Tại Thái Nguyên, một số doanh nghiệp chế biến quy mô lớn cùng song song tồn tại với một lượng lớn các hộ chế biến. Tại đây, 8 doanh nghiệp nhà nước và 15 doanh nghiệp không thuộc nhà nước có tổng công suất chế biến từ 1.000 đến 4.000 tấn một năm. Tại Phú Thọ, chỉ có 3 nhà máy chế biến quy mô lớn hoạt động với công suất 2000 tấn/năm, ngoài ra còn nhiều cơ sở chế biến nhỏ công suất chỉ từ 100-800 tấn/năm47.
Vài năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm trong ngành chè. Ví dụ như ở Thái Nguyên thập niên 90, 15 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, mỗi doanh nghiệp tuyển dụng 30-100 công nhân. Sự phát triển của ngành chế biến cũng làm cho diện tích trồng chè mở rộng do đó tạo ra nhiều việc làm cho những người sản xuất chè. Từ 1994-2003, tổng diện tích trồng chè của Thái Nguyên tăng mạnh từ 8.000 ha lên 15.000 ha. (Hình 6-1)
Hình 6-1 – Số lượng các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh và tổng diện tích trồng chè ở Thái Nguyên
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến chè của Thái Nguyên, 2004.
Số liệu của Phú Thọ cho thấy số hộ đăng ký và các công ty tư nhân sử dụng hầu hết lao động (Bảng 6-1). Thông thường, công suất chế biến của những thành phần này khá cao và thuê bình quân 30 lao động. Ngược lại, các hộ không đăng ký thuê khoảng 4-5 lao động.
47 Số liệu về tỉnh Phú Thọ lấy ở Nguyễn Văn Thụ, 2004. Số liệu về Thái Nguyên trích từ Báo cáo kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến và thương mại chè Thái Nguyên, 2004.
Quy mô của các doanh nghiệp tư nhân ở Thái Nguyên lớn hơn với bình quân 100 lao động trong khi quy mô bình quân của các hộ không đăng ký lại thấp hơn (3 lao động). Các công ty tư nhân có quy mô lớn hơn sử dụng lao động tạm thời cũng như lao động lâu dài nhiều hơn, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 thời điểm thu hoạch chè và ở Thái Nguyên48.
Ở Phú Thọ và Thái Nguyên cho thấy thời gian hoạt động liên tục trong sản xuất chè của các hộ đăng ký và các công ty tư nhân khá lớn, khoảng 6-7 tháng/năm. Thống kê cũng cho thấy số hộ không đăng ký sản xuất chè theo hướng sử dụng nhiều lao động. Đối với hộ không đăng ký tại Phú Thọ, một công nhân cần phải sản xuất khoảng 6 tấn chè lá. Ngược lại, các hộ đăng ký và các công ty tư nhân, một công nhân có thể sản xuất 14,3-54,9 tấn.
Bảng 6-1 – Số lao động làm việc trong các loại hình chế biến phân theo chủ sở hữu
Loại hình cơ sở chế biến Lđ nữ thời vụ Lđ thời vụ nam
Lđ nam thường xuyên Lđ nam thường xuyên Phú Thọ Hộ không đăng ký 1.4 0.5 1.0 0.7 Hộ có đăng ký 17.6 9.9 3.6 2.9 Công ty tư nhân 14.0 11.2 16.6 15.8
Thái Nguyên
Hộ không đăng ký 0.45 0.2 1.25 1.1 Công ty tư nhân 41.7 22.9 18.0 19.9
Nguồn: Nhóm điều tra ở Phú Thọ, Thái Nguyên, 2004
Bảng 6-2 – Sản lượng, lao động sử dụng và cường độ làm việc
Sản lượng chè lá (tấn/năm) Số lượng lao động Cường độ làm việc* Phú Thọ
Hộ không đăng ký 27.4 4.5 6.1
Hộ có đăng ký 430 30 14.3
Công ty tư nhân 1236 22.5 54.9 Thái Nguyên
Hộ không đăng ký 24,8 3,0 8,02 Công ty tư nhân 1287.5 102.4 12.6
Ghi chú: Do đánh giá mức độ thu hút lao động, sản xuất được chia theo số lượng công nhân Nguồn: Nhóm điều tra tại Phú Thọ, Thái Nguyên, 2004
Trong ngành chè, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và nước ngoài là những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất (Hình 6-2). Theo số liệu của VITAS (2004), các doanh nghiệp này thường có công suất hơn 1.000 tấn/năm và thuê khoảng 100 đến 500 công nhân49. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu riêng còn ký hợp đồng lao động với 100-400 công nhân.50 Các công ty tư nhân thường sử dụng ít lao động hơn các
48 Không có sự khác biệt lớn về quy mô và lao động sử dụng giữa hộ đăng ký và công ty tư nhân. Hộ không đăng ký hầu hết sử dụng lao động gia đình trong chế biến chè đôi khi họ cũng phải thuê lao
doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn như công ty Thế hệ mới, một trong những công ty tư nhân quy mô lớn sản xuất 3.000 tấn chè mỗi năm nhưng chỉ có 85 công nhân.
