Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông phải quán triệt quan điểm giáo dục là sự nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 65 - 68)

ở các trường trung học phổ thông phải quán triệt quan điểm giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Đối với tất cả thành viên trong cộng đồng xã hội thì quá trình giáo dục của xã hội phải được diễn ra thường xuyên, liên tục, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, phải gây ảnh hưởng và được tác động bằng nhiều con đường và phương thức khác nhau với một tổng hợp phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức giáo dục. Điều đặc biệt là quá trình đó phải được thực hiện bởi nhiều lực lượng giáo dục khác nhau. Trước hết quá trình giáo

dục của xã hội phải được tổ chức, thực hiện thông qua một chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, được thể chế và cụ thể hóa bằng Luật giáo dục, được sự đầu tư của Nhà nước với phương châm: đầu tư cho giáo dục phải được coi là nguồn đầu tư đặc biệt, đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển để có thể đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Tiếp đến là sự chăm lo cho giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, chủ động của xã hội để mỗi cá nhân tiếp nhận quá trình giáo dục đó có thể trở thành người, biết làm người, biết sống ở đời với ý thức, trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của một người công dân trước sự quan tâm. chăm sóc, đầu tư của mọi lực lượng giáo dục trong xã hội. Vì lẽ đó, giáo dục không phải là việc riêng của một cá nhân, một tổ chức nào trong xã hội, giáo dục chính là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân.

Trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn rằng “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Bởi vì, kết quả của giáo dục tùy thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về trách nhiệm đối với giáo dục của các cấp ủy Đảng, của chính quyền cũng như của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội. Hồ Chí Minh cũng từng nói: để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” thì toàn thể các ngành, các giới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương và các gia đình phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhất là phải: “phát huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân” [31, tr.363]. Người còn chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” [30, tr.59].

Ngày nay, việc chấn hưng sự nghiệp giáo dục nước nhà không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà còn là công việc chung của nhân dân, của toàn xã hội. Điều 12 của Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục....Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [21, tr.14]. Như vậy, Đảng, Nhà

nước và nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng các điều kiện cho giáo dục phát triển, tạo môi trường giáo dục để mọi người được tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đó chính là “xã hội hóa giáo dục. Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” [8, tr.61]. Xã hội hóa giáo dục giờ đây cũng đang là xu thế chung của thế giới. Có nhiều nước, kể cả những nước giàu, bình quân thu nhập cao cũng đều đặt vấn đề phải xã hội hóa giáo dục, phải làm công tác giáo dục cộng đồng. Xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra một môi trường giáo dục rộng rãi, tác động giáo dục đúng hướng, thống nhất được mục tiêu giáo dục và làm cho giáo dục thực sự là của toàn xã hội. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, xã hội hóa giáo dục không phải đơn thuần là việc đóng góp kinh phí để đầu tư cho giáo dục, điều đó là quý nhưng chưa đủ. Mục đích chính của xã hội hóa giáo dục là lôi cuốn sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ và cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp, của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội vào việc nâng cao chất lượng GD-ĐT nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của các nhà trường và đội ngũ nhà giáo là phải tạo ra một sự liên kết giữa các lực lượng đó để làm tốt nhiệm vụ “trồng người”, phải làm cho giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và xã hội, phải tăng cường mối liên hệ giữa nhà giáo với cha mẹ học sinh, phải có sự liên hệ giữa nội dung học tập, giáo dục với các phong trào xã hội...đảm bảo cho học sinh được giáo dục thường xuyên, liên tục, với mục tiêu giáo dục thống nhất và nội dung giáo dục toàn diện. Việc mọi người chăm lo cho giáo dục, cùng xây dựng, cùng cộng đồng trách nhiệm, cùng phối hợp để tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh chính là để mọi người được hưởng lợi ích từ giáo dục, để giáo dục có thể đến với tất cả mọi người.

Đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ nhà giáo ở các trường THPT có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, nhưng nếu chỉ có đội ngũ nhà giáo đơn độc thực hiện vai trò của mình mà không có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng, không có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, không có sự tham gia hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể, không có sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh thì đội ngũ nhà giáo sẽ không thể thực hiện được mục tiêu giáo dục. Do vậy, nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ nhà giáo ở các trường THPT nói riêng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải quán triệt quan điểm: việc đào tạo một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân

dân. Trong đó ngành giáo dục và đội ngũ nhà giáo là chủ thể quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)