Công tác quản lý với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76 - 81)

trừ

a, Đối với doanh nghiệp nhà nước

Trong nền kinh tế quốc gia, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, nhằm định hướng phát triển kinh tế đúng hướng cho các thành phần kinh tế khác, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Chính vì vậy Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư và có các chính sách ưu đãi riêng, đồng thời quy định chặt chẽ về chế độ giữ sổ sách kế toán đầy đủ và đảm bảo tuân thủ chế độ thu nộp NSNN cũng như các quy định về thanh tra, kiểm tra nguồn vốn của Nhà nước. Nguồn thu từ khu vực kinh tế này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong NSNN, bởi nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn thu và đặc biệt là tính ổn định. Xuất phát từ đặc điểm đó, Cục thuế tổ chức giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong từng doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra đôn đốc thu nộp sát với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện nghiêm chế độ hoá đơn, kế toán. Những khoản chi ngoài chế độ, không có chứng từ hợp lệ phải được loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý khi xác định lợi tức tính thuế, khẩn trương duyệt quyết toán thuế, thu dứt điểm các khoản tồn đọng. Ngành thuế có nhiều nỗ lực đặt ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra trọng điểm, đột xuất đối với các đơn vị có số thu lớn; mở sổ theo dõi, ghi chép cập nhật tình hình kinh doanh, nộp thuế từng doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời nắm bắt khó khăn để kiến nghị

tháo gỡ, nhằm tăng sự phát triển kinh doanh cho các DN tạo tích luỹ ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước.

Việc quản lý thu thuế chủ yếu do văn phòng cục thuế thực hiện theo quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp của Tổng cục thuế ban hành. Nhằm thực hiện tốt hai luật thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, đồng thời áp dụng cải tiến quy trình quản lý thu thuế các loại thuế khác, thực hiện cải cách quản lý hành chính thuế, tiến dần tới việc áp dụng phương pháp quản lý thu thuế hiện đại-tự tính, tự khai và nộp thuế, thông qua tờ khai hàng tháng của các doanh nghiệp, cơ quan thuế ra thông báo thuế và đối tượng nộp thuế tự nộp vào kho bạc. Số thu qua các năm ở khu vực này như sau :

Bảng 3.6 : Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh nghiệp) khu vực quốc doanh

ĐVT : triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/03

+/- %

1 Tổng số ĐTNT 189 192 198 9 104,76

2 Tổng thuế lập bộ 69.252,5 73.353,6 77.696,1 8.443,6 112,19 3 Nợ cuối kỳ 29.083,2 15.663,6 19.928 -9.155,2 68,52

4 Tỷ lệ nợ (%) 42,00 21,35 25,65

Nguồn: Cục Thuế Thừa Thiên Huế 2006

Nhìn qua bảng 3.6 ở trên về việc báo cáo chung đối với tình hình lập bộ thuế, ta thấy số đối tượng và mức đóng góp NS của khu vực kinh tế này tăng đều. Nhưng tỷ lệ nợ đọng cũng khá lớn, nguyên nhân là do công tác quyết toán cuối năm tiến hành còn chậm, chưa huy động kịp vào ngân sách nhà nước số thuế tồn đọng sau quyết toán. Mặc dù còn tồn tại hình thức cán

bộ chuyên quản nhưng công tác quản lý loại hình doanh nghiệp này vẫn còn thiếu chặt chẽ, việc kê khai thuế không đúng thời gian quy định, số lượng sai sót trên tờ khai hoặc không nộp tờ khai vẫn còn nhiều; miễn giảm và quyết toán thuế không kịp thời và đầy đủ. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chủ động, tự giác nộp đủ số thuế đã kê khai vào kho bạc nhà nước theo thời hạn quy định của luật thuế mà có tư tưởng trông chờ vào thông báo thuế. Một số doanh nghiệp nộp thuế không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. Trong năm 2005 Cục thuế TTHuế đã thay đổi phương thức quản lý, nhằm tạo ra sự chủ động trong công tác thu nộp của các DN, tuy nhiên số nợ của các DN vẫn còn cao.

b, Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng xây dựng các chính sách, quy chế ưu đãi để thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chính vì vậy, trong những năm qua số dự án ĐTNN tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến nay trên toàn tỉnh đã có 25 dự án và 4 doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài , trong đó có nhiều doanh nghiệp đã phát triển trở thành con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nói rieng và cả tỉnh nói chung như: Công ty Bia, công ty LuckVaxy,.... Tuy là khu vực kinh tế non trẻ của tỉnh nhà nhưng các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã vươn lên hàng đầu trong đóng góp nguồn thu cho NSNN, với số đối tượng nộp thuế không lớn nhưng tổng số thu đạt 355,6 tỷ, chiếm tỷ lệ 54,3% (năm 2005). Đây cũng là khu vực kinh tế làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng, đời sống công nhân cao, ổn định góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động cho tỉnh nhà... Ngành thuế đã chủ động phối hợp với cơ quan liên quan nắm toàn bộ số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh về các chỉ tiêu: số đang hoạt động, số đã hết thời gian ưu đãi về thuế, nắm rõ diện tích đất sử dụng của từng dự án, tình

hình thu nhập cá nhân để tính và thu đủ các khoản thuế phát sinh trong từng doanh nghiệp, các khoản tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển. Lập hồ sơ theo dõi các yếu tố có liên quan đến các khoản thuế; thực hiện kiểm tra việc kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và các khoản thu khác, thu dứt điểm số thuế tồn đọng; kiên quyết xử lý các vi phạm, từng bước đưa việc thực hiện các chế độ vào nề nếp kỷ cương. Tuy nhiên tình hình nợ đọng của khu vực kinh tế này còn lớn, nguyên nhân không phải vì các DN không có khả năng nộp mà là do chủ trương của tỉnh cho phép một số DN được để lại một phần để tái đầu tư. Ngoài ra một số dự án còn nợ đọng tiền thuê đất chưa giải quyết dứt điểm trong các hợp đồng; hoặc là do công tác quyết toán cuối năm chưa kịp thời đảm bảo huy động các khoản thu vào ngân sách.

c, Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp theo phương pháp khấu trừ thuế

Những năm gần đây nhất là từ khi có luật DN ra đời, khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đa dạng, nhanh chóng tạo vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Với thủ tục thành lập và giải thể đơn giản nhiều doanh nhân đã mạnh dạn bổ vốn làm ăn do đó số lương dn phát triển nhanh chóng, đông thời cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý.Việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp này cũng thực hiện quy trình tương tự như doanh nghiệp nhà nước, nhưng công tác quản lý thu thuế các đối tượng này phức tạp hơn nhiều.

Qua hai năm thực hiện hai luật thuế mới kết quả như sau (bảng 9 trang 78) Mặc dù kết quả đạt được qua các năm của khu vực này có chiều hướng tăng dần, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại, cụ thể một số ngành trọng điểm:

- Ngành chế biến hải sản: số thuế thu được tăng chủ yếu khi thực hiện luật thuế GTGT hầu hết các doanh nghiệp chế biến hàng hải sản chuyển sang mua đứt bán đoạn không ủy thác xuất khẩu. Tuy nhiên việc khấu trừ khống tỷ lệ 5% giá mua nguyên liệu của người trực tiếp khai thác cũng rất khó kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu.

Bảng 3.7 : Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh

Đơn vị tính : triệu đồng

Số Ngành nghề 2003 2004 2005 So sánh (%)

Số thu % Số thu % Số thu % 2004/

2003 2005/ 2004 Tổng số 5.524,60 100,00 9.120,80 100,00 9.766,30 100,00 165,09 107,08 1 - Sản xuất 2.815,70 50,97 7.013,50 76,90 7.299,90 74,75 249,09 104,08 + CB hải sản 13,4 21,8 35,2 162,69 161,47 + SX nước đá 56,2 61,8 45,6 109,96 73,79 - XDCB 2.746,10 6.929,90 7.219,10 252,35 104,17 2 - Thương nghiệp 84,3 1,53 114,6 1,26 133,7 1,37 135,94 116,67 + Xăng dầu 58,8 91,2 109,5 155,1 120 + Xe máy 25,5 23,4 24,2 91,76 103,42 3 - Ăn uống–dịch vụ 568,4 10,29 415,6 4,56 324,3 3,32 73,12 78,03 4 - Kinh tế tập thể 2.056,20 37,22 1.577,10 17,29 2.008,40 20,56 76,70 127,35

(Nguồn : Cục Thuế TT-Huế).

- Ngành xây dựng cơ bản khi thực hiện Luật thuế GTGT hoạt động xây dựng cơ bản được giảm 50% thuế GTGT (theo Nghị định số 78/CP của Chính phủ), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào của hầu hết giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, thậm chí cho khấu trừ khống tỷ lệ 3% đối với đất, đá, cát sỏi. Một số công trình đã ứng vốn nhưng doanh nghiệp kê khai không kịp thời, tiến độ ứng vốn chậm so với tiến độ thi công hoặc công trình đã đi vào

hoạt động nhưng chưa được quyết toán. Do đó hầu như thuế GTGT phát sinh thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây.

- Về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: trước đây thực hiện khoán doanh thu (bình quân 1,37 tỷ đồng/năm/doanh nghiệp), mức thuế khoán khá cao (bình quân 22,4 triệu/năm/doanh nghiệp). Sau khi thực hiện Luật thuế GTGT nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này có doanh thu kê khai cao gấp 2,42 lần so với doanh thu khoán nhưng do số chênh lệch giữa giá bán với giá mua thấp (chênh lệch giá kê khai khoảng từ 30-60 đồng/lít) nên số thuế GTGT kê khai phải nộp thấp so thuế khoán năm 1998. Nguyên nhân khác là do nhà nước quy định giá trần nên vào những thời điểm khan hiếm hàng, doanh nghiệp có bán cao hơn giá trần nhưng không phản ảnh vào hoá đơn sổ sách vì nếu ghi đúng giá thực tế thì bị xử lý vi phạm bán phá giá; mặt khác do tiêu thụ chủ yếu phục vụ cho đánh bắt hải sản, người mua đều không đòi hỏi hoá đơn, đây cũng là điều kiện để cơ sở kinh doanh phản ảnh kết quả kinh doanh không trung thực cả về số lượng và giá bán.

- Ngành dịch vụ, khách sạn và nhà hàng ăn uống : Du lịch là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng những năm qua tuy tỉnh dã chú trọng đầu tư phát triển, lượng khách du lịch dến Huế tăng mạnh nhưng công tác quản lý thu thuế chưa tương xứng. Năm 2005 lượng khách tới Huế trên 1.000.000 lượt người nhưng cả khối du lịch chỉ đóng góp được 18,7 tỷ dồng cho ngân sách (bao gồm cả DNNN, DN ĐTNN và DNNQD).

Tóm lại, việc quản lý và nộp thuế các đối tượng này chưa tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà còn để tình trạng thất thu lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w