Trong chương này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích theo nhánh để sơ đồ hoá vấn đề, những hạn chế cũng như ảnh hưởng của mỗi loại hình của người trồng chè khi tham gia vào chuỗi marketing. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp. Tuy nhiên, một điều cần phải lưu ý ở đây là chương này tập trung vào phân tích các đối tượng trồng chè nghèo hơn là những người trồng chè nói chung.
Nông trường viên
Nói chung, có 2 nguyên nhân dễ nhận thấy tại sao nông trường viên nghèo. Chúng bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại cảnh. Yếu tố nội sinh chính là những căn bệnh kinh niên như thiếu nhân công, thiếu vốn cũng như khả năng tiếp cận với các khoản vay ngân hàng. Yếu tố ngoại sinh liên quan đến tính bất ổn của thị trường, chính sách của công ty cũng như của Chính phủ; Chính những yếu tố đó đang cản trở trở nông trường viên tăng thu nhập, cải thiện sức khoẻ và giảm thiểu rủi ro.
Hình 8-1-Cây vấn đề cho nông trường viên
So với các đối tượng trồng chè khác, nông trường viên có lợi thế hơn là thu nhập ổn định hơn do sản lượng chè đã được nhà máy đảm bảo bao tiêu. Do đó, vấn đề lo ngại lâu dài của nông trường viên là yếu tố sức khoẻ bị giảm sút. Trong tất cả các nhà máy được điều tra, hầu hết nông trường viên đều cảnh báo, để đáp ứng nhiệm
Sự tham gia của người nghèo trong chuôi giá trị: Nghiên cứu đối với ngành chè
vụ phải bán hầu hết\hoặc toàn bộ sản lượng chè cho nhà máy, họ đã sử dụng thuốc trừ sâu quá mức và điều này gây hại rất lớn đến chính sức khoẻ của họ, đặc biệt là đối với những nông trường viên nghèo. Hơn nữa, vì độ phì nhiêu của đất ngày càng có giảm, nên họ phải tăng bón phân cho đất để đáp ứng được yêu cầu sản lượng chè như các vụ trước. Tất cả những yếu tố này đang dẫn đến một tình trạng báo động, phân bón và thuốc trừ sâu bị lạm dụng đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người dân.
Rất nhiều nông trường viên phản ánh rằng, bởi vì hệ thống thu mua của nhà máy không rõ ràng nên tỷ lệ khấu trừ nước bề mặt ngoài là quá cao và nhà máy kiểm soát chất lượng chè cũng rất chặt chẽ. Do đó, nên tỷ lệ khấu trừ nước bề mặt ngoài là quá cao và nhà máy kiểm soát chất lượng chè cũng rất chặt. do đó, người dân, đặc biệt là người dân nghèo rất thiệt thòi. Như trường hợp của Công ty Sông Cầu, vì nông trường viên nghèo thường dư ít chè hơn, trong khi lại phải giao nộp toàn bộ chè thu hoạch được cho Công ty. Theo quan điểm của nhiều nông trường viên, chính hệ thống thu mua hiện nay đã áp đặt tỷ lệ khấu trừ nước bề mặt ngoài cao như vậy, và họ cũng băn khoăn, không biết rằng mức thu như vật là chính sách của công ty hay chỉ của một ai đó đề ra, hay xuất phát từ “hệ thống không rõ ràng” của nhà máy. Hơn nữa, chính hệ thống thu mua còn nhiều điều không rõ ràng này cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua chè luôn ở mức thấp như hiện nay, ảnh hưởng tiêu cùc đến những nông trường viên nghèo bởi vì nguồn thu nhập chính của họ là từ trồng chè.
Đứng trên giác độ kinh tế vĩ mô, chính sách của chính phủ cũng cản trở người dân, như Nhà nước chỉ cấp sổ đỏ cho toàn bộ vùng trồng chè chứ không cấp cho mỗi hộ gia đình như người dân trồng lúa. Chính vì vậy, nông trường viên không thể mang đất ra thế chấp cho ngân hàng. Trong một số trường hợp, nông trường viên, đặc biệt là những người nghèo, rất cần vốn để đầu tư vào vườn chè hoặc để dự trữ cho những lóc bất trắc như ốm đau hay thiên tai. Vay vốn của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu lúc cấp thiết và có lãi suất thấp, nếu không, họ sẽ lại phải vay qua trung gian và phải trả lãi suất cao. Chính vì lẽ đó, khi người dân không được vay vốn từ ngân hàng, họ sẽ dễ bị tổn thương và trong chừng mực nào đó, cơ hội dành cho họ để cải thiện thu nhập, mở mang sản xuất sẽ ngày càng bị hạn chế.
