Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 68)

- Tỷ lệ huy

động thuế =

Số thuế thực thu

Tổng thu nhập quốc nội (GDP) - Tỷ lệ nợ đọng thuế

- Chi phí quản lý thu thuế/tổng thuế thu được.

- Hiệu quả đầu tư

chi phí thu thuế =

Tổng thuế thu

Tổng chi phí đầu tư cho thu thuế

- Hiệu quả đầu tư

cho lao động thu thuế =

Tổng thuế thu

Tổng chi phí cho lao động thu thuế (%)

(lần)

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. TÌNH HÌNH THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005

3.1.1. Tình hình thực hiện nguồn thu thuế

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ chính sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, sự chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối kết hợp của các ban ngành, sự đồng thuận của nhân dân, sự đóng góp của các doanh nghiệp, cùng với sự vươn lên không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn ngành, Cục thuế Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả như sau (xem trang 60) :

Qua bảng số liệu về tình hình thực hiện ngân sách hàng năm cho thấy ngành thuế Thừa Thiên Huế đã tổ chức công tác hành thu đạt chỉ tiêu ngân sách của tỉnh và trung ương giao. Mức động viên vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, đặc biệt là năm 2005 lần đầu tiên tỉnh đạt thu NS xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu tập trung vào các khoản thu thuế từ khu vực kinh tế nhà nước, Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các biện pháp tài chính khác: như thu từ xổ số, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu khác.

Bảng 3.1 : Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của tỉnh qua 3 năm 2003-2005

STT CHỈ TIÊU

SỐ THU QUA CÁC NĂM

2003 2004 2005 So sánh 05/03 TỔNG THU % TỔNG THU % TỔNG THU % + - TỔNG THU 654.864 100,00 709.433 100,00 906.713 100,00 251.849 138,46 1 Thu từ DNNN TW 44.358 6,77 45.995 6,48 57.232 6,31 12.874 129,02 2 Thu từ DNNN ĐP 51.700 7,89 62.170 8,76 77.229 8,52 25.529 149,38 3 Thu từ DN ĐTNN 252.418 38,55 290.243 40,91 355.595 39,22 103.177 140,88 4 Thu từ khu vực NQD 63.128 9,64 75.580 10,65 91.676 10,11 28.548 145,22 5 Thuế thu nhập cá nhân 4.791 0,73 5.741 0,81 6.783 0,75 1.992 141,58 6 Thuế SD đất NN 392 0,06 580 0,08 688 0,08 296 175,51 7 Thuế CQSD đất 4.785 0,73 3.589 0,51 7.884 0,87 3.099 164,76 8 Thu tiền SD đất 122.527 18,71 111.670 15,74 152.549 16,82 30.022 124,50 9 Thuế nhà đất 3.472 0,53 4.879 0,69 6.376 0,70 2.904 183,64 10 Thu xổ số kiến thiết 20.942 3,20 21.169 2,98 17.325 1,91 -3.617 82,73 11 Tiền thuê đất 2.782 0,42 2.630 0,37 3.959 0,44 1.177 142,31 12 Lệ phí trước bạ 14.670 2,24 18.286 2,58 21.674 2,39 7.004 147,74 13 Phí, lệ phí 25.362 3,87 25.753 3,63 55.637 6,14 30.275 219,37 14 Phí xăng dầu 20.000 3,05 26.000 3,66 32.317 3,56 12.317 161,59 15 Tiền thuê, bán nhà SHNN 4.942 0,75 550 0,08 1.120 0,12 -3.822 22,66 16 Thu khác ngân sách 18.594 2,84 7.659 1,08 7.521 0,83 -11.073 40,45 17 Thu tại xã 0 0,00 6.940 0,98 11.149 1,23 11.149 -

Tuy nhiên tổng nguồn thu từ các đối tượng có đăng ký mã số thuế, lập sổ bộ thuế, theo dõi thu nộp và quyết toán thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, xấp xỉ 75%, bao gồm: các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất. Đây là nguồn thu ổn định hàng năm, ít biến động và nếu quản lý tốt sẽ khích thích sản xuất phát triển, bồi dưỡng nguồn thu và tăng thu ngân sách.

Để đạt những thành quả trên, ngoài những yếu tố khách quan thì phải khẳng định rằng bộ máy quản lý của ngành thuế Thừa Thiên Huế đã có sự phấn đấu không ngừng từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức đến cải cách quy trình quản lý thuế mới và ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngoài kết quả thu tốt Ngân sách đáp ứng cho nhiệm vụ chi tiêu ngày càng tăng trong quá trình phát triển chung của tỉnh nhà. Trong những năm qua, công tác quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. Cụ thể những kết quả đã đạt được như sau :

+ Công tác quản lý thuế đã thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước, đã góp phần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới TSCĐ, khuyến khích xuất khẩu, ổn định và phát triển SXKD, góp phần tích cực vào việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao cho địa phương tỉnh nhà.