Hình 6-2 – Công suất và lao động sử dụng ở các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh 2004
Nguồn: VITAS.
Không có sự khác biệt nhiều về vấn đề giới trong chế biến chè. Kết quả điều tra ở Phú Thọ và Thái Nguyên cho thấy cũng không có khác biệt về tiền công theo giới. Công nhân được trả lương từ 380.000 đến 600.000 đồng/tháng tùy theo loại hình doanh nghiệp. Các nhà chế biến quy mô nhỏ ở Phú Thọ trả lương cho lao động tạm thời thấp hơn lao động thường xuyên trong khi các nhà chế biến quy mô lớn hơn lại trả theo hướng ngược lại. Đó là do trong thời kỳ thu hoạch rộ, các công ty tư nhân cần lao động gấp. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Thái Nguyên chỉ khác là không có khác biệt nào lớn trong lương trả cho hai loại lao động tạm thời và thường xuyên.
Nhìn chung, các doanh nghiệp càng lớn thì trả lương càng cao (Bảng 6-3). Lao động tạm thời làm việc cho các hộ chế biến không đăng ký được trả khoảng 400.000 đồng/tháng/người trong khi làm việc ở các hộ có đăng ký hoặc các công ty tư nhân họ kiếm được trên 500.000 đồng/tháng/người. Công nhân làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và công ty nước ngoài được trả lương cao hơn. Chẳng hạn như công nhân của công ty Long Phú, tỉnh Hà Tây hay công ty Phú Đa ở Phú Thọ được trả 800.000 đồng/tháng, trong khi công nhân ở công ty chè Phú Bền được trả hơn 1 triệu đồng/tháng.
Bảng 6-3 – Lương của công nhân theo các loại hình doanh nghiệp và loại hình lao động
Loại hình sở hữu Lao động tạm thời Lao động thường xuyên
Phú Thọ
Hộ không đăng ký 381,000 429,474
Hộ có đăng ký 512,500 550,000
Công ty tư nhân 700,000 525,100
Thái Nguyên
Hộ không đăng ký 450,000 423000
Công ty tư nhân 625,000 616,667
Nguồn: Điều tra của ICARD-ADB tại Phú Thọ và Thái Nguyên 2004
Hộp 6-1 – Thị trường suy thoái và tiền công của lao động chế biến
Công ty chè Thái Nguyên là một thành viên của VINATEA. Hoạt động chính của công ty là chế biến và bán chè đen cho xuất khẩu và chè xanh tiêu thụ nội địa. Công ty có khoảng 135 công nhân chế biến chè và 15 nhân viên hành chính, kinh doanh. Công suất sản xuất mỗi năm đạt khoảng 1000 tấn chè đen và lương trả cho công nhân là 700.000-1.000.000 đồng/tháng. Một thời gian dài, VINATEA mua toàn bộ chè của công ty để xuất khẩu và dưới sự che chở của VINATEA, công ty chè Thái Nguyên không phải lo lắng về việc kinh doanh hay marketing.
Năm 2003, do thị trường chè Irắc sụp đổ, VINATEA chỉ có thể mua 100 tấn chè đen của công ty. Chuyện này chưa từng xảy ra trước đó và phản ứng của công ty là bán chè xanh ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể bán 30 tấn chè xanh. Năm 2003, công ty buộc phải cắt giảm lương công nhân xuống còn 350.000 đồng/tháng, chỉ bằng một nửa tiền lương năm trước.
Nguồn: Phỏng vấn ông Khang, Trưởng phòng kế hoạch công ty chè Thái Nguyên, tháng 5/2004.
Về chế biến, theo quan sát của chúng tôi tại Phú Thọ và Thái Nguyên, nhìn chung công nhân cho biết công việc chế biến chè không có ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ. Nguy cơ có hại cho sức khoẻ là do hít phải khí CO2 và bụi chè. Công nhân chế biến ở các doanh nghiệp quy mô lớn có điều kiện làm việc tốt hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Tại các hộ chế biến không đăng ký ở hai tỉnh và công ty tư nhân ở tỉnh Phú Thọ, công nhân không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tại Thái Nguyên, các công ty tư nhân có làm bảo hiểm cho công nhân.
Thông thường, mỗi cơ sở chế biến có chế độ thưởng cho công nhân vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết. Ở một số công ty tư nhân, công nhân được nhận tiền ăn trưa và khám bệnh thường xuyên. Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có điều kiện làm việc tốt hơn. Họ trả bảo hiểm xã hội cho công nhân theo quy định của nhà nước, 51 và cũng trợ cấp tiền ăn trưa, khám bệnh thường xuyên và thưởng nhân dịp lễ tết.