Một khác biệt đáng kể của nông trường viên so với các đối tượng khác là nông trường viên buộc phải trả bảo hiểm xã hội để sau này được hưởng lương hưu. Thông thường, họ phải nộp từ 1 đến 2 triệu đồng/ năm. Như vậy, rõ ràng đây là một gánh nặng đối với người nghèo, đặc biệt khi giá thu mua chè xuống thấp như trong năm 2003. Nộp bảo hiểm xã hội hàng năm là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo bị tổn thương và làm giảm thu nhập của họ.
Những giải pháp cho nông trường viên, đặc biệt là nông trường viên nghèo tham gia và hưởng lợi từ chuỗi giá trị sẽ tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Công ty cần phải kiểm tra, rà soát lại hệ thống thu mua và hoàn thiện thành một hệ thống minh bạch hơn. Bằng cách đó, họ sẽ thoả mãn hơn với nhà máy.
- Chính phủ cần thay đổi chính sách đất như cấp sổ đỏ cho nông trường viên.
xuống bất ổn như năm 2003, sẽ rất ít nông dân giữ được hợp đồng, trừ trường hợp của Công ty Phú Bền. Vì vậy, phân tích nhánh sau đây sẽ tập trung vào trường hợp của Công ty Sông Cầu và Công ty Phú Bền.
Hình 8-2-Cây vấn đề cho nông dân ký hợp đồng
Vấn đề đáng lo ngại nhất là người dân ký hợp đồng với nhà máy là họ rất dễ bị tổn thương. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên là ốm đau, tuổi già làm cho năng suất và sản lượng chè thấp, và do đó, họ phải phụ thuộc và rất bị động theo giá thu mua của công ty. Thứ hai, tính bất ổn của thị trường buộc giá thu mua của công ty thấp và không ổn định, như trường hợp của công ty Sông Cầu. Do đó, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng và thường xuyên biến động. Thứ ba, lại một lần nữa, cũng giống như nông trường viên, trong trường hợp của công ty Sông Cầu, người dân dễ bị tổn thương vì họ không được cấp sổ đỏ.
Giống như nông trường viên, đối với nông dân ký hợp đồng với nhà máy, hệ thống thu mua của công ty là không rõ ràng và minh bạch, tỷ lệ khấu trừ nước bề mặt luôn ở mức rất cao, còn giá thu mua luôn thấp hơn so với giá thị trường. Nông dân ký hợp đồng với nhà máy phải bán một phần chè nhất định cho công ty theo như đã cam kết trong hợp đồng. Vì thế, rõ ràng là họ sẽ thấy bị thiệt rất nhiều khi so sánh bán chè cho công ty hay ra thị trường tự do.
Trong thực tế, người nghèo luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ bệnh tật, tuổi già, kiến thức có hạn... Vì thế, năng suất và chất lượng chè của họ chắc chắn sẽ không thể tốt như những hộ khác. Cũng vì vậy, thu nhập của họ cũng sẽ thấp hơn cùng với nguy cơ gặp rủi ro cao hơn.
Sau đây là một số giải pháp cho những nông dân ký hợp đồng với nhà máy:
Sự tham gia của người nghèo trong chuôi giá trị: Nghiên cứu đối với ngành chè
Thị trường biến động và sức ép cạnh tranh Hệ thống thu mua không rõ ràng Nguyên nhân
Yêu cầu phải bán hầu hết/hoặc toàn bộ sản lượng chè cho nhà máy.
Ốm đau, tuổi già, thiếu kiến thức, thiếu lao động Không có sổ đỏ (chứngnhận quyền sở hữu đất) Tỷ lệ khấu trừ nước bề mặt ngoài cao
Giá thu mua chè thấp và không ổn định Bế tắc trong việc vay vốn
ngân hàng
Hạn chế
Khó tiếp cận được với thị trường Năng suất thấp, chất lượng thấp Khó khăn Thu nhập thấp Dễ bị tổn thương
- Công ty nên kiểm tra, giám sát lại hệ thống thu mua và hoàn thiện thành một hệ thống minh bạch hơn. Bằng cách đó, người dân sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi ký hợp đồng với công ty.
