VITAS
VITAS là một tổ chức do các thành viên lập ra bao gồm tất cả các tác nhân trong ngành chè nhằm phát triển ngành chè Việt nam.
Theo báo cáo của ADB (2000), vốn của tổ chức là từ phí đóng góp hàng năm, của 67 thành viên trong đó 41% là của VINATEA, 45% từ các công ty cấp tỉnh và 14% từ các hội nông dân. Nôgn dân có diện tích trồng chè dưới 5 ha có thể gia nhập hiệp hội miễn phí nhưng tiến độ gia nhập rất chậm chạp. Nghiên cứu của ADB chỉ ra các thành viên của hiệp hội là các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu uỷ ban đại diện lớn hơn để có thể góp phần đáng kể trong việc nuôi dưỡng và phát triển các hình thức kinh doanh mới hoặc những cải tiến trong kênh phân phối (trang 4).
Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) là một trong những hiệp hội đầu tiên ở Việt Nam, thành lập ngày 25/1/1998. Khởi đầu với 16 thành viên, VITAS hiện có 102 thành viên đặt tại 10 địa điểm và 25 tỉnh trồng chè. Chức năng chính của VITAS gồm 5 nhóm sau:
Các hoạt động dịch vụ: gồm nhiều dịch vụ đa dạng, khuyến khích sản xuất, chuyển giao công nghệ, trao đổi và xúc tiến thương mại, đấu giá và đào tạo.
Hoạt động tư vấn: tư vấn cho chính phủ về các quy định, chính sách phát triển chè; tư vấn cho các đơn vị địa phương quy hoạch thành thị và nông thông, các chiến lược phát triển chè, tư vấn cho các doanh nghiệp tất cả các nghiệp vụ kinh doanh, marketing và sản xuất chè.
Các hoạt động văn hoá chè: giới thiệu và quảng bá văn hoá chè Việt Nam, tổ chức các lễ hội, hội chợ triển lãm để tăng cường các hoạt động kinh doanh.
Thiết lập các mô hình tiêu chuẩn: xây dựng và mở rộng các mô hình phát triển bền vững, các vườn giống quốc gia, phối hợp sản xuất…
Các hoạt động thông tin: thiết lập mạng lưới thông tin bao trùm mở rộng ở cả phạm vi trong ngành và thế giới, nghiên cứu và phổ biến các kiến thức khoa học, kỹ thuật, quản lý và văn hoá của ngành.
Để hỗ trợ và thực hiện các chức năng trên, VITAS có 4 trung tâm: Trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm công nghệ cao và thiết bị tiên tiến, trung tâm đào tạo và tư vấn và đầu tư cho trung tâm phát triển các giống chè.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò của hiệp hội vẫn còn thấp và chưa đủ sức hỗ trợ cho các công ty thành viên cũng như các hộ sản xuất. Từ năm 2000, hỗ trợ của VITAS cho các thành vêin trong tìm kiếm và mở rộng thị trường được chú trọng bằng việc tổ chức các chuyến đi thực tế tìm hiểu hội trợ, triển lãm ở nước ngoài. Nhưng nhìn chung, cần phải nâng cao vai trò của VITAS hơn nữa để hỗ trợ nhiều hơn cho các đơn vị thành viên và tư vấn cho các nhà quản lý, lãnh đạo trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược đối với ngành chè.
Dịch vụ khuyến nông
Các dịch vụ khuyến nông dành cho nông dân trồng chè do VINATEA và các nhà máy cung cấp hoặc do các sở nông nghiệp tỉnh cung cấp cho các hộ quy mô nhỏ không liên kết. Phân tích các dịch vụ này, ADB (2000) kết luận: “Hiệu qủa của các cán bộ khuyến nông còn hạn ché vì lương thấp và họ phải tự trang bị phương tiện đi lại. Việc đào tạo, huấn luỵên của các cán bộ khuyên nông chỉ ở mức sơ dẳng do thiếu vốn và thực hành. Các dịch vụ khuyến nông chủ yếu tập trung vào kỹ thuật canh tác chứ chưa mở rộng sang chế biến và marketing". Ngược lại, nông dân ở các nông trường được nhận sự quan tâm nhiều hơn trong việc đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Tuy nhiên, do nông dân trồng chè đặc biệt là các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp nên cán bộ khuyến nông gặp khó khăn khi phổ biến các công nghệ mới, giống chè mới…
VINATEA giao cho Viện nghiên cứu chè (TRI) tiến hành nghiên cứu về canh tác, chế biến và cung cấp các dịch vụ khuyến nông, đào tạo. Trong số 400 nhân viên của Viện, 105 là chuyên viên nghiên cứu (ADB 2000, trang 3). Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, nên các hoạt động nghiên cứu hay đào tạo của Viện còn chưa được triển khai mạnh. Theo báo cáo của ADB (2000), Viện nghiên cứu chè chưa có nhiều nghiên cứu mới trong vài năm qua trừ việc tạo ra 4 dòng vô tính mới và một số dịch vụ khuyến nông đối với chè Shan. ADB kiến nghị TRI nên tập trung vào việc đánh giá