Kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực quản lý đường bộ IV (Trang 54 - 57)

II- Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB

2. Kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB

những năm qua đã đợc tổ chức chặt chẽ hơn, quan tâm nhiều hơn do Khu đã ý thức đợc tầm quan trọng của công tác đào tạo - ơ4. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại tình trạng đào tạo tràn lan, đào tạo không theo nhu cầu ở một số công ty. ở một số đơn vị còn cử đi học tràn lan, cha phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và vị trí công tác của từng ngời, chủ yếu giải quyết vấn đề tiền lơng thông qua bằng cấp. Đây là một trong nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả của công tác đào tạo - phát triển giảm xuống. Do vậy việc xác định đúng nhu cầu đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm mà những ngời làm công tác đào tạo ở Khu QLĐB IV đang quan tâm tìm hớng giải quyết.

2. Kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Khu QLĐB IV QLĐB IV

2.1. Công tác phát triển cán bộ quản lý

Ngày nay, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều hiểu rằng để tồn tại và phát triển lâu dài thì trớc tiên phải hoàn thiện cho đội ngũ cán bộ quản lý. Cùng với phơng châm đó, trong nhiều năm qua, Khu QLĐB IV đã có những biến đổi mạnh mẽ về chất lợng của đội ngũ cán bộ. Tiêu chuẩn đặt ra đối với đội ngũ cán bộ hiện nay không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác, điều đó đòi hỏi phải có sự bồi dỡng, huấn luyện, quan tâm đúng mức của cán bộ lãnh đạo.

Để đáp ứng với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc, nhằm theo kịp với sự tăng trởng của Ngành GTVT, một bộ phận lao động trẻ phấn đấu vừa làm vừa học để nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật, chính trị, ngoại ngữ. Số lợng theo học các lớp đào tạo trung cao cấp ngày càng tăng dần, bổ sung thêm trên 40 kỹ s, cử nhân các loại, đặc biệt một số công nhân viên chức trẻ còn cố gắng học thêm bằng 2. Đây là một sự cố gắng rất đáng kể của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức cũng nh của lãnh đạo Khu trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý. Hiện nay, ở cơ quan Khu, hầu hết cán bộ quản lý đều có thể sử dụng thành thạo máy vi tính, sử dụng các tiện ích của nó để hỗ trợ cho công việc nhằm mang lại hiệu quả

cao hơn. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức hoàn toàn yên tâm, tin tởng vào chính sách đào tạo của Khu và quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Sau đây là kết quả đào tạo cán bộ công nhân viên chức của Khu qua một số năm:

Biểu 4: Tình hình đào tạo cán bộ công nhân viên chức qua một số năm

Đơn vị: Ngời

TT Trình độ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

I Đại học, trên đại học 64 72 53

1 Thạc sỹ 1 2 1 2 Kỹ s đờng bộ 11 18 16 3 Kỹ s cầu đờng bộ 19 20 12 4 Kỹ s kinh tế xây dựng 6 5 2 5 Kỹ s cơ khí 4 6 3 6 Kỹ s khác 3 3 3 7 Cử nhân tài chính 16 15 12 8 Cử nhân kinh tế khác 4 3 4 II Trung cấp 15 17 20 1 Trung cấp cầu đờng 6 7 10 2 Trung cấp cơ khí 4 3 4 3 Trung cấp khác 5 7 6 Tổng số 79 89 73

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm 2000 đến 2002 số lợng cán bộ công nhân viên chức đợc đào tạo là khá lớn. Trong năm 2000 đào tạo đợc 64 ngời ở trình độ đại học và trên đại học, 15 ngời ở trình độ trung cấp; năm 2001 là 72 đại học và trên đại học, 17 trung cấp; năm 2002 là 53 đại học và trên đại học, 20 trung cấp. Nh vậy ta có thể thấy, chuyên môn đào tạo chủ yếu vẫn là cầu đờng và cầu đờng bộ. Đây là điều tất yếu vì nó phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của Khu là quản lý và sửa chữa đờng bộ. Bên cạnh đó ta thấy số lợng cử nhân tài chính đợc đào tạo cũng khá nhiều. Điều này cho thấy Khu cũng đã quan tâm hơn tới lĩnh vực quản lý nguồn vốn sao cho có hiệu quả hơn, bởi đây là vấn đề rất bức thiết ở Khu trong nhiều năm qua.

Nh vậy, với kết quả đào tạo cán bộ quản lý ở Khu ta có thể đa ra một nhận xét là Khu đã dành một sự quan tâm rất lớn tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

coi đó là nhiệm vụ hàng đầu và còn phải tiếp tục đầu t hơn nữa cho công tác này, bởi vì đội ngũ cán bộ quản lý chính là đầu não của công ty. Một công ty muốn tồn tại và phát triển đi lên thì trớc tiên phải có một ngời giám đốc giỏi, có tầm nhìn chiến lợc để có thể đề ra đợc những sách lợc, những kế hoạch mang tầm chiến lợc lâu dài và điều đó chỉ có thể đạt đợc thông qua đào tạo và phát triển. 2.2. Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật

Hiện nay, trong toàn Khu có 3115 lao động trực tiếp, trong đó có 2541 là thợ kỹ thuật và 574 công nhân phổ thông. Thực tế đó cho thấy sự nỗ lực của Khu trong công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác truy tu, sửa chữa đờng bộ. Trong năm năm qua đã có gần 3000 công nhân đợc nâng bậc thợ. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với những ngời làm công tác đào tạo ở Khu QLĐB IV bởi điều đó không chỉ có tác động tích cực tới thành tích công tác của đội ngũ công nhân mà còn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngời lao động.

Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của chất lợng công trình cũng nh tiến độ thi công, Khu cũng đã xác định còn phải đầu t hơn nữa cho công tác đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn về mọi mặt để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ sửa chữa đờng bộ và tạo nhân tố con ngời để hoàn thành nhiệm vụ đợc giao. Hiện nay, cấp bậc bình quân của công nhân kỹ thuật của Khu là 4,5 và tuổi đời bình quân là 37, điều đó cho thấy một thực tế là đội ngũ công nhân đang ngày một già đi và cần phải có một thế hệ mới thay thế song phải đảm bảo về mặt trình độ chuyên môn cũng nh kinh nghiệm làm việc để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và sửa chữa đờng bộ vốn là một nghề vất vả và có tuổi thọ của nghề không cao. Với nỗ lực đó, trong những năm vừa qua, Khu đã thực hiện tốt công tác đào tạo cho công nhân kỹ thuật nhằm phát huy nguồn vốn con ngời, là yếu tố quyết định lớn nhất đến sự thành công. Kết quả đó đ- ợc thể hiện qua biểu sau:

TT Chuyên môn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Thợ đờng 51 79 38 2 Thợ sửa chữa 19 19 21 3 Lái xe tải 5 5 7 4 Lái xe con 5 Thợ hàn 4 2 3 6 Thợ sắt 2 3 2 7 Thợ nguội 2 2 2 8 Thợ kích kéo 11 9 13 9 Lái cẩu 10 Lái máy xúc 5 6 6 11 Lái xe 17 19 18 12 Thợ khoan nổ mìn 17 19 18 12 Thợ khoan nổ mìn 15 16 16 13 Hạt trởng, đội trởng 6 5 6

Nhìn chung, thợ đờng và thợ sửa chữa đợc đào tạo với số lợng khá đông. Đây là chuyên môn mà hiện nay còn thiếu nhiều ở các công ty, nhất là các thợ bậc cao. Với nhiệm vụ chủ yếu là thi công mặt đờng nên số lợng công nhân cần cho công tác này là rất lớn, chiếm hầu hết số thợ kỹ thuật của Khu. Trong những năm tới nhu cầu đối với loại chuyên môn này là rất lớn và còn phải tiến hành đào tạo thêm đặc biệt là trong năm 2003 này khi mà Khu đã tiếp nhận thêm hàng trăm km đờng Hồ Chí Minh. Đây là nhiệm vụ mới và nặng nề đòi hỏi đội ngũ công nhân phải nâng cao hơn nữa tay nghề của mình để có thể đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và êm thuận trên con đờng chiến lợc này.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực quản lý đường bộ IV (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w