- Với những người ký hợp đồng với nhà máy như trường hợp công ty Sông Cầu, Chính phủ cần phải thay đổi chính sách cấp sổ đỏ cho người dân.
- Một số công ty muốn ký hợp đồng với một nhóm hộ trồng chè để đáp ứng yêu cầu về chất lượng chè. Vì vậy, để lôi kéop và giúp đỡ người nghèo tham gia vào nhóm này, họ rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật từ các cấp chính quyền địa phương cũng như các tổ chức, đơn vị.
Xã viên HTX
Thành lập HTX là một cách làm hay để huy động những cá nhân đơn lẻ thành một tổ chức, hướng tới mục tiêu có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất của hệ thống hợp tác xã hiện nay là do mới được thành lập, nên hợp tác xã có rất ít kinh nghiệm giao dịch, buôn bán, do đó, chưa đủ năng lực khi phải kinh doanh chè trên thị trường. Chính hạn chế này dẫn đến vấn đề là xã viên hợp tác xã vẫn luôn trong tình trạng bất ổn. Cũng như các hộ nông dân trồng chè khác, sự lên xuống thất thường của thị trường chè năm 2003 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của xã viên hợp tác xã. Thiếu vốn, đất đai canh tác nhỏ hẹp cũng là nguyên nhân làm quy mô sản xuất nhỏ và thu nhập thấp. Một điều rất quan trọng là các HTX chè ở Thái Nguyên luôn thiếu sự hỗ trợ của chính phủ để mở rộng quy mô buôn bán và sản xuất. Do đó, thu nhập của họ thấp và tính bất ổn cao.
Hình 8-3-Cây vấn đề cho xã viên HTX
Một số giải pháp cho xã viên HTX:
- Cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ bằng nhiều cách, đặc biệt là xây dựng năng lực và kiếm thức kinh doanh.
- Hơn nữa, chính phủ cũng nên hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng kỹ năng quản lý và giúp họ được tham gia các hội trợ thương mại.
Nông dân trồng chè tự do
Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị của ngành chè cña nông dân tự do phụ thuộc rất nhiều vào người thu mua và các đơn vị chế biến tư nhân. Vấn đề đáng lo ngại nhất đối với những hộ này là họ thiếu kiến thức, dẫn đến lạm dụng phân bón quá mức, trong khi chất lượng chè thấp. Chính điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng, chất lượng chè kém sẽ làm giảm thu nhập của người dân.
Một thực tế là càng những người nghèo thì càng sống ở xa khu trung tâm và đường giao thông. Do đó, khả năng tiếp cận tới thị trường của họ là có hạn, và họ luôn yếu thế hơn khi mặc cả với thương nhân và luôn đối mặt với sự bất an của thị trường. Những điểm yếu khác của người dân trồng chè tự do nghèo là diện tích đất của họ rất nhỏ, lại thiếu kiến thức và thiếu vốn để đầu tư cho nguyên vật liệu đầu vào, do đó, chất lượng chè của họ luôn ở mức rất thấp.
Sự tham gia của người nghèo trong chuôi giá trị: Nghiên cứu đối với ngành chè
HTX ít kinh nghiệm trong kinh doanh
Ốm đau, tuổi già, thiếu lao động Nguyên nhân Thị trường bị biến động Thiếu hỗ trợ của Chính phủ Thiếu vốn và đất trồng chè
Giao dịch với khối lượng nhỏ
Hạn chế
Sản xuất với quy mô nhỏ Giá thấp
Khó khăn
Thu nhập thấp
Thu nhập không ổn định
Hình 8-4-Cây vấn đề cho nông dân tự do
Sau đây là một số giải pháp cho người dân trồng chè tự do:
- Chính phủ cần phải có những chương trình huấn luyện kỹ thuật cho người dân nghèo như chương trình IPM đã được thực hiện ở một số tỉnh. Chính sách này sẽ có lợi cho họ cả về cải thiện về mặt kinh tế và sức khoẻ.
- Ở một số vùng xa đô thị, cần phải đầu tư vào đường xá giao thông và hệ thống thông tin. Hơn nữa, ở các vùng hạn hán, đầu tư vào hệ thống thủy lợi cũng sẽ cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân nghèo.