Tóm tắt những kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP (Trang 156 - 161)

Bối cảnh nghiên cứu

Báo cáo này sử dụng phương pháp tiếp cận về chuỗi giá trị để phân tích ngành chè Việt Nam và những liên kết đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động từ khâu sản xuất tới tiêu dùng. Khác với khái niệm truyền thống về chuỗi cung, cách tiếp cận này xem xét hệ thống các mối quan trong chuỗi, và xác định vai trò của các tác nhân và cơ chế quản trị trong việc xác định ai là người được hưởng lợi khi tham gia vào chuỗi giá trị và ở mức độ nào. Trong mối quan hệ với người nghèo, cách tiếp cận chú ý nhiều tới các dạng khác nhau của cơ chế liên kết, các cơ hội cũng như mối đe doạ có thể khi tham gia vào chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị nông sản thực phẩm đã trở thành lực lượng chi phối trong hệ thống lương thực toàn cầu những năm gần đây, đem lại những cơ hội tiềm năng và cũng đặt ra những thách thức cho người nghèo. Vấn đề quan trọng ở đây là làm cách nào để khi tham gia vào chuỗi giá trị sẽ mang lại ích lợi lớn nhất.

Trong thập kỷ qua, tình trạng đói nghèo tại Việt Nam đã giảm nhanh chóng, song các bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ khó khăn hơn. Một số khu vực và nhóm được hưởng lợi ít hơn so với các khu vực và nhóm khác; đó là các vùng nông thôn, các khu vực nhất định (đặc biệt miền núi Bắc Bộ, duyên hải Trung Bắc Bộ và Tây Nguyên), và hầu hết các dân tộc thiểu số. Các nguyên nhân cơ bản thuộc về phạm vi công việc, hơn là phải nhớ rằng hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này nhấn mạnh sự cần thiết của phát triển nông thôn nói chung và thúc đẩy nông nghiệp đa dạng cũng như hoạt động ngoài nông nghiệp nói riêng.

Chè đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thu nhập và tạo công ăn việc làm tại các khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở miền núi Bắc Bộ (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ), Đông nam Bộ (tỉnh Lâm Đồng) và Duyên hải Trung Bắc bộ (tỉnh Nghệ An). Cây chè có tiềm năng lớn để giảm đói nghèo khi được trồng chủ yếu trong các nông hộ nhỏ tại các khu vực nghèo của các tộc người thiểu số. Chè ít đòi hỏi vật tư, cần nhiều lao động. Hai khu vực sản xuất chè lớn đều là các vùng nghèo nhất nước và chè là một trong những số ít các loại cây trồng hợp đất tại những vùng này. Do đó, phát triển cây chè ý nghĩa lớn về kinh tế và ổn định xã hội.

Phương pháp luận

Cùng với việc phân tích các nghiên cứu hiện tại liên quan đến các vấn đề liên quan tới lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu tổ chức khảo sát, điều tra tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên. Các tỉnh này được lựa chọn bởi vì, cùng với tỉnh Lâm Đồng ở miền Nam, hầu hết chè của Việt Nam được trồng ở những vùng đó. Tuy nhiên, 2 tỉnh nói trên có mức độ nghèo hơn nhiều so với tỉnh Lâm Đồng và phần lớn chè ở đây được sản xuất bởi các nông hộ nhỏ. Hơn nữa, một số nhà máy lớn và nhiều nhà chế biến có quy mô nhỏ đã xuất hiện trong vài năm gần đây, tạo điều kiện để phân tích những

ảnh hưởng của sự phát triển đó lên các nhà sản xuất nghèo. Cuối cùng, 2 tổ chức phi chính phủ đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy chè IPM tại cả 2 tỉnh và các hợp tác xã chè tại tỉnh Thái Nguyên, cho phép nghiên cứu tác động của hoạt động này.

Tất nhiên, sự lựa chọn khu vực đã gặp phải những ý kiến cho rằng tại sao nghiên cứu không tập trung vào những vùng miền núi vùng sâu vùng xa hơn – nơi mà nông dân trồng chè nghèo nhất sinh sống. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu ảnh hưởng của việc phát triển chuỗi giá trị đến nông dân nghèo tại các tỉnh đang phát triển mạnh như trường hợp nghiên cứu ban đầu cũng là rất quan trọng cho việc hiểu được các ảnh hưởng tiềm năng của chuỗi ở các vùng xa xôi hơn.

