Đây là một cuộc cách mạng lớn trong nhận thức và hành động của cả ĐTNN và cơ quan quản lý Nhà nước về thuế; phải dược coi là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thuế lần thứ ba.
Cải cách thuế lần thứ ba đã có sự chuyển biến tương đối mạnh mẽ nhận thức về thuế. Theo luật Thuế doanh thu, luật Thuế lợi tức trước đây thì ĐTNT phải kê khai và nộp thuế vào NSNN theo quy định. Cuối năm cơ quan Thuế thực hiện việc quyết toán thuế, xác định chính thức số thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước.
Cải cách thuế lần hai khẳng định một bước nhiệm vụ kê khai, tính thuế thuộc về trách nhiệm của ĐTNT, cơ quan Thuế sau khi nhận được tờ khai của ĐTNT thực hiện việc kiểm tra và ra thông báo thuế. ĐTNT căn cứ vào thông báo thuế chuyển tiền thuế nộp vào KBNN (chậm nhất không quá ngày 25 tháng sau).
Qua 6 năm thực hiện quy trình này bộc lộ nhiều tồn tại (như đã phân tích trong phần thực trạng) đòi hỏi cần có sự đổi mới và cải cách thực sự.
Xu hướng chuyển từ phương pháp ĐTNT tự tính tự khai và tự nộp thuế theo thông báo thành ĐTNT tự khai tự tính tự nộp, không chỉ khắc phục được hạn chế, nhược điểm quy trình quản lý thuế hiện hành mà nó còn phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế.
Cải cách quản lý thuế là một việc làm hệ trọng, thành công thường bắt đầu bằng các dự án thí điểm (chúng ta đã làm trước khi ban hành luật thuế GTGT). Ưu điểm của nó là không đòi hỏi nhiều vật lực, tài lực và được thực hiện trong phạm vi một địa phương, cho nên có thể kiểm soát và hiệu chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai dự án. Nhà chức trách có thẩm quyền có thể đúc rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng trên phạm vi
quốc gia. Hiện nay dự án đang chọn làm thí điểm cấp Cục tại 5 Cục thuế: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, An Giang và Thừa Thiên Huế.
Yêu cầu cơ bản của hệ thống tự khai tự tính tự nộp thuế là:
+ Đối tượng nộp thuế phải có sự hiểu biết đầy đủ về nghĩa vụ thuế và trách nhiệm thuế của mình để cho phép họ có thể tính nghĩa vụ thuế riêng của mình. Họ phải tự điền vào tờ khai thực hiện nghĩa vụ thuế đảm bảo yêu cầu về thời gian. Các thông tin trên bảng tờ khai thông qua Kho bạc, Ngân hàng, cơ quan Thuế hoặc trang Web của thuế.
+ Các tờ khai thuế được nộp trực tiếp cho Kho bạc, Ngân hàng cùng với tiền nộp thuế, cán bộ thuế không thường xuyên can thiệp vào thủ tục này để kiểm tra rằng tờ khai là đúng. Như vậy, trách nhiệm TKTTN thuộc hoàn toàn về ĐTNT nộp vào ngân sách kịp thời không cần phải chờ thông báo thuế.
Điều kiện tiên quyết để có một hệ thống tự khai, tự tính, tự nộp thuế thành công:
+ Đối tượng nộp thuế phải hiểu nghĩa vụ thuế của mình: họ phải nhận được các thông tin rõ ràng chính xác mô tả về diện chịu thuế là gì, khi nào phải thực hiện nghĩa vụ thuế này, họ phải thực hiện yêu cầu gì. ĐTNT phải luôn được thông báo và nắm bắt kịp thời với những thay đổi trong chính sách thuế, có điều kiện dể dàng tiếp xúc với các chuyên gia của ngành thuế và được trả lời các câu hỏi khi họ cần.
+ Quy trình cần đơn giản: càng đơn giản càng tốt để họ dể hiểu và không nản lòng khi thực hiện các thủ tục này, việc hướng dẫn cách điền vào tờ khai phải được cung cấp miễn phí và sẵn có ở địa điểm thuận tiện như Ngân hàng, Kho bạc, trang Web; việc nộp tờ khai thuế dễ dàng không tiêu tốn thời gian và chi phí.
+ Đối tượng nộp thuế phải thấy rằng hệ thống xử phạt nghiêm minh đang được áp dụng: trường hợp không tuân thủ các yêu càu về thuế cần phải áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc để ngăn chặn kịp thời việc không tuân thủ. Nhưng đi đôi với nó cần thiết phải xây dựng quy trình khiếu nại nhằm bảo vệ quyền của ĐTNN, tránh tình trạng khi khiếu nại thất thiệt thuộc về họ.
+ Đối tượng nộp thuế cần phải tin rằng chương trình thanh tra thuế có hiệu quả hiện đang tồn tại: ĐTNT phải thấy được các trường hợp không tuân thủ, gian lận về thuế sẽ bị phát hiện và khi đó sẽ phải chịu các hình thức xử phạt thích đáng.
Tuy nhiên, để thực hiện phương thức tự khai - tự nộp thuế thì cần thiết và bắt buộc phải thực hiện các yêu cầu mang tính pháp lý đó là những quy định trong luật thuế GTGT và luật thuế TNDN hiện hành phải được Quốc hội sửa đổi trước khi ban hành quy trình TKTN hoặc có thể bằng các quy định của Chính phủ cho phép thực hiện cụ thể:
+ Sửa đổi điều 12 và 13 của Luật thuế GTGT, điều 11 và 12 của Luật thuế TNDN để cho phép các ĐTNT được lựa chọn và áp dụng các thủ tục TKTN thuế theo tờ khai của mình.
+ Bỏ tờ khai quyết toán thuế hàng năm.
+ Áp dụng một mức thuế suất thuế TNDN, khômg phân biệt chế độ ưu đãi đối với các thành phần kinh tế trong nước hay ngoài nước.