luyện nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp, lâu dài. Quá trình đó đòi hỏi sự chủ động, tự giác, tích cực của mỗi cá nhân nhà giáo ở việc thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình. Lao động sư phạm là loại lao động đặc biệt vì nó tạo ra một loại sản phẩm đặc biệt là nhân cách học sinh, nhà giáo giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình. Vì thế, một nhà giáo chân chính là người không chỉ nêu gương sáng về ý thức tự học để vượt lên chính mình về trí tuệ, mà còn về thái độ lao động tận tụy, quên mình và đạo đức, lối sống mẫu mực. Uy tín của nhà giáo phải là kết quả của quá trình tu dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao động kiên trì, là sự kiến tạo công phu quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa thầy với các lực lượng giáo dục khác. Tinh thần trách nhiệm của nhà giáo không chỉ xuất phát từ ý thức nghĩa vụ mà còn từ niềm tin hứng thú, sự say mê với công việc, từ tình cảm gắn bó, trân trọng với nghề nghiệp, từ lòng khát khao muốn truyền đạt tri thức, niềm tin của
mình cho các thế hệ học sinh. Rèn luyện nhân cách là yêu cầu không thể thiếu, và cũng là nhu cầu của đội ngũ nhà giáo, biểu hiện chủ yếu ở những khía cạnh sau:
Một là, việc đội ngũ nhà giáo cần củng cố hệ thống niềm tin đối với sự nghiệp trồng người sẽ có sức mạnh thuyết phục to lớn đối với các em học sinh. Hiện nay, chương trình giáo dục luôn được đổi mới và cập nhật những tri thức tiên tiến, những phương pháp dạy học hiện đại cũng đang được tích cực áp dụng rộng rãi. Nhưng tất cả sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc, không sức sống, không sức thuyết phục nếu những thứ đó chưa biến thành niềm tin của những nhà giáo dục. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường luôn đặt trước các nhà giáo những cám dỗ, những cạm bẫy buộc họ phải tự mình phân tích, đánh giá, lựa chọn và tự quyết định, nếu không có niềm tin thì nhà giáo sẽ không thể đủ tỉnh táo, đủ bản lĩnh để đấu tranh, để chiến thắng, để khẳng định mình. Niềm tin vào nghề nghiệp sẽ giúp các nhà giáo nhận thức rõ hơn vai trò của mình, niềm tin đó phải có được từ quá trình tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, trình độ hiểu biết các vấn đề của đất nước, từ tấm lòng yêu trẻ và từ chính lòng tự trọng của nhà giáo
Hai là, tiếp tục hình thành, củng cố những tính cách, phẩm chất cần có của nghề dạy học như: tính khách quan, sự bình tĩnh, kiên trì, sự cảm thông, tính trung thực, công bằng, khả năng giao tiếp rộng, ngôn ngữ trong sáng, sự cẩn thận, tỷ mỷ, chu đáo và tận tụy, sự sâu sắc, mới mẻ và rành mạch, sự nhạy cảm, tinh tế và sáng tạo, sự khéo léo trong ứng xử sư phạm...Không phải nhà giáo nào cũng sẵn có những tính cách phù hợp với nghề dạy học. Song, bằng con đường tự rèn luyện sẽ từng bước loại bỏ những thói quen, tật xấu, tính cách không phù hợp với nghề này như: thái độ gia trưởng, quan liêu, tùy tiện... Nhà giáo biết yêu cầu cao với chính mình, tự yêu cầu mình sống và làm việc có mục đích rõ ràng, có kế hoạch khoa học, biết tự chủ trong những tình huống phức tạp là cách thức tốt nhất để rèn luyện tính cách và phẩm chất.
Ba là, nhân cách của nhà giáo được phát triển liên tục trong lao động sư phạm một phần nhờ quan hệ qua lại thường xuyên, liên tục và trực tiếp với đồng nghiệp, với các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác. Việc xây dựng, củng cố mối quan hệ lành mạnh, trong sáng với đồng nghiệp, với học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội sẽ giúp nhà giáo không lẻ loi, không đơn độc khi thực hiện vai trò của mình.
Bốn là, nghề dạy học là một nghề có những yêu cầu rất khắt khe, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng rèn luyện về mọi mặt, trong đó trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp là điều mà mỗi nhà giáo phải thường xuyên tâm niệm. Xã hội không thể đòi hỏi các nhà giáo phải có ít nhu cầu hơn người khác, không thể yêu cầu họ phải cống hiến thật nhiều cho học sinh, cho sự nghiệp giáo dục mà không đòi hỏi một sự đãi ngộ xứng đáng. Song, chính các nhà giáo phải đòi hỏi ở mình sự biểu thị nhu cầu một cách có văn hóa nhất, thể hiện ở sự lựa chọn, khả năng tự điều tiết và quyết định các nhu cầu một cách hợp lý kể cả sự hy sinh trong những trường hợp cần thiết vì lợi ích của học sinh, của tập thể và xã hội. Chỉ như vậy nhà giáo mới có đủ quyết tâm và nghị lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống, để không thể vì “nghèo” mà làm mọi việc để kiếm tiền, không thể vì tiền mà coi nghề dạy học là phương tiện sống. Do đó, cần một sự đãi ngộ từ phía xã hội là quyền lợi, là yêu cầu chính đáng của các nhà giáo, nhưng trong khi đòi hỏi sự đãi ngộ, sự kính trọng của xã hội thì mỗi nhà giáo trước hết cần đòi hỏi ở chính mình những cống hiến tương xứng bằng tất cả lý tưởng, đạo đức, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Lương tâm và trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sức đẩy nhân cách đối với nhà giáo trong công việc, nó là vẻ đẹp của danh dự người thầy đồng thời cũng là yếu tố làm cho nhân cách của nhà giáo ngày càng phát huy ảnh hưởng tốt đẹp đến nhân cách của học sinh.
Tóm lại, tất cả những giải pháp nêu trên là một thể thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thỏa mãn yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài để đội ngũ nhà giáo phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tỉnh cũng như của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện nay.
Kết luận chương 3
Để nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT cần phải quán triệt những quan điểm sau:
Quan điểm giáo dục toàn diện.
Quan điểm giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Quan điểm kết hợp giữa quá trình giáo dục và tự giáo dục của học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò tự giáo dục.
Quan điểm mỗi nhà giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Từ những quan điểm đó, căn cứ vào thực trạng và xu hướng biến động của đội ngũ nhà giáo luận văn đề xuất ba nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội.
Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và tạo lập môi trường, động lực để đội ngũ nhà giáo nâng cao vai trò của mình.
Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và nhân cách của đội ngũ nhà giáo.
Mọi giải pháp đề xuất đều nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, việc thực hiện đồng bộ những giải pháp đó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa các lực lượng làm công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nhà trường.
Kết luận
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KH&CN đã trở thành nhân tố gây nên những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống con người. Những thành tựu mới của cuộc cách mạng KH&CN không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với nền sản xuất xã hội, mà còn trực tiếp làm biến đổi đời sống chính trị - xã hội. Con người ngày càng trở thành nguồn lực quyết định tới sự thành bại của mỗi quốc gia. ở nước ta, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là một nhu cầu rất lớn của sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH đất nước. Để đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực ấy, con đường ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất là thông qua GD-ĐT với chủ thể quyết định là đội ngũ nhà giáo.
Học sinh THPT là một bộ phận của nguồn nhân lực. Với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh THPT cần phải được giáo dục và đào tạo, được rèn luyện thì mới đủ điều kiện để trở thành nguồn lao động trực tiếp, hoặc học lên để bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục phát huy nguồn lực trí tuệ vô cùng quý giá cho dân tộc. Đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình là một bộ phận của đội ngũ nhà giáo Việt nam. Với những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cấp THPT, họ đã thông qua việc giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục khác để đào tạo các em học sinh THPT thành những con người phát triển toàn diện cả về tri thức, sức khỏe, đạo đức, thẩm mỹ và nghề nghiệp, giúp các em có đủ các yếu tố cần thiết để tham gia xây dựng quê hương đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình cũng bộc lộ những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện vai trò của mình, việc phân tích, đánh giá nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó cho thấy: trong xu thế phát triển hiện nay của tỉnh và đất nước thì hơn lúc nào hết chúng ta cần phấn đầu thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó chú trọng là nguồn nhân lực phổ thông và nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải được phát huy và nâng cao hơn nữa. Dù xã hội có nhiều thay đổi, dù cho nhà giáo và sách giáo khoa không còn là con đường duy nhất giúp học sinh tìm đến tri thức, nhưng vai trò của đội ngũ nhà giáo không bao giờ bị lu mờ, họ vẫn luôn là lực lượng quyết định chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.
Những xu hướng biến động về vai trò của đội ngũ nhà giáo THPT trong luận văn có căn cứ từ thực trạng thực hiện vai trò cũng như những yếu tố tác động đến quá trình đội ngũ
nhà giáo thực hiện vai trò của mình. Những xu hướng đó là cơ sở khách quan để đề xuất những giải pháp mang tính định hướng nhằm góp phần nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT trong thời gian tới.
Ba nhóm giải pháp được đề xuất từ nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, tạo lập môi trường, động lực cho đội ngũ nhà giáo và quá trình bản thân nhà giáo tự hoàn thiện trình độ, nhân cách đều dựa trên bốn quan điểm chỉ đạo cơ bản như giáo dục toàn diện, giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và nhân dân, phải kết hợp giáo dục với tự giáo dục và sự nêu gương của đội ngũ nhà giáo. Đưa ra nhiều biện pháp cụ thể là để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng thực hiện vai trò của bản thân đội ngũ nhà giáo trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong những năm tới và tương lai.
Bên cạnh những kết quả đã nghiên cứu được, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiết nghĩ điều đó sẽ mở ra những hướng nghiên cứu khá bổ ích về đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ph.Ăngghen (1960), Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Thái Bình (2003), Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2003.
3. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Thái Bình (2005), Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn 2001-2005.
4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Hỏi đáp về các kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Bình (1998), “Bài phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu, phát triển tự học – tự đào tạo”, Nghiên cứu giáo dục, (2).
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa
nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
15. Phạm Văn Đồng (1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sỹ cách mạng dũng cảm thông minh sáng tạo, Nxb Giáo dục.
16. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. T.A.Ilina (1973), Những nguyên lý chung của giáo dục học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Lân (1960), Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 21. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin (1976), Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin (1978), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, I.V.Xtalin (1978), Về thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. C.Mác (1960), Tư bản, Quyển I, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1996), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1994), Toàn tập, Tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục.
30. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 8, NxbSự thật, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.