Trong phạm vi hai tỉnh trên, chúng tôi chọn ra một số xã để nghiên cứu dựa trên mức nghèo đói, sự tham gia vào sản xuất chè, tỷ lệ nông dân thiểu số, mức độ gần khu vực trung tâm của tỉnh và vai trò tham gia của nông dân trong các hiệp hội ngành ngang và/hoặc mối liên hệ dọc với các nhà chế biến. Phương pháp luận nghiên cứu của chúng tôi liên quan tới một loạt các hoạt động định tính và định lượng với lãnh đạo địa phương và các tác nhân liên quan trong chuỗi giá trị chè từ người thu hái tới đại diện của các công ty xuất khẩu. Các hoạt động bao gồm các cuộc phỏng vấn với tất cả các bên liên quan, các nhóm trọng tâm và các PRA lớn hơn với các nhà sản xuất, và một cuộc khảo sát nhỏ của các nhà chế biến.

Tổng quan về chuỗi giá trị ngành chè

Sản xuất chè Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu với hơn 80% sản lượng cung cấp cho thị trường quốc tế. Là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 6 hiện nay, khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam trong thập kỷ qua đã tăng gấp 10 lần. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao trong sản xuất mặt hàng chè. Trong khi sản lượng chè tăng đáng kể trong thập kỷ qua nhưng lượng chè xuất khẩu vẫn không có ảnh hưởng đáng kể lên giá chè thế giới. Mặc dù giá chè xuất khẩu từ năm 1998 luôn có chiều hướng giảm sút, song vẫn mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc Việt Nam phải phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu lại là rủi ro lớn cho tất cả các bên tham gia. Hiện nay, Irắc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 40% tổng xuất khẩu chè trung bình (từ năm 1995-2002). Sự sụp đổ của thị trường này trong năm 2003 do ảnh hưởng của chiến tranh là một mất mát lớn cho ngành chè Việt Nam, đặc biệt là đối với những khu vực có liên kết với các công ty thuộc sở hữu nhà nước xuất khẩu chè thông qua VINATEA. Hơn nữa, chất lượng chè xuất khẩu vẫn ở mức rất thấp.

Sản xuất chè tại Việt Nam đã bắt đầu từ thời Pháp và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ sau khi dành độc lập với việc thành lập các trang trại quốc doanh tập trung duy nhất vào chè. Trong thời gian này, nông dân chỉ trồng các giống chè cũ – giống chè Trung Du tại các vùng trung du và chè Shan tại vùng cao - những loại chè có năng suất và chất lượng thấp so với các giống mới như PH1 hay các giống mới nhập ngoại. Hiện nay, khoảng ½ các vườn chè tại Việt Nam đã có tuổi đời trên 30 năm, vượt qua tuổi hữu ích nhất của cây chè. Điều này gợi lên ý tưởng về khả năng hưởng lợi đáng kể từ việc thay thế các giống cũ bằng cách giống mới có năng suất cao hơn. Trong khi đó, các phương pháp kỹ thuật trở nên lạc hậu, phân bón được sử dụng không phù hợp và xu hướng lạm dụng thuốc trừ sâu tại các khu vực trồng thương mại đã gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và môi trường.

sự liên kết. Kênh thứ nhất, thường có nhiều trước đây, tập trung vào công nhân nông trường hoặc nông dân hợp đồng liên kết với các nhà máy có các nông trường lớn sản xuất chè chủ yếu dành cho các thị trường xuất khẩu, thông qua VINATEA dưới dạng công ty thuộc sở hữu nhà nước hay công ty cổ phần. Kênh thứ hai – gồm đại đa số là nông dân – có liên quan tới các tiểu chủ không có mối liên hệ, sản xuất chè cùng với các cây trồng khác và chăn nuôi. Từ các cuộc điều tra bên ngoài của chúng tôi, có một điều dễ nhận thấy đó là hai kênh trên tiếp tục tách biệt nhau, mặc dù đã giảm so với trước đây bởi các nông trường lớn đã bắt đầu tìm mua chè từ các tiểu chủ nhỏ ký hợp đồng - những người thường có xu hướng duy trì sự độc lập của mình.

