* Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh
* Một số chính sách thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước. Các mặt hàng mới được sản xuất trong nước đều được bảo hộ bằng mức thuế nhập khẩu cao. các ngành kinh tế chưa có chiến lược phát triển dài hạn, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, do đó việc bảo hộ bằng thuế còn thiếu sự chọn lọc, thậm chí nhiều mặt hàng còn bảo hộ quá mức, đặc biệt là ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước mặc dù được bảo hộ ở mức cao và trong thời gian dài nhưng vẫn chưa hình thành được ngành công nghiệp sản xuất ô tô như mong muốn. Do việc bảo
hộ như trên nên các doanh nghiệp chưa chủ động sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình.
* Hệ thống chính sách thuế chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế, còn có sự phân biệt về thuế suất, điều kiện ưu đãi, mức, thời gian miễn giảm thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa người Việt Nam với người nước ngoài.
* Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.
* Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu: Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế- chính trị- xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh- tế xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quẩn lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn hạn chế thể hiện:
Nội dung các sắc thuế vẫn còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.
- Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí có khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hổ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh... đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế.
* Đối với cơ quan thuế: Năng lực, trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là:
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế
- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế , cấp mã số
thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ; Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.
- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.
* Đối với người nộp thuế:
- Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội.
- Một số doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngân sách nhà nước.
* Đối với các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan:
Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá, nhân có liên quan (như cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chưa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách [31][36].
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một dải đất thuộc phía bắc trung bộ của Việt Nam, có tọa độ địa lý 16-16,8 vĩ độ bắc và 107,8- 108,2 độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng trị, phía nam giáp thành phố Đà nẵng, phía tây giáp nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía đông giáp Biển đông. Nơi rộng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là 64 km từ tây huyện A lưới đến cửa biển Thuận an, nơi có chiều rộng hẹp nhất là 2,5 km từ biển Lăng cô qua đèo Hải vân quanh đến ranh giới Đà nẵng. Bờ biển của tỉnh dài 126 km, có cảng Thuận an và vịnh Chân mây, sân bay Phú bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh [15].
Với diện tích tự nhiên 5.053 km2, chiếm 1,52% so với diện tích cả nước. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ, với đầy đủ các dạng địa hình : rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ tây sang đông : phía tây có dãy núi cao, phần giữa là đồi núi thấp và phía đông là giải đồng bằng nhỏ hẹp. Ven biển có nhiều đầm phá như phá Tam giang, đầm Hà trung, đầm Cầu hai, vũng An cư, chiều sâu trung bình của đầm phá từ 2 đến 4m, có nơi đến 7m.
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ, số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.000 giờ, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu
từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất tháng 10 và tháng 11, thường gây nên những trận lũ lụt. Hầu hết các sông lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ dãy núi Trường sơn, chảy qua đồng bằng và đổ xuống đầm phá ra biển [15].
Dân số Thừa Thiên Huế năm 2005 là 1.134,48 nghìn người, chiếm 1,37% dân số cả nước, trong đó khu vực thành thị 354,809 nghìn người, chiếm 31,27%, khu vực nông thôn 779,671 nghìn người chiếm 68,73%. Về tổ chức hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 huyện và 1 thành phố (Huế) với 150 xã, phường, thị trấn, có 24 dân tộc chung sống trong cộng đồng [15].
Thừa Thiên Huế có tiềm năng và thế mạnh tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Cảnh quan thiên nhiên như sông, núi, rừng, biển hấp dẫn : sông Hương, núi Ngự, đèo Hải vân, vườn quốc gia Bạch mã, cửa biển Thuận an, bãi biển Lăng cô, Cảnh dương. Thành phố Huế có những kiệt tác về kiến trúc cung đình với những lâu đài, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hoá của nhân loại, tạo nên một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tiềm năng về biển với chiều dài 126 km bờ biển, có nhiều lợi thế về thuỷ sản; vùng ven biển và đầm phá đặc biệt là phá Tam giang với chiều dài 66 km, diện tích 22 nghìn ha. Vùng biển có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển sâu như cảng Thuận an, Chân mây. Tài nguyên, khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng với hơn 100 điểm khoáng sản, trong đó có những loại chủ yếu như Titan, Đá vôi, đá Granit, Cao lanh, Than bùn, nước khoáng. Nguồn lao động cũng là một tiềm năng đã và đang được phát triển, người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, mến khách, lao động cần cù và sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có nhiều nghệ nhân tài ba. Đồng thời, Thừa Thiên Huế cũng là một trong những trung tâm văn hoá - giáo dục - đào tạo của cả nước [45].
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế- Xã Hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2005 (*)
Số TT
Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng
2001 2002 2003 2004 2005 2005
/2001
BQ 5 năm
1 Diện tích đất tự nhiên ha 505.398,9 505.398,9 505.398,9 505.398,9 505.398,9
2 Dân số trung bình người 1.079,923 1.091,998 1.105,494 1.119,816 1.134,323 105 101 3 Tổng giá trị sản xuất (GO) (Theo giá thực tế) triệu đồng 7.398,374 8.493,279 9.443,858 11.155,781 13.487,856 182 116 4 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) (Theo giá
thực tế) triệu đồng 3.941,091 4.439,587 4.971,644 5.854,373 7.073,512 179 116
5 GDP bình quân đầu người USD 409,9 437,3 471,6 507,9 580,0 141 109
6 Tổng vốn đầu tư XDCB triệu đồng 2.128,048 2.283,861 2.717,375 3.086,913 3.495,534 164 113
7 Tổng thu ngân sách triệu đồng 685,649 693,654 819,834 899,243 1.036,730 151 111
8 Sản lượng lương thực đầu người kg/người 192,9 196,7 216,7 223,9 211,7 110 102
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế