Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông phải quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 63 - 65)

ở các trường trung học phổ thông phải quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện

Quan điểm giáo dục toàn diện được xuất phát từ tư tưởng phát triển con người toàn diện. Trong giáo dục học thời cổ đại đó là tư tưởng về sự phát triển hài hòa vẻ đẹp về thể chất và tâm hồn con người. Thời Phục hưng đó là sự phát triển những năng lực nhiều mặt của con người đến trình độ hoàn thiện cao. Thời Khai sáng (XVIII) đó là sự giáo dục trí tuệ kết hợp với giáo dục đạo đức... các nhà giáo dục thời kỳ này đã quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người nhưng sự quan tâm đó mới chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi nhân đạo hướng về sự tổ chức giáo dục một cách thích hợp. Mác-Ăngghen đã chứng minh rằng sự phát triển con người toàn diện là một tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội mới - xã hội CSCN. Đây là kết luận khoa học được rút ra khi Mác-Ăngghen phân tích sâu sắc những điều kiện lao động và giáo dục của xã hội TBCN. Ăngghen đã viết: “Cùng với sự phân công lao động thì bản thân con người cũng bị phân chia thành nhiều bộ phận. Sự phát triển của một hoạt động nào đó dẫn tới sự hy sinh cả năng lực, thể lực và tinh thần khác. Sự què quặt này của con người tăng lên cùng với sự tăng lên của sự phân công lao động là cái đã đạt tới đỉnh cao trong công trường thủ công” [1, tr.493]. Mác cũng chỉ rõ tình trạng đó: “Công trường thủ công làm cho người lao động thành vật kỳ dị bằng cách thúc đẩy sự phát triển thành thạo của bộ phận này, bằng cách hy sinh cả một loạt những năng khiếu và bản năng của họ” [25, tr.70-71]. Mác-Ăngghen đã chứng minh rằng, mặc dù nền sản xuất TBCN cần có những công nhân biết đọc, biết viết và những công nhân có trình độ học vấn nhưng CNTB lại rất sợ giáo dục cho quảng đại quần chúng nhân dân. Vì vậy, sự phục tùng mù quáng của công nhân trước sức mạnh của khoa học và kỹ thuật ngày càng phức tạp là điều vô cùng có lợi cho nhà tư bản. Thế nhưng chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật bắt buộc tất nhiên sự phát triển khả năng nhiều mặt của con người tức là sự phát triển toàn diện của con người, đây là một quy luật tất yếu của nền sản xuất. Từ

đó, Mác-Ăngghen đã dự báo rằng, dưới chế độ xã hội mới - xã hội CSCN việc đào tạo những con người phát triển toàn diện có một ý nghĩa đặc biệt, nó “không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” [27, tr.688]. Đây là nhiệm vụ và để giải quyết nhiệm vụ to lớn này, nhà trường giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Lênin cũng nhấn mạnh: sự phát triển toàn diện những năng lực của con người là một trong những yêu cầu cơ bản của xã hội xô viết. Vì vậy, phải cấp tốc đào tạo hàng vạn chuyên gia trẻ tuổi để phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân và văn hóa. Đó là nhiệm vụ của các nhà trường với phương châm giáo dục: lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, với lao động sản xuất.

Tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo những tư tưởng và quan điểm lý luận trên của Mác-Ăngghen vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng cho đất nước một nền giáo dục kiểu mới, nền giáo dục của nhân dân lao động đảm bảo cho sự phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người. Chủ tịch Hồ chí Minh chỉ rõ, nền giáo dục mà các nhà trường thực hiện phải hoạt động dạy và học theo mục tiêu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [30, tr.57]. Để đạt mục tiêu đó Người đã chủ trương giáo dục toàn diện, Người cho rằng việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đây là những nội dung giáo dục cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH.

Trong giai đoạn đất nước đổi mới theo định hướng XHCN, chúng ta rất cần một nguồn nhân lực với những con người phát triển toàn diện. Bởi vì, trong chế độ XHCN, nền sản xuất hiện đại đòi hỏi người lao động phải nắm được những nguyên lý chung của sản xuất và hiểu được những nguyên lý chung của việc tổ chức sản xuất thì mới có thể tham gia và tổ chức toàn bộ nền sản xuất một cách hiệu quả. Hơn nữa, nguyên tắc cơ bản của xã hội XHXN là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” do đó cần phải quan tâm đến việc phát triển một cách tốt nhất những năng lực của con người, chỉ khi con người được phát triển những năng lực của mình thì lao động của con người vì lợi ích của xã hội mới trở thành lao động có năng suất cao nhất và thỏa mãn nhu cầu của con người ở mức độ cao nhất. Kế thừa quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước

ta khẳng định: để phát triển con người toàn diện thì cần phải có những điều kiện xã hội và điều kiện vật chất nhất định. Một trong những điều kiện đó là phải phát triển GD-ĐT, coi GD-ĐT là “quốc sách hàng đầu” trong đó “giáo dục toàn diện” phải được quán triệt sâu rộng. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì giáo dục toàn diện là những biện pháp tổng thể của nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới nguồn nhân lực nhằm làm cho nguồn nhân lực hình thành và phát triển tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ, nghề nghiệp. Chỉ có giáo dục toàn diện mới đào tạo được một nguồn nhân lực hữu ích cho đất nước, mới phát triển hoàn toàn những tiềm năng sẵn có của nguồn nhân lực, mới chuẩn bị cho nguồn nhân lực đảm nhiệm được vai trò xã hội nhiều mặt của mình trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Nhiệm vụ của các nhà trường, của đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ nhà giáo ở các trường THPT hiện nay là phải đào tạo, huấn luyện học sinh vươn lên chiếm lĩnh những giá trị cao quý, những tinh hoa của loài người và của dân tộc, phải đảm bảo cho thế hệ trẻ dần dần làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của loài người, trau dồi cho thế hệ trẻ một vốn hiểu biết về khoa học, kỹ thuật cơ bản, thiết thực, vững chắc để có thể vận dụng được trong cuộc sống sau này, phải rèn cho các em kỹ năng lao động và thực hành, phải giáo dục cho các em về lý tưởng sống, về đạo đức cách mạng - hạt nhân của nhân cách người lao động XHCN.

Một nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại với quan điểm giáo dục toàn diện chắc chắn sẽ đào tạo được một nguồn nhân lực với những con người “phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH” [21, tr.8]. Để nâng cao hơn nữa vai trò đó, đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ nhà giáo ở các trường THPT tỉnh Thái Bình cần phải quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 63 - 65)