Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể khai thác đánh bắt hải sản (thuế nghề cá)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 86)

nghề cá)

Chính sách thuế nghề cá của tỉnh được xây dựng qua các năm và được hoàn thiện hơn, phù hợp với ngư dân và khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho phát triển tàu thuyền cả về số lượng và công suất, nhất là tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản xa bờ.

Bảng 3.9 : Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005

Số Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2005/2003 +/- % 1 Số lượng tàu thuyền đánh bắt 370 376 381 11 102,97 2 Sản lượng 1.463 1.178 2.029 566 138,69 3 Doanh thu 5.583 4.715 8.199 2.616 146,86 4 Số thuế lập bộ 215 226 380 165 176,74 5 Số thu 159 191 244 85 153,46 6 Tỷ lệ nợ đọng (%) 26,2 26,0 35,7

Nguồn: Cục Thuế Thừa Thiên Huế 2006

Thực hiện luật thuế GTGT và TNDN, Pháp Lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) áp dụng cho ngành khai thác hải sản trong những năm qua đã tạo sự bình đẳng về thuế và đóng góp một tỷ trọng khá trong tổng thu ngân sách.

Cơ quan thuế phối hợp với sở Thủy Sản, tổ chức điều ra khảo sát về năng suất, sản lượng, thu nhập của từng loại tàu thuyền theo từng nhóm công suất, ngành nghề khác nhau để từ đó xây dựng sản lượng khoán cho từng thuyền, nghề theo từng nhóm công suất và xây dựng cơ cấu, chủng loại hải sản, giá từng loại hải sản để qui định giá tính thuế bình quân làm căn cứ xác định doanh thu tính thuế.

Bảng 3.10 : Tình hình lập bộ thuế nghề cá qua các năm (2003-2005)

Số Thứ tự Năm Số Thuyền (chiếc) Sản lượng (tấn) Doanh thu tính thuế (triệu đồng) Số thuế lập bộ năm (triệu đồng) Thuế bình quân/ thuyền/năm (1.000 đồng) 1 2003 370 1.463 5.583 215 583 2 2004 376 1.178 4.715 226 601 3 2005 381 2.029 8.199 380 999 Bình quân 375,7 1.556,7 6.165,7 273,7 727,7

Do áp dụng hai luật thuế mới và pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) làm cho mức thuế nghề cá lập bộ bình quân chung trên một đơn vị thuyền nghề giảm. Đây cũng là yếu tố tác động lớn cho ngành khai thác hải sản, được đại bộ phận ngư dân đồng tình và cũng là động lực thúc đẩy ngư dân đầu tư cho khai thác hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ. Chính sách chi hổ trợ tái đầu tư có tác dụng khuyến khích các ngư dân hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sớm. Bên cạnh đó còn những yếu tố làm hạn chế trong công tác thu thuế nghề cá như: thiếu sự nổ lực của một số cán bộ hành thu trong công tác tuyên truyền, đôn đốc thu và xử lý nợ thuế chưa cao; sự phối kết hợp giữa một số ban ngành với ngành thuế trong công tuyên truyền, xử lý nợ thuế còn hạn chế. Lượng thuyền có công suất nhỏ, khai thác ven bờ còn khá lớn; một bộ phận ngư dân làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn, bị thiên tai do bão lũ... cũng làm chậm tiến độ thu - nộp thuế làm cho nợ thuế nghề cá còn nhiều.

Việc thực hiện thu thuế vẫn tiến hành thu trực tiếp đến từng đối tượng nộp thuế, chưa thực hiện được thu thuế thông qua hệ thống Kho bạc. Việc quản lý đối tượng nộp thuế rất phức tạp, do việc đánh bắt dài ngày và thường xuyên di chuyển ngư trường, mặt khác ngư dân rất ít tự giác trong việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do đó cần đến những giải pháp mới có thể quản lý tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 86)