tôi ở xã Văn Miếu và Võ Miếu (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), xã Minh Lập (Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), xã Phúc trìu (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Số liệu thu thập hầu hết từ các cuộc phỏng vấn sâu nông dân không liên kết. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã cố gắng phỏng vấn nông dân không liên kết theo từng mức thu nhập. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành thảo luận nhóm với nông dân IPM (ở xã Võ Miếu, huyện Thanh ba, Phú Thọ), nông dân nghèo dân tộc thiểu số (ở làng La Ria, xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) và nông dân nghèo không liên kết (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Đặc trưng của hộ sản xuất

Nông dân không liên kết là nhóm có nhiều đặc trưng nên khó có thể tổng hợp lại đồng thời có sự khác biệt lớn về thu nhập. Một số nông dân không liên kết chuyên sản xuất chè, mốt số trồng chè cùng các cây lương thực khác hay cây ăn quả, trong khi một số lại tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp tạm thời.

Bảng 7-16 – Đặc trưng của nông dân tự do xã Minh Lập

Giàu Thu nhập trung bình Nghèo Nhà mái bằng Nhà mái ngói Nhà tranh vách đất 1-2 con 1-2 con 2 con nhỏ

Hầu hết là người dân tộc Kinh

Dân tộc kinh và một số là dân tộc thiểu số

hầu hết là dân tộc thiểu số

Lao động trẻ khoẻ Lao động trẻ khoẻ Thường xuyên đau ốm, thiếu lao động

Lương, kinh doanh và thu nhập từ nông nghiệp

Chỉ thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các công việc tạm thời phi nông nghiệp

Có thể vay vốn lớn của ngân hàng do có tài sản thế chấp lớn

Vay những khoản vốn nhỏ của ngân hàng vì ít quan tâm tới đầu tư

Vay vốn của ngân hàng nhưng nhỏ do thiếu vốn Diện tích đất trồng chè và lúa đều lớn Diện tích trồng lúa lớn nhưng trồng chè ở mức trung bình Diện tích đất trồng chè và trồng lúa đều nhỏ

Xe máy Nhật hoặc liên doanh

Xe máy Trung Quốc hoặc liên doanh

Xe đạp

Ti vi màu và tủ lạnh Ti vi màu, không có tủ lạnh Không có ti vi hay tủ lạnh

Nguồn: Thảo luận nhóm với 10 nông dân không liên kết ở xóm La Ria, xã Minh Lập, huỵen Đồng Hỷ, tính Thái Nguyên chiều 18/5/2004.

Bảng 7-16 mô tả đặc trang của nông dân không liên kết có mức thu nhập khác nhau. Đây chủ yếu là những người dân tộc thiểu số ở làng La Ria, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Hộ giàu thu được lợi nhiều hơn từ sản xuất nông nghiệp và họ có thể vay vốn lớn của ngân hàng nhờ có tài sản thế chấp. Hộ có thu nhập trung bình sản xuất lúa nhiều hơn và ít được lọi hơn từ sản xuất nông nghiệp, họ cũng có thể vay vốn của ngân hàng với quy mô nhỏ hơn vì ít quan tâm mở rộng sản xuất hơn. Hộ nghèo có diện tích đất trồng chè rất nhro do đó họ phải tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác, làm thuê thời vụ. Do không có nhiều tích luỹ nên các hộ nghèo không thể vay vốn đầu tư vào sản xuất chè. Sự khác biệt về thu nhập của các nông dân không liên kết trong xã Minh Lập chủ yếu là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất, các hộ người Kinh có kinh nghiệm hơn trong làm ăn kinh doanh và tiếp cận với thông tin thị trường nhiều hơn, họ có đời sống khấm khá hơn. Thứ hai, hộ

sống ở gần nguồn nước - hầu như phần lớn là người Kinh - có năng suất cao hơn và chất lượng chè tốt hơn. Nước cũng là yếu tố quan trọng trong mùa khô. Thứ ba, các hộ giàu có hơn có phần tích luỹ nhiều hơn nên có thể đầu tư vào phân bón và thuốc trừ sâu để sản xuất ra chè chất lượng cao hơn. 60 Cuối cùng, nông dân không liên kết, những người trước đây là công nhân nông trường hoặc con em họ, trồng chè tốt và có kỹ thuật chế biến tốt hơn. Chè lá và chè xanh của họ thường đẹp hơn, và họ có thể bán sản phẩm một cách dễ dàng với giá cao hơn những nông dân không liên kết khác.

Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với nông dân tự do cho thấy có 7 đặc trưng chính của nông dân nghèo không liên kết là: (i) ít đất trồng chè, (ii) thiếu nước cho sản xuất, (iii) đau ốm và thiêu lao động trẻ có sức khoẻ, (iv) khó khăn trong tiêu thụ vì chất lượng thấp, (v) thiếu vốn, (vi) kỹ thuật trồng chè thấp và khó tham gia vào các khoá đào tạo kxy thuật, (vii) thiếu kinh nghiệm kinh doanh và thông tin thị trường.

Yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị với tư cách là nông dân không liên kết

Khả năng tham gia chuỗi giá trị với tư cách là nông dân không liên kết trong chuỗi giá trị chè phụ thuộc nhiều vào những người thu gom và các cơ sở chế biến tư nhân. Cùng địa bàn với nhiều cơ sở chế biến tư nhân, việc bán chè lá khá dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà thu gom chè thường phân biệt chè của hộ giàu và hộ nghè vì họ thường tin tưởng hộ giàu hơn trong khi hộ nghèo bị trả giá thấp và khả năng thương lượng giá yếu.

Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với đời sống của nông dân không liên kết

Rõ ràng là nông dân không liên kết có toàn quyền quyết định về sản lượng chè sản xuất ra, đây là lợi thế so với những nông dân tham gia liên kết khác. Chẳng hạn, nông dân tự do có thể trồng chè trong mùa khô, bán chè bất cứ nơi đâu và khi nào họ muốn, có thể quyết định hàm lượng bón phân và phun thuốc trừ sâu là bao nhiêu, và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể làm tài sản thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, những lợi thế này chỉ có thể sử dụng nếu nông dân tự do tiếp cận được với các nguồn lực như vốn, công nghệ kỹ thuật trồng và nước tưới.

Nông dân nghèo không liên kết không có đủ điều kiện cần thiết để hưởng lợi từ việc tham gia chuỗi giá trị chè. Điều này có thể thấy rõ trong một đánh giá về hạn chế của việc mở rộng sản xuất. Hộ không liên kết giàu gặp hai trở ngại chính: (i) thiếu kỹ thuật cần thiết để chuyển sagn trồng các giống mới năng suát cao và (ii) giá chè thấp vào chính vụ trong khi đầu tư lớn cả năm. Điều này cho thấy hộ giàu xem xét trở ngại cầu để tự do hoá thương mại hơn nữa và làm ra lợi nhuận nhiều hơn nữa thay vì xem xét trở ngại về phía cung trong sản xuất chè.

Bảng 7-17 chỉ ra những khó khăn lớn nhất của nông dân nghèo không liên kết, chủ yếu về phía cung như thiếu vốn, giá vật tư cao hạn chế đầu tư vào chè, thiếu nước tưới làm giảm năng suất và khó sản xuất trong mùa khô, phương tiện thiết bị chế biến lạc hậu làm chất lượng chè chế biến thấp.

Bảng 7-17 – Những khó khăn mà nông dân không liên kết phải đối mặt, xã Minh Lập

Khó khăn Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 20.6

Giá vật tư cao 13.6 Thiếu nước tưới 13.0 Thiết bị chế biến lạc hậu 10.6 Giá đầu ra giảm 10.4 Giá chè bất ổn 5.8 Sâu bệnh tấn công 5.0

Ô nhiễm 4.8

Thiếu lao động 3.8 Khó khăn trong bảo quản 3.4 Giống cũ, chất lượng thấp 3.2 Suy thoái đất do dùng phân bón tràn lan 3.0 Thiếu thông tin thị trường 2.6

Nguồn: Thảo luận nhóm 10 nông dân không liên kết là người dân tộc thiểu số ở làng La Ria, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều 18/5//2004.

Kết luận

Tóm lại, nông dân không liên kết thường là những hộ sản xuất nghèo và khoảng cách đói nghèo cao hơn so với nông dân trồng chè có liên kết như nông dân hợp tác xã, nông dân hợp đồng. Do phải đối diện với tình trạng thiếu vật tư để sản xuất chè chất lượng cao hơn, nên nông dân giàu hơn thường được hưởng lợi nhiều hơn từ các cơ hội mà thị trường chè mang lại. Ngoài ra, các nhà chế biến, thu gom cũng thích ký hợp đồng với những hộ sản xuất tự do giàu có hơn vì họ có khối lượng chè lá lớn, chất lượng tốt. Điều này cho thấy cần phải có sự phối hợp sâu hơn trong toàn hệ thống đồng thời có những liên kết theo chiều ngang như các hợp tác xã để giúp họ thâm nhập vào thị trường.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w