Những thành tựu kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế (số liệu đến 2005)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

2005)

- Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và bước đầu có được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Bảng 2.1. cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm (2001-2005) đạt 9,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Tỉnh Đảng bộ đề ra (8-9%); đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước. Nổi bật trong thời kì 2001-2005 là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức độ cao qua các năm : 2001 : 9,1%; 2002 : 9,2%. 2003 : 9,2%; 2004: 9,1% 2005: 11,3%. [46].

Bảng 2.2 : Cơ cấu Tổng Sản Phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) : - Theo giá thực tế - Theo giá so 1994 tr. đồng - - 3.941,1 2.400,4 4.439,6 2.621,5 4.971,6 2.862,8 5.872,4 3.122,9 7.070,5 3.475,8 Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,1 9,2 9,2 9,1 11,3

Cơ cấu tăng SP trong tỉnh (GDP) %

Nông-lâm-ngư-nghiệp - 23,3 22,2 21,3 20,1 19,0

Công nghiệp-Xây dựng - 31,6 33,2 34,9 36,1 37,9

Dịch vụ - 45,1 44,6 43,8 43,8 43,1

Hầu hết các ngành và các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng cao, trong đó công nghiệp giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng bình quân 34,7%/năm, đây là thành quả hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức tăng trưởng bình quân đạt 44,1%, là khu vực phát triển đa dạng, phong phú, một số tiềm năng bước đầu đã khai thác có hiệu quả. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người tăng lên đáng kể : năm 2000 đạt 229,1 USD/người/năm; năm 2001 là 246,6USD; năm 2002 đạt 266,6USD; năm 2003 đạt 290,2USD; năm 2004 đạt 332,8 USD; năm 2005 đạt 294,5USD.

- Cơ cấu kinh tế từng bước tạo ra sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển.

Trước đây, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu, là xương sống của nền kinh tế, vì vậy tất cả mọi vấn đề đều tập trung cho phát triển nông nghiệp, giá trị nông nghiệp chiếm 56% trong GDP, công nghiệp chiếm 23% và dịch vụ chỉ chiếm 21%. Từ thực tiễn cuộc sống, nhận thức về cơ cấu kinh tế đã thay đổi, cơ cấu kinh tế hiện nay là công nghiệp 35,9%, dịch vụ 45%, nông nghiệp 24%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo đúng tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nghị quyết của Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XII đã đề ra.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có thể đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, xác định hiệu quả và những nhân tố ảnh hưởng, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích mang tính định tính và định lượng khác nhau.

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ : Cục thuế Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế và Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên Huế lần thứ XIII.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w