Tạo lập hệ thống động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 81 - 83)

trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông

Động lực là toàn bộ những yếu tố hợp thành lý do dẫn đến những hành vi đa dạng khác nhau của con người, tác động và thôi thúc con người hành động. Các yếu tố động lực trở thành những giá trị khi tạo ra những bước tiến tích cực cho xã hội. Những giá trị động lực ấy được hình thành từ xã hội và trực tiếp gắn với con người. Đó là tổng hợp những nhu cầu, lợi ích, khát vọng chính đáng của con người. Hệ thống động lực để nâng cao vai trò

của đội ngũ nhà giáo bao gồm nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là động lực lý tưởng-tình cảm, động lực trí tuệ - tinh thần và động lực kinh tế - vật chất.

Về động lực lý tưởng - tình cảm của đội ngũ nhà giáo thể hiện ở những giá trị: tình yêu quê hương, ý thức và trách nhiệm công dân, tinh thần vì mọi người, lòng tự trọng và danh dự... những giá trị này được kết lại trong khái niệm “Nhà giáo”, “ Thầy giáo”, “Nhà sư phạm”, “Kỹ sư tâm hồn”. Vì vậy, Đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục tỉnh Thái Bình cần tiếp tục trang bị cho đội ngũ nhà giáo THPT của tỉnh thế giới quan Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng ta. Tích cực tuyên truyền và giáo dục truyền thống của quê hương nhằm khơi dậy trong đội ngũ nhà giáo niềm tự hào dân tộc. Phát huy dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và vai trò của mình. Cùng với việc làm cho đội ngũ nhà giáo hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế thì phải thực sự tin tưởng vào họ, phải đảm bảo sự bình đẳng, có lý có tình về mọi mặt trong sự hài hòa với những bộ phận xã hội khác và phù hợp với tình hình chung.

Về động lực trí tuệ - tinh thần của đội ngũ nhà giáo là những giá trị: nhu cầu nhận thức để khám phá các tri thức mới, mong muốn hoàn thiện trí tuệ, năng lực, khát vọng tự do sáng tạo và có nhu cầu được mọi người đánh giá đúng về mình, những giá trị đó được thể hiện trong khái niệm “Nhà khoa học”. Vì vậy, Đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục tỉnh Thái Bình phải làm tốt công tác đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo theo nghĩa đầy đủ: có việc làm, làm đúng chuyên môn và làm hết khả năng. Tổ chức tốt các hoạt động kích thích tính sáng tạo của đội ngũ nhà giáo như: hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học, hội giảng giáo viên giỏi...Khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo được đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Động viên, khen thưởng kịp thời những nhà giáo có thành tích cao, có sáng kiến hay và hiệu quả trong công tác giảng dạy và giáo dục.

Về động lực kinh tế - vật chất của đội ngũ nhà giáo bao gồm những giá trị thuộc về nhu cầu lợi ích rất thiết thực của đời sống thường nhật. Đó là các vấn đề ăn, ở, tiện nghi sinh hoạt, làm việc, điều kiện nghỉ ngơi và nâng cao sức khỏe...vì nhà giáo cũng là những công dân. Do đó tỉnh Thái Bình cần tiếp tục nghiên cứu để có chính sách đãi ngộ hợp lý hơn, thể hiện được sự trọng dụng đối với lao động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo thu nhập một cách chính đáng, đúng pháp luật, bằng chất xám của

chính mình và không hạn chế về mức độ. Tạo điều kiện cao nhất để hỗ trợ nhà giáo về chỗ ở trên tinh thần nhận thức đúng tầm quan trọng của nhà ở vừa là nơi sống vừa là nơi làm việc. Ngành giáo dục và các trường THPT cần có cơ chế thi đua, khen thưởng đúng mức, kịp thời đối với nhà giáo. Làm tốt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ nhà giáo với quan điểm dự phòng là chính nhất là đối với những bệnh hay mắc của nghề dạy học..

Tỉnh Thái Bình hiện nay còn nghèo, nhưng việc tạo lập hệ thống động lực để góp phần nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong các trường THPT cần được tích cực thực hiện theo tinh thần “Coi trọng thầy giáo có nghĩa là phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, coi trọng hệ thống trường sư phạm. Coi trọng thầy giáo, cô giáo cũng có nghĩa phải tìm mọi cách để cải thiện đời sống cho họ, để hôm nay họ có thể theo học ở trường sư phạm thì ngày mai ra trường họ có thể sống bằng nghề dạy học” [42, tr.6].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)