Nâng cao nhận thức của chính bản thân đội ngũ nhà giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 75 - 76)

Một nhà giáo vẫn không thể là một nhà giáo với nghĩa cao quý nhất của từ ấy nếu họ không có ý thức đầy đủ về trách nhiệm cao cả mà họ tự giác gánh vác. Bởi lẽ bản thân họ còn không nhận thức đầy đủ về vai trò của mình thì làm sao họ có thể thực hiện được vai trò đó một cách hiệu quả.

Trong đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn còn một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ về nghề nghiệp của chính mình, cho rằng việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là một công việc đơn điệu, khô cứng và tẻ nhạt, làm cho con người nhanh trở nên già nua: một bài giảng được lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày có giờ thì đến trường, lên lớp, hết giờ thì về nhà. Chính những nhận thức chưa đầy đủ đó đã làm xuất hiện tình trạng “dạy chữ” đơn thuần, chỉ thuần túy cung cấp kiến thức một cách khô cứng, thiếu sáng tạo mà chưa quan tâm đến “dạy người” đến rèn đạo đức, rèn tâm tính cho học sinh. Quả thực nhà

giáo chính là nhà sư phạm, trong hai chữ sư phạm thì chữ phạm có nghĩa là khuôn thước, mẫu mực, nghe tưởng chừng như khô cứng, đơn điệu và tẻ nhạt. Thực ra sự khô cứng, đơn điệu, tẻ nhạt đó nằm ngay trong nhận thức của những nhà giáo cụ thể chứ không phải nằm trong nghề nghiệp. Soạn một bài giảng cũng như thiết kế những chặng đường hay những nhịp cầu để đưa hiểu biết của học sinh đến những bến bờ mới mẻ, Nhà giáo có thể không phải là người khám phá ra kiến thức nhưng nhất thiết phải là người sáng tạo ra con đường đi tới kiến thức, sáng tạo ra cách tốt nhất giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, nghề dạy học (nghề sư phạm) khó khăn rất nhiều nhưng hứng thú có thể nói là vô tận. Khắc phục nhận thức sai lầm trong các nhà giáo tuy không dễ nhưng không phải là không làm được, đội ngũ nhà giáo cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phải hiểu được rằng mình làm việc với học sinh không chỉ bằng tri thức và sự hiểu biết mà bằng cả cảm xúc, tâm hồn, trái tim yêu thương và tấm lòng nhân hậu thiết tha của mình. Đội ngũ nhà giáo phải biết đặt mình vào vị trí, suy nghĩ của học sinh, vui niềm vui cũng như buồn nỗi buồn của các em, phải luôn tiếp xúc, trà sát với những tư tưởng mới mẻ nhất của học sinh. Chính sự “cộng hưởng” trí tuệ và cảm xúc kỳ diệu bậc nhất đó giữa thầy và trò sẽ đem lại cho các nhà giáo cả một nguồn sống để kéo dài tuổi thanh xuân, nghĩa là nhà giáo sẽ không bao giờ trở nên già nua vì nghề nghiệp của mình.

Việc đội ngũ nhà giáo THPT nhận thức chưa thật sâu sắc và đầy đủ vai trò của mình trong đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được khắc phục. Các nhà giáo dạy các môn học khác nhau cần phải có sự phối kết hợp để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục. Trong các trường THPT mỗi môn học đều có một nhiệm vụ riêng nhưng lại bổ trợ cho nhau, thống nhất với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Các mặt giáo dục trong nhà trường cần được các nhà giáo quan tâm và thực hiện một cách nhất quán, không thể để tư tưởng coi trọng “dạy chữ” mà coi thường “dạy người” tồn tại trong suy nghĩ của chính những người có vai trò quyết định chất lượng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)