Hoàn thiện về thể chế, tổ chức

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 82 - 84)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ

2. Hoàn thiện về thể chế, tổ chức

Hoàn thiện hệ thống thể chế về ban hành văn bản QLNN là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra hiện nay, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trong khuôn khổ và trật tự.

Đối với các văn bản QPPL: trên cơ sở các văn bản của các cơ quan nhà

nước cấp trên, Bộ đã ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL về giáo dục kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QPPL đã được tuân thủ đầy đủ trình tự theo quy chế và quy định của Luật ban hành văn bản QPPL. Tuy quy chế đã quy định khá đầy đủ về công tác ban hành các văn bản QPPL, nhưng vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện, một số quy định còn chung chung chưa cụ thể. Có thể bổ sung một số nội dung nhằm hoàn thiện quy chế như sau:

- Bộ cần quy định giá trị pháp lý của các văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế để các đơn vị soạn thảo có ý thức tiếp thu nghiêm túc.

- Bộ cần quy định cụ thể về cơ chế kiểm soát việc thực hiện các chương trình cũng như việc xử lý các vi phạm trong quy trình soạn thảo, ban hành văn

bản của Bộ nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân soạn thảo văn bản.

Đối với các văn bản hành chính: Quy trình soạn thảo văn bản hành chính

của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến văn bản ban hành sai về thể thức, phạm vi về thẩm quyền, mẫu mã…Nguyên nhân có thể do Bộ chưa có văn bản quy định cụ thể về trình tự xây dựng và ban hành văn bản hành chính. Do đó để hoàn thiện hệ thống thể chế của Bộ đảm bảo cho hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản hành chính đi vào trật tự bộ cần:

- Ban hành quy chế về soạn thảo, ban hành văn bản hành chính của Bộ, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của người soạn thảo và các đơn vị có liên quan cho mỗi công đoạn của quá trình soạn thảo.

- Tiến hành mẫu hoá một số văn bản thông dụng để giảm tới mức tối thiếu các lỗi vi phạm về mẫu mã, cách trình bày, về thể thức của văn bản.

Bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Bộ để đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và ban hành văn bản đáp ứng yêu cầu QLNN trong tình hình mới.

Kiện toàn tổ chức của Bộ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị trong việc đề xuất và tiến hành xây dựng văn bản đặc biệt là các văn bản QPPL phù hợp với chuyên môn và lĩnh vực phụ trách của mình.

Đặc biệt, cần kiện toàn tổ chức, củng cố và nâng cao vai trò của Vụ Pháp chế. Tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp chế từ Bộ xuống các sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc theo tinh thần Chỉ thị số 40/2004/CT-BGDĐT ngày 12/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục.

Bổ sung đủ số lượng và nâng cao năng lực cán bộ của Vụ Pháp chế, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w