Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 90 - 92)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ

7. Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tổ chức các đợt tổng kết quý, 6 tháng, và hàng năm để xem xét, đánh giá những việc đã làm được, những hạn chế thiếu sót để tìm các biện pháp khắc phục. Đồng thời qua các đợt tổng kết ban lãnh đạo sẽ đúc rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hành động cho phù hợp hơn.

KẾT LUẬN

Văn bản là công cụ quan trọng không thể thiếu để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của mọi cơ quan, tổ chức nói chung và của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Chúng vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý.

Nhận thức được tầm quan trọng của của công tác văn bản, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện, ban hành các quy chế quy định để việc ban hành văn bản tuân theo đúng quy trình quy định. Vì vậy chất lượng, hiệu quả của các văn bản QPPL cũng như các văn bản hành chính do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày càng nâng cao, có tính khả thi và đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được công tác xây dựng và ban hành văn bản của Bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế thiếu sót trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản cần sớm được khắc phục. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản cần được đề cao và có sự quan tâm đúng mức.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, công tác xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan nhà nước nói chung ngày càng trở thành một yêu cầu bức thiết hiện nay. Vì vậy với những đề xuất, kiến nghị trong khoá luận này, tác giả hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của các văn bản do Bộ ban hành.

Do thời gian có hạn, phạm vi đề tài rộng, bản thân lại chưa trải qua kinh nghiệm thực tế nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được các thầy cô giáo và các độc giả đóng góp ý kiến để khoá luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Văn bản pháp luật A. Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001.

2. Luật Ban hành văn bản QPPL (1996).

3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002).

4. Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL.

5. Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ.

6. Nghị định 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.

8. Nghị định 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

10. Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

11. Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL về giáo dục.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 90 - 92)