Phương pháp nghiên cứu
Phần này dựa trên kết quả khảo sát thực địa với các thành viên của 3 hợp tác xã chè ở tỉnh Thái Nguyên. Tại Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy không có hợp tác xã nào chuyên về chè. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu chủ nhiệm và thành viên của hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng (ở xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), hợp tác xã Hương Thịnh
Đặc trưng của các hộ sản xuất
Các hợp tác xã được thành lập từ các câu lạc bộ chè IPM do các tổ chức quốc tế tài trợ như CIDSE và CECI. Một tiêu chí tham gia các câu lạc bộ này là nghèo - thực tế là 70% thành viên tham gia là những nông dân ngèho và 60% là phụ nữ. Do đó, nông dân hợp tác xã hầu hết là người nghèo có diện tích trồng chè nhỏ (mỗi hộ chỉ có khoảng 3-4 sào). Tuy nhiên, với hoạt động hiệu quả của hợp tác xã như Tân hương, nông dân hợp tác xã cũng có đời sống khấm khá hơn trước. Tỷ lệ nghèo của các nông dân hợp tác xã Tân Hương hiện thấp hơn nông dân khác vì Tân Hương là HTX nằm trong thành phố, tiếp cận thị trường dễ hơn và có lâu năm kinh nghiệm trong thương trường.
Ngoài cây chè, các thành viên hợp tác xã còn trồng lúa và tăng thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập của họ vẫn là từ cây chè.
Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các thành viên hợp tác xã chỉ ra 4 đặc trưng chính của các hộ sản xuất này là: (i) thiếu đất trồng chè; (ii) đau ốm và thiếu lao động trẻ khoẻ; (iii) chậm tiếp thu công nghệ mới và các phương pháp kinh doanh và (iv) thiếu vốn.
Các yếu tố quyết định sự tham gia chuỗi giá trị của nông dân hợp tác xã
Theo khảo sát điều tra của chúng tôi, có 4 yếu tố chính:
Là thành viên của các câu lạc bộ IPM. Theo quy định của hợp tác xã, tất cả các thành viên phải áp dụng các quy trình kỹ thuạt trong phun thuốc trừ sâu, bón phân dể sản xuất chè sạch. Trường hợp hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng, nông dân phải tạo lập một vùng đệm 2 m giữa vườn chè hữu cơ và đất trồng những cây khác.
Có khả năng đóng phí thành viên. Ở hợp tác xã Thiên Hoàng, mức phí tối thiểu là 200.000 đồng/người. Ở Hương Thịnh và Tân Hương, khoảng 100.000 đồng/người.
Ưu tiên tưới tiêu cho sản xuất chè
Ưu tiên những nông dân có diện tích chè liền kề để đơn giản hoá quy trình kỹ thuật và sử dụng hiệu quả kinh tế theo quy mô. Thông thường, chè sạch được trồng ở những vùng đất riêng biệt so với chè thường để tránh nhiễm sâu bệnh. Ngoài ra, các diện tích trồng chè hữu cơ liền kề nhau giúp các hợp tác xã cung cấp vật tư và các dịch vụ tưới tiêu dễ dàng hơn.
Các yếu tố xã hội như dân tộc, trình độ học vấn không đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành nông dân hợp tác xã. Việc mở rộng tư cách thành viên do các thành viên của hợp tác xã bỏ phiếu quyết định trong các cuộc họp định kỳ.
Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè đối với đời sống của nông dân hợp tác xã
Hầu hết các hợp tác xã mới thành lập gần đây, từ năm 2002, vì thế khó có thể đánh giá cụ thể ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè đối với đời sống của các nông dân hợp tác xã. Doanh số bán chè của các thành viên qua hợp tác xã vẫn còn rất nhỏ. Tân Hương, hợp tác xã được coi là hoạt động hiệu quả nhất cũng chỉ bán được 20% sản lượng chè của các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên hợp tác xã vẫn nhận được nhiều ích lợi từ việc tham gia, như:
Được tập huấn thường xuyên về kỹ thuật sản xuất chè sạch và chè hữu cơ. Các hợp tác xã mà chúng tôi thăm quan đều được các tổ chức quốc tế tài trợ. Vì thế nông dân hợp tác xã có thể tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật miễn thuế.
