II- Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB
3. Tổ chức công tác đào tạo và phát triển ở Khu QLĐB
3.4. Lựa chọn các phơng pháp đào tạo
Một thực tế hiện nay ở Khu QLĐB IV là không có nhiều sự lựa chọn cho các phơng pháp đào tạo. Hình thức đào tạo chủ yếu là gửi nhân viên tham gia vào các khoá tập huấn dài hạn (một vài tháng), ngắn hạn (khoảng 1 tuần), các khoá đào tạo tại các trung tâm đào tạo, các trờng đại học. Đây là phơng pháp có thể mang lại cho ngời học viên một kiến thức lý thuyết mới mẻ, có hệ thống nhng lại là phơng pháp hạn chế về mặt kiến thức thực tiễn. Tuy nhiên, đây là phơng pháp đào tạo có thể nói là sự lựa chọn tốt nhất trong thời điểm hiện đại ở Khu QLĐB IV khi mà đội ngũ cán bộ công nhân viên do lịch sử để lại quá đông, một số trởng thành trong sự nghiệp chống Mỹ. Với kinh
nghiệm làm việc có thừa, việc mang lại cho họ một hệ thống kiến thức lý thuyết mới mẻ là điều rất cần thiết, từ đó họ có thể nâng cao trình độ và mở ra khả năng thăng tiến cao hơn cho mình.
Hiện nay, với nguồn kinh phí hạn hẹp, việc áp dụng các phơng pháp đào tạo mới ở Khu là điều rất khó khăn. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo còn quá mỏng và không đợc trang bị nhiều về kiến thức chuyên ngành Quản trị Nhân sự làm cho công tác này gặp không ít khó khăn. Trong tơng lai, Khu đang kiến nghị Cục Đờng bộ Việt Nam sớm có hạng mục kinh phí dành riêng cho công tác giáo dục, đào tạo, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên chức nhằm tạo ra một nguồn kinh phí dồi dào hơn để có thể chủ động hơn trong công tác đào tạo mà cụ thể là có thể mở ra nhiều loại hình đào tạo mới có hiệu quả cao hơn.