Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 84 - 87)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ

3. Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mỗi bước trong quy trình có vai trò nhất định trong việc xây dựng và ban hành văn bản, giữa các bước có mối quan hệ với nhau tạo nên quy trình thống nhất. Để hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước hết cần hoàn thiện các bước trong quy trình đó.

- Nâng cao chất lượng của bước soạn thảo văn bản:

Chất lượng của văn bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, vào việc thực hiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Trong đó bước soạn thảo là bước giữ vai trò quan trọng nhất. Để thực hiện soạn thảo văn bản thì việc phân công Tổ soạn thảo để tiến hành soạn thảo là hết sức cần thiết. Bộ cần quy định trong thành phần soạn thảo gồm các thành viên sau: Thủ truởng đơn vị chủ trì để phân công, chỉ đạo đôn đốc và giám sát việc soạn thảo của các thành viên trong đơn vị mình; các cán bộ có trình độ chuyên môn để thực hiện các công việc: nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá, khảo sát các quan hệ xã hội có liên quan đến nội dung cần soạn thảo; thành viên của các đơn vị có liên quan; ngoài ra để giải quyết những vấn đề phức tạp, còn tranh cãi, tăng tính khách quan cho việc giải quyết các vấn đề của dự thảo, đồng thời giúp cho việc lấy ý kiến thẩm định sau này được nhanh chóng cần có cán bộ của Vụ Pháp chế trong thành viên của Tổ soạn thảo. Các thành viên tham gia Tổ soạn thảo phải là những công chức có trình độ về pháp luật, có sự hiểu biết về những vấn đề mà văn bản sẽ điều chỉnh, có trách nhiệm với công việc được giao.

Hiện nay việc phân công soạn thảo một số văn bản của Bộ vẫn giao cho một cá nhân phụ trách, họ phải thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên không có nhiều thời gian chuyên tâm vào công việc. Do vậy, Bộ cần quy định bắt buộc việc thành lập Tổ soạn thảo để phân công công việc cho các thành viên.

Bộ cần có sự quan tâm thích đáng và xử lý tốt các vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn của các nhân trực tiếp tham gia soạn thảo.

Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo là góp phần hoàn thiện dự thảo văn bản, nâng cao chất lượng cũng như tính khả thi của văn bản. Tuy các đơn vị chủ trì soạn thảo đã chú ý đến việc tổ chức lấy ý kiến nhưng việc lấy ý kiến của dự thảo mới chỉ dừng lại ở các đơn vị có liên quan trong khi đối tượng thi hành văn bản lại rất ít được lấy ý kiến. Do đó cần đẩy mạnh hoạt động lấy ý kiến của các đối tượng thi hành văn bản. Đối tượng thi hành văn bản tham gia càng nhiều ý kiến thì văn bản được xây dựng càng đáp ứng được yêu cầu của họ, càng có tính khả thi trong thực tế.

Để việc lấy ý kiến được toàn diện cần thu hút được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến giáo dục…Điều này sẽ giúp cho văn bản mang tính toàn diện và hoàn thiện theo hướng thiết thực nhất.

Về hình thức tổ chức lấy ý kiến: cần đa dạng hoá các hình thức lấy ý kiến. Ngoài việc tổ chức các cuộc họp, hội thảo, gửi công văn lấy ý kiến, có thể cử cán bộ trực tiếp về cơ sở để lấy ý kiến, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của đông đảo tầng lớp nhân dân…làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc lấy ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo.

Để hoạt động lấy ý kiến có chất lượng thì việc lấy ý kiến phải được tiến hành có trọng tâm, tránh hiện tượng lấy ý kiến tràn lan hoặc ý kiến quá hẹp.

- Nâng cao vai trò và tính pháp lý của hoạt động thẩm định dự thảo

Thẩm định là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả các văn bản QPPL trước khi trình Bộ trưởng ký đều phải qua Vụ Pháp chế để thẩm định. Tuy nhiên giá trị pháp lý của văn bản thẩm định còn hạn chế, mới chỉ ở dạng tư vấn, chưa có tính chất bắt buộc đối với đơn vị chủ trì trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Do đó Bộ cần quy định giá trị pháp lý của các văn bản thẩm định, phát huy vai trò của tổ chức Pháp chế trong công tác thẩm định văn bản, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc thẩm định giá trị pháp lý của văn bản với chất lượng và tính khả thi của văn bản khi được ban hành.

Để nâng cao chất lượng thẩm định đối với các nội dung cần thẩm định của văn bản, cần kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Vụ Pháp chế. Cần mở các lớp huấn luyện về kỹ năng thẩm định, kỹ năng phân tích chính sách, kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản, nhằm tạo nền tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ của Vụ Pháp chế.

Hiện nay, cán bộ của Vụ pháp chế còn thiếu, cùng một lúc họ phải kiêm nhiệm nhiều công việc, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định văn bản. Do đó bộ cần bổ sung thêm biên chế cho Vụ để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều của Vụ. Những cán bộ này cần phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức về quản lý nhà nước.

Việc thẩm định văn bản được thực hiện tốt sẽ nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản và có tính khả thi trong tực tế. Có thể thấy nâng cao vai trò của hoạt động thẩm định là yêu cầu cần thiết hiện nay.

- Hoàn thiện các hoạt động xem xét, thông qua, công bố, gửi và lưu trữ văn bản

Tất cả các văn bản trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành đều phải được Văn phòng kiểm tra một cách nghiêm túc để đảm bảo văn bản có hình thức phù hợp với thẩm quyền, tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo, được xây dựng và ban hành theo thủ tục trình tự quy định.

Việc gửi đăng công báo: Bộ cần quy định và giao trách nhiệm cho Văn phòng gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng công báo.

Văn bản cần được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để đối tượng thi hành biết và thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các văn bản hiện hành

Định kỳ và thường xuyên tổ chức rà soát, hệ thống văn bản QPPL trên cơ sở đó hệ thống hoá các văn bản theo từng lĩnh vực cụ thể như quy định về hệ thống giáo dục và tổ chức, hoạt động của nhà trường; về nội dung, chương trình giáo dục, về tổ chức quá trình giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, về thanh tra,

kiểm tra, xử lý vi phạm, …Trong quá trình rà soát và hệ thống hoá văn bản cần tiến hành phân loại và xác định những văn bản, những quy định nào không cần thiết, không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp, hoặc cần bổ sung…kết quả có thể được bổ sung vào chương trình xây dựng văn bản của Bộ dưới dạng các văn bản cần ban hành mới hoặc văn bản để sửa đổi bổ sung.

Bên cạnh việc rà soát, hệ thống hoá văn bản cần thường xuyên tiến hành kiểm tra văn bản nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên… để kịp thời đình chỉ thi hành hoặc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ…đảm bảo tính hợp pháp, tính khả thi và tính thống nhất của văn bản.

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản sẽ góp phần

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 84 - 87)