Chè sạch và chè hữu cơ không chỉ giúp người sản xuất tránh được những ảnh hửong có hại do sử dụng thuốc trừ sâu đồng thời giảm suy thoái đất trồng. Trong 5 năm đầu tiên, sản lượng chè hữu cơ và chè sạch có thể thấp nhưng sau đó sẽ tăng đáng kể sau 3-5 năm. Sử dụng phân bón hữu cơ cũng có phần tăng độ phì nhiêu cho đất.
Vật tư trả trước có giá thấp hơn mua từ các đại lý
Có thể vay vốn của hợp tác xã
Hợp đồng bán một lượng chè nhất định. Hợp đồng này rất quan trọng với nông dân nghèo nếu hợp tác xã hoạt động thông suốt vì các nhà thu gom thường hạ giá trả cho nông dân nghèo nếu mua riêng lẻ59.
lợi tức được chia theo tỷ lẹ đóng góp vào hợp tác xã
Ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia:
Năng suất chè giảm trong vài năm đầu tiên khi áp dụng kỹ thuật trồng chè sách và chè hữu cơ. Đặc biệt là ở hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng, nông dân hợp tác xã đã không thu hoạch được chè lá trong một vài năm do thiệt hại bởi sâu bệnh. Vì thế, hầu hết nông dân hợp tác xã chỉ trồng thử nghiệm chè hữu cơ.
Đối với chè hữu cơ, cần phải tìm được khách hàng sẵn sàng trả giá cao. Rất khó có thể bán chè hữu cơ ra thị trường tự do và giá vẫn còn rất thấp (khoảng một nửa giá chè thường).
Việc thu mua chè của hợp tác xã không ổn định và việc bán chè qua hợp tác xã phụ thuộc nhiều vào khả năng của chủ nhiệm hợp tác xã.
Sản phẩm bán qua hợp tác xã được trả sau do vốn hoạt động của hợp tác xã còn nhỏ.
Nhìn chung, nông dân hợp tác xã cho rằng hợp tác xã có thể sẽ đem lại lợi ích lâu dài mặc dù trong ngắn hạn ích lợi chưa rõ. Việc hợp tác giữa các thành viên trong hợp tác xã còn dè dặt. Thêm vào đó, chưa có cơ chế điều phối đủ mạnh giữa các hợp tác xã và chính quyền địa phương. Vì thế, một số thành viên tỏ ra hoài nghi về tính bền vững của hợp tác xã. Nhu cầu chè hữu cơ thấp đã kìm hàm việc mở rộng sản xuất trong khi chất lượng của chè hữu cơ sản xuất ra chưa thật đồng đều khiến việc tiêu thụ càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, Việt Nam chưa có luật hữu cơ nên việc kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn còn thị trường xuất khẩu còn nhỏ hẹp.
Kết luận đối với nông dân hợp tác xã
Tóm lại, các hợp tác xã chè được thành lập nhằm hỗ trợ người nghèo, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường tự nhiên. Nông dân có thể dễ dàng đáp ứng các yêu cầu trở thành thành viên của hợp tác xã. Về lâu dài, việc tham gia hợp tác xã có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên nói chung và người nghèo nói riêng nếu doanh số bán của hợp tác xã được nâng lên.
Tuy nhiên, do mới thành lập nên các hợp tác xã chỉ mới hoạt động ước lệ. Vốn hoạt động của hợp tác xã còn rất nhỏ và các hợp tác xã không có những tài sản có giá trị để thế chấp vay ngân hàng. Khối lượng chè bán qua hợp tác xã chưa nhiều.
Việc mở rộg doanh số bán chè qua các hợp tác xã là mục tiêu giúp cho ảnh hưởng tích cực của hợp tác xã với các thành viên được tăng cường. Ngược lại, điều này đòi hỏi nông dân phải sản xuất chè có chất lượng đồng đều hơn. Do đó, cần phải xem xét cẩn thận cân bằng giữa hiệu quả của hợp tác xã với việc hỗ trợ người nghèo. Trong tương lai, sẽ càng khó khăn cho nông dân nghèo tham gia vào các hợp tác xã nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài.
Hướng trồng chè hữu cơ của hợp tác xã Thiên Hoàng được xem là một sự cách tân trong công nghệ sản xuất chè. Tuy nhiên, nếu không có hợp đồng có định với khách hàng, sản xuất chè hữu cơ sẽ vẫn chỉ là thử nghiệm với quy mô nhỏ.