Tăng trưởng kinh tế tại địa phương năm 2001 : 9,1%; Năm 2002 là : 9,2% ; năm 2003 là 9,2%; năm 2004: 9,1% và năm 2005 là 11,3%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương : năm 2001 : 35,1 triệu USD; Năm 2002 : 40,9; Năm 2003 : 25,7; Năm 2004 : 37,3; năm 2005 : 57 triệu

USD; Nhiều doanh nghiệp của địa phương tỉnh đã mở rộng đầu tư mới TSCĐ, phát triển SXKD.

+ Công tác quản lý thuế ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần ổn định được giá cả, thị trường, tạo thụân lợi cho sự phát triển kinh tế ở địa phương.

+ Công tác quản lý thuế đã tạo nguồn thu lớn góp phần tăng thu cho Ngân sách địa phương, từng bước ổn định và cân đối thu chi ngân sách. Đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách tỉnh nhà đồng thời giành một phần thích đáng để tăng khả năng tái đầu tư mở rộng phát triển kinh tế. Là cơ sở cho chiến lược phát triển kinh tế -xã hội và chính sách tài chính trong những năm sau. Tốc độ thu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể kết quả số liệu trình bày tại bảng 3.2.

Không chỉ hệ thống chính sách thuế mà công tác quản lý thuế cũng có tác động toàn diện đến mọi thành phần, mọi đối tượng trong xã hội với quan điểm: Quản lý thu thuế phải phù hợp với lòng dân, dựa vào dân, dân hiểu dân biết mới quản lý thuế được. Đây là một nội dung, một yêu cầu mới theo hướng cải cách công tác quản lý thuế trong qúa trình hội nhập khu vực, hội nhập thé giới . Với thực tế hiện nay khi ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của mọi bộ phận dân cư chưa cao, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc bảo đảm thực hiện đúng nội dung,yêu cầu trên của công tác quản lý thuế lại càng cực kỳ khó khăn. Thấy được điều đó, trong những năm qua bằng công tác quản lý thuế được đổi mới, được cải cách và đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đưa được nhận thức về thuế đến tận người để dân hiểu và chấp hành, đã làm nhân dân trong tỉnh ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách thuế của Đảng và Nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nghĩa vụ nộp thuế.

Không những vậy mà thông qua các tổ chức mặt trận đoàn thể, chính quyền các cấp, các tổ chức cơ sở đảng đã đưa được công tác thuế vào cuộc sống vào nội dung sinh hoạt mang tính xã hội cao.

Bảng 3.2 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế tại tỉnh TT-Huế giai đoạn 2001-2005 Số TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2005/2001 Tốc độ tăng BQ 1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) (Theo giá thực tế) Triệu đồng 3.941,091 4.439,587 4.971,644 5.872,400 7.070,500 179,405 15,7 2 Tổng thu ngân sách Triệu

đồng 685,649 693,654 819,834 899,243 1.036,73 151,204 10,6 3 Tốc độ tăng thu

so với năm trước % 104,2 101,2 118,2 109,7 115,3 151,2 -

4 Mức tăng thu tuyệt đối hàng năm

Triệu

đồng 27,533 8,005 126,180 79,409 137,487 499,300 49,4

5 Tỷ lệ huy động

thuế trên GDP % 17,4 15,6 16,5 15,3 14,7 84,28 -

(Nguồn : Niên giám Thống kê 2005 - Cục Thống kê Thừa Thiên Huế).

Với quan điểm trên hiệu quả về mặt xã hội của công tác quản lý thuế ở Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua còn thể hiện qua những kết quả sau :

+ Ngoài trách nhiệm nộp thuế, công tác quản lý thuế ở Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng đến quyền và lợi ích của người nộp thuế. Thông qua chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội và chế độ ưu đãi về thuế thể hiện ở sự công bằng trong xã hội về cả 2 mặt quyền lợi và nghĩa vụ, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, động viên họ ra sức lao động sản xuất thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống chính mình. Góp phần chung vào việc phát triển kinh tế giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Cụ thể:

+ Với Chính sách miễn giảm thuế và việc hoàn thuế Giá trị gia tăng được Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện kịp thời, đúng chế độ. Đặc biệt là việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện việc miễn giảm đến tận hộ gia đình. Giải quyết tốt chính sách miễn giảm kịp thời, đúng chế độ đã động viên các hộ nông dân phấn khởi an tâm sản xuất trong nông nghiệp.