Trong kênh đầu tiên, công nhân nông trường và nông dân hợp đồng có mối quan hệ hợp đồng chặt chẽ với các nhà máy theo khuôn khổ của nghị định 01/1995 – một văn bản cấp cho nông dân quyền sử dụng đất để sản xuất chè trong thời gian tới 50 năm. Các nông dân này phải giao nộp tất cả hoặc một phần lớn sản lượng chè của họ cho nhà máy. Đổi lại, nhà máy phải giữ cầu ổn định, cung cấp cho nông dân tín dụng để mua đầu vào và đào tạo kỹ thuật. Tuy nhiên, giá chè không được đề cập trong hợp đồng và có thể dao động dưới giá thị trường (đặc biệt với các SOE). Hơn nữa, những nông dân này không có giấy chứng nhận sử dụng đất, hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng. Khi các nhà máy gặp khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến nông dân, đặc biệt bởi vì họ phụ thuộc duy nhất vào nhà máy và thu nhập chủ yếu xuất phát từ cây chè.

Trong kênh thứ hai, các nông dân không liên kết bán chè tươi chủ yếu cho các nhà thu gom (người này có thể bán cho các nhà chế biến lớn hay nhỏ) hoặc trực tiếp cho các nhà chế biến quy mô nhỏ. Thay vào đó, họ có thể chế biến lá chè tại nhà rồi bán chè khô cho các nhà thu gom. Việc phát triển của thương nhân và các nhà chế biến khu vực tư nhân, cùng với cải tiến công nghệ và cơ sở hạ tầng vận chuyển, đã mở rộng quy mô thị trường, tạo ra vận hội lớn cho nông dân để nâng cao việc làm và thu nhập. Với sự thành lập các đơn vị chế biến, đặc biệt kể từ năm 1998, nông dân có ngày càng nhiều hơn lựa chọn để bán ra. Mặc dù sự phát triển các nhà chế biến tư nhân làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường chè và hạn chế tính độc quyền của các công ty nhà nước, nhưng quy mô của họ vẫn nhỏ.

Kể từ năm 1994, một số thành viên của VINATEA đã hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để thành lập các công ty liên doanh như Sông Cầu và một đối tác Nhật Bản tại tỉnh Thái Nguyên, và Phú Bền và Phú Đa tại tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, 11 công ty nước ngoài đã thiết lập hoạt động ở Việt Nam. Với nguồn vốn dồi dào và quy mô lớn, các công ty này đã tăng nhu cầu mua chè tại các khu vực xung quanh. Thêm vào đó, tiến bộ trong quản lý và phương pháp kỹ thuật trồng trọt giúp ích nhiều cho các nhà sản xuất, đặc biệt công nhân nông trườngvà nông dân hợp đồng, mang lại chất lượng và năng suất cao hơn.

Thị trường chè búp tươi có tính cạnh tranh bởi nông dân không gặp phải nhiều rào cản khi tham gia. Việc phân tích chi phí và lợi ích của các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị cho thấy, đối với các nhà sản xuất chè tươi, nhìn chung nông trường viên có lợi nhuận hơn so với sản xuất chè tươi cho thị trường, và sản xuất chè như một nông dân “không liên kết” tại tỉnh Thái Nguyên có lời hơn so với tỉnh Phú Thọ. Sản xuất chè khô giúp tăng thu nhập cho các hộ sản xuất. Sản xuất chè cho xuất khẩu tỏ ra có lợi hơn cho nông dân tại tỉnh Phú Thọ, và ngược lại với hộ sản xuất chè ở Thái Nguyên - những người bán chè ra với mức giá cao hơn trên thị trường nội địa.

Sự phát triển rộng khắp của khu vực chè cũng tạo ra một thị trường lao động lớn cho người thu hái và công nhân tại khu vực chế biến. Thu hoạch chè là hoạt động cần nhiều nhân công, đặc biệt tại thời kỳ thu hoạch đỉnh, mặc dù điều kiện làm việc khó khăn và hầu hết người thu hái chỉ coi đây là việc làm tạm thời. Đối với hoạt động chế

biến, việc phát triển các ngành chế biến tư nhân trong 5 năm qua đã tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, về cả lao động tạm thời và lâu dài. Công nhân thường báo cáo các điều kiện làm việc hợp lý, và các công ty quy mô lớn hơn thường có điều kiện làm việc tốt hơn.

