II- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB
1. Phải xác định đúng nhu cầu đào tạo của cơ quan đơn vị mình.
Xác định chính xác những kỹ năng, chuyên môn nào còn thiếu, còn yếu kém từ đó lập kế hoạch đào tạo chi tiết đồng thời lựa chọn đúng đối tợng, tránh việc đào tạo không có mục đích đào tạo tràn lan, đào tạo đối phó gây nên sự lãng phí về nguồn lực cho tổ chức. Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo của đơn vị mình, ngời cán bộ làm công tác đào tạo phải thực hiện các cảnh sau:
+ Trực tiếp điều tra, khảo sát về tình hình thực hiện công việc, kỹ năng, chuyên môn của nhân viên bằng các đợt kiểm tra, các đợt thi nâng bậc. Qua đó, ngời cán bộ làm công tác đào tạo sẽ nắm rõ đợc thực trạng các kỹ năng, chuyên môn của nhân viên nh thế nào, kết quả thực hiện công việc của họ ra sao, những kỹ năng chuyên môn nào còn yếu và cần phải hoàn thiện. Trên cơ sở đó, ngời cán bộ làm công tác đào tạo có thể lập ra một danh mục các chuyên môn, kỹ năng cần đợc đào tạo và kiến nghị lên cấp trên.
+ Trao đổi với ngời cán bộ lãnh đạo bộ phận về tình hình thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên - lao động. Nếu không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp thì đây cũng là một cách khá hiệu quả để có thể rút ra những kết luận chính xác nhất về khả năng, trình độ chuyên môn cũng nh về tâm t nguyện vọng của cán bộ công nhân viên bởi vì ngời lãnh đạo bộ phận là ngời theo sát cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc, họ cũng trực tiếp tham gia thực hiện công việc, do đó họ hiểu rõ về thực trạng khả năng, năng lực của các nhân viên thuộc quyền của mình nh thế nào, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo chính xác hơn.
+ Kết hợp hai cách trên với các phơng pháp khoa học nh đã trình bày ở phần trớc.
Đó là việc kết hợp với những phơng pháp nh phơng pháp trực tiếp, ph- ơng pháp tính toán 1, phơng pháp tính toán 2, phơng pháp tính toán theo chỉ số... Những phơng pháp này sẽ cho ta một kết luận về nhu cầu đào tạo sét thực hơn, có căn cứ khoa học hơn. Những phơng pháp trên có tính đến những yếu tố nh hao phí về thời gian lãnh đạo, quỹ thời gian lao động của công nhân, số lợng máy móc thiết bị, hệ số ca làm việc, số lợng máy móc, thiết bị do 1 công nhân phụ trách... Điều này sẽ làm giảm bớt đi những sai sót trong việc xác định nhu cầu đào tạo do việc không tính đến các yếu tố thực tiễn công việc đòi hỏi. Việc kết hợp này cho ta một kết quả xác định nhu cầu đào tạo hoàn thiện hơn, chính xác hơn, phản ánh đợc nhiều khía cạnh công việc hơn. Nó có tính đến cả những yếu tố máy móc, trang thiết bị, khả năng phụ trách số máy móc thiết bị của mỗi ngời công nhân... Điều đó cho phép ngời cán bộ làm công tác đào tạo có thể đa ra những kết luận chính xác nhất về nhu cầu đào tạo mà không bị ảnh hởng nhiều do lỗi chủ quan, thiên kiến, thiếu cơ sở khoa học.