Như năm 2000 Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết miễn giảm thuế sử dụng đất 131.128 hộ nông dân với sô thuế là 9.650 tấn thóc, xoá nợ cho hộ nông dân 770 tấn thóc. Miễn giảm về thuế Nhà đất cho 136.433 hộ/139.030 hộ nộp thuế nhà đất với số thuế miễm giảm là 1.680 tấn thóc. Đến nay hầu hết các hộ nông dân đã được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp ...

Về hoàn thuế GTGT, để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đồng thời đề cao trách nhiệm trước Pháp luật

của các đối tượng nộp thuế trong việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế tạo sự công bằng trong xã hội. Trong 5 năm thực hiện việc hoàn thuế, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thuế cho 210 lượt cơ sở, số thuế đã hoàn là 74,67 tỷ đồng, trong đó:

+ Hoàn thuế cho 21 lượt tổ chức và Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ODA, số thuế đã hoàn: 13,36 tỷ đồng.

+ Hoàn thuế cho 42 lượt doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất gia công hàng xuất khẩu, số thuế hoàn: 33,2 tỷ đồng.

+ Hoàn thuế cho 147 lượt đối tượng nộp thuế có số thu thuế GTGT khấu trừ đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, số thuế đã hoàn : 28,11 tỷ đồng.

3.1.2. Hiệu quả công tác quản lý thuế

Hiệu quả công tác quản lý thuế thể hiện qua tỷ trọng giữa 2 yếu tố chi chí cho hoạt động quản lý thuế với kết quả số thuế thu được về cho Ngân sách hàng năm.

Ở Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình đổi mới phát triển đi lên thì chỉ tiêu này luôn được chú trọng và quan tâm rất lớn, vì đây là tiêu thức hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác quản lý thu thuế, liên quan đến việc sắp xếp, bố trí nhân lực, bố trí các khoản chi cho từng địa phương, từng bộ phận quản lý thu sao cho hợp lý nhất, khoa học nhất Tiêu thức này còn dùng để đánh giá quá trình đổi mới hình thức và chất lượng quản lý thuế. Nhưng những năm qua để giải quyết vấn đề này còn có nhiều phức tạp không chỉ riêng ở Cục thuế Thừa Thiên Huế mà chung ngành thuế cả nước, đó là việc đảm bảo yếu tố chi phí cho con người làm công tác thuế đang cần được cải thiện hơn, để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tối thiểu tạo điều kiện cho người quản lý thu thuế an tâm công tác, góp

phần chống biểu hiện tiêu cực trong công tác thu thuế, thế nhưng thời gian qua yêu cầu này chưa đáp ứng được trong bối cảnh tiền lương chung của xã hội cần được xem xét lại. Tuy vậy, hiệu quả công tác quản lý thuế ở Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua theo số liệu sau đây cũng đánh giá phần nào hướng tích cực của quá trình đổi mới.

Bảng 3.3 : Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại tỉnh TT-Huế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng thu (K) tỷ đồng 404,53 456,20 500,00 709,43 906,71 Tổng Chi phí bỏ ra (Z) Trong đó :

+ Chi cho con người (v) + Chi khác (c) tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 13,46 7,61 4,85 13,72 7,95 5,77 14,00 8,15 5,85 14,48 6,60 7,88 22,37 10,03 12,34 Hiệu quả : + Tỷ số K/Z (P) + Tỷ số K/V (P/v) lần lần 30,05 53,16 33,24 57,36 35,71 61,35 48,99 107,49 40,53 90,40

Nguồn: Cục Thuế Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả

Qua số liệu trên, nhận thấy hiệu quả chi phí bỏ ra cho công tác quản lý thuế qua quá trình đổi mới hàng năm được tăng lên dần, từ chi phí bỏ ra 1 đồng thu được 30,05 đồng của năm 2001 được tăng lên 33,24 đồng năm 2002 và đến năm 2005 là 40,53. Có thể nói đây là một chỉ tiêu hiệu quả khá thành công trên 2 mặt : xét về nhân tố con người, mặc dù trong những năm qua số lượng cán bộ công chức ngành thuế giảm dần từ 647 năm 2003 đến năm 2005 chỉ còn 630, thế nhưng chi phí cho con người chẳng những không giảm mà còn được tăng lên khá lớn đó là do việc tăng thu nhập cho người làm công tác thuế đảm bảo đúng yêu cầu cải thiện đời sống, tăng mức thu nhập. Tuy chi phí cho con người tăng lên nhưng hiệu quả đem lại cũng tăng tương ứng : từ 1 đồng chi phí cho con người làm công tác quản lý thuế thu

được 53,16 đồng của năm 2001 thì năm 2003 thu được 61,35 đồng và năm 2005 là 90,4 đồng.

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành thuế Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w