Ảnh hưởng của sản xuất chè đối với hộ trồng chè nghèo

Mặc dù thu được lợi nhuận tương đối thấp từ sản xuất chè, song nông dân trồng chè vẫn được hưởng mức sống cao hơn so với nông dân gạo. Số liệu thu được từ các nhà sản xuất chè tại nghiên cứu này đề xuất các điều kiện sống tốt hơn mức trung bình cho khu vực của mình xuất phát từ số liệu thống kê dân số. Tại một số xã, nông dân cho biết thu nhập của họ đã tăng gấp đôi so với khi bắt đầu sản xuất chè, trong khi một nhà lãnh đạo xã cho nhóm nghiên cứu biết rằng thu nhập hàng tháng từ chè trong xã của ông ta tương đương với thu nhập một năm từ sản xuất gạo.

Chúng tôi xem xét tác động của việc trồng chè đối với công nhân nông trường, nông dân hợp đồng, nông dân không liên kết và nông dân liên hệ lẫn nhau thông qua hợp tác xã. Trong số 4 loại hộ này, nông dân hợp đồng và nông trường thường có cuộc sống tốt hơn so với những người khác. Nghèo đói tập trung trong số nông dân không liên kết, gồm những người nằm trong hợp tác xã, và sự nghèo đói của họ có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Câu hỏi nguyên nhân và tác động vẫn còn bỏ ngỏ bởi vì nó chỉ hướng tới những nông dân có đặc quyền cao hơn tương đối - những người về mặt đặc thù thoả mãn điều kiện trở thành công nhân nông trườnghay hợp đồng. Tuy nhiên, rõ ràng là họ vẫn tiếp tục hưởng lợi bằng rất nhiều cách từ tình trạng của mình.

Công nhân nông trường và nông dân có hợp đồng

Công nhân nông trường và nông dân hợp đồng thường có mức sống cao hơn so với các nông dân khác. Những người này được hưởng lợi ích như (i) thu mua đầu ra và giá ổn định; (ii) tiếp cận với đất của công ty có chất lượng tốt; (iii) đào tạo kỹ thuật; (iv) đầu vào nhờ tín dụng; và (v) tiền lương hưu và bảo hiểm y tế (chỉ có công nhân nông trường được hưởng).

Trong các công ty có các kênh xuất khẩu trực tiếp và thị trường đầu ra ổn định, những nông dân “liên kết” này hưởng nhiều lợi ích hơn và chịu ít các tác động tiêu cực của việc tham gia. Chúng tôi nhấn mạnh vào xuất khẩu tới ngành chè, như đã đề cập ở trên, là định hướng xuất khẩu chiếm ưu thế. Nếu các công ty có nhu cầu đầu ra ổn định, họ không áp đặt tỷ lệ “nước” trong chè cao hay kiểm soát chất lượng chặt chẽ đối với lá chè của công nhân nông trường. Hơn nữa, công nhân nông trường có thể tránh được tác động tiêu cực của việc lạm dùng thuốc trừ sâu nếu như công ty xuất khẩu trực tiếp chè chế biến sang các thị trường có thu nhập cao châu Âu – nơi có tiêu chuẩn chất lượng cao.

Ngược lại, nông dân liên kết với các công ty thuộc sở hữu nhà nước xuất khẩu thông qua VINATEA sẽ thấy mình bất lợi vì họ phải chịu đựng nhiều hơn các ảnh hưởng tiêu cực của việc giá thu mua ở mức thấp và thiếu ổn định, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và tỷ lệ chiết khấu nước cao. Những ảnh hưởng tiêu cực này xuất phát từ những khó khăn trong thị trường xuất khẩu do VINATEA quản lý, cũng như từ việc sản xuất thiếu hiệu quả của các công ty và chi phí phí giao dịch cao.

thành công nhân nông trường. Kết quả là, không thể thực hiện được việc hoà nhập nông dân nghèo vào chuỗi giá trị của các công ty lớn trong bối cảnh thị trường chè

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP (Trang 156 - 161)