Trình tự soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 53 - 59)

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo

1.2. Trình tự soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,

thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và

Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ vào Hiến pháp (1992), sửa đổi năm 2001, Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002), Luật tổ chức Chính phủ, Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn về xây dưụng văn bản QPPL như sau:

- Trình Chính phủ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.

- Tổ chức soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ theo sự phan công để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành hoặc trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Như vậy, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có nhiệm vụ đề xuất dự kiến chương trình vừa có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

1.2.2. Trình tự soạn thảo các văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ

Trình tự soạn thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trên cơ sở Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL (2002), Nghị định 161/2005/NĐ-

CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL, Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL về giáo dục.

Trình tự các bước soạn thảo được thực hiện như sau:

Bước 1: Soạn thảo dự thảo văn bản QPPL

- Dựa trên chương trình xây dựng văn bản và sự phân công của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp giao và chỉ đạo đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị.

- Đơn vị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức việc soạn thảo dự thảo tiến hành thành lập ban soạn thảo và tổ soạn thảo.

- Để tiến hành soạn thảo một dự án luật, pháp lệnh hay nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, ban soạn thảo cần thực hiện các công việc sau:

+ Tập hợp, rà soát, đánh giá các văn bản QPPL hiện hành liên quan đến nội dung dự án, dự thảo nhằm làm rõ các vấn đề:

• Phát hiện những vấn đề, nội dung của pháp luật hiện hành có thể đưa vào dự thảo một cách “nguyên trạng” không cần sửa đổi, bổ sung thêm;

• Phát hiện những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh bằng văn bản mới nhưng có sửa đổi, bổ sung;

• Phát hiện những quy định đã hoàn toàn lạc hậu và cần thay thế bằng những quy định mới;

• Phát hiện những vấn đề mà văn bản hiện hành chưa điều chỉnh, chưa quy định để bổ sung vào văn bản mới.

+ Tổng kết tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực có liên quan nhằm xác định các thông tin cơ bản sau:

• Mức độ thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế;

• Tác động của các quy định pháp luật đối với tình hình kinh tế – xã hội; • Những quy định được thực hiện và phát huy tác dụng tích cực;

• Những quy định được thực hiện và phát huy tác dụng ở mức hạn chế; • Những quy định không được thực hiện và lý do của tình trạng này; • Hướng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội nhằm xác định các thông tin cơ bản sau:

• Những quan hệ xã hội đang tồn tại trực tiếp liên quan đến nội dung dự thảo văn bản mới và biểu hiện cụ thể của chúng.

• Xác định những quan hệ xã hội cần dùng QPPL để điều chỉnh;

• Xác định hiệu lực về không gian, thời gian của loại QPPL cần ban hành. + Nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo theo các nội dung:

• Chủ trương, chính sách của Đảng • Thông tin, tư liệu của các nước khác

+ Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo.

Việc xây dựng đề cương của dự án, dự thảo có ý nghĩa rất lớn đối với cơ cấu và nội dung của dự thảo văn bản QPPL cần ban hành. Cần tiến hành xây dựng đề cương sơ lược và đề cương chi tiết của dự thảo:

• Xây dựng đề cương sơ lược: gồm những nội dung cơ bản sau: - Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án, dự thảo;

- Cơ cấu, bố cục của dự án, dự thảo ( số lượng chương, số lượng điều trong mỗi chương);

- Nội dung cần đề cập trong từng chương.

• Xây dựng đề cương chi tiết của dự thảo: gồm những nội dung: - Căn cứ pháp lý để ban hành;

- Sắp xếp nội dung cần thể hiện;

- Xác định tên những văn bản dự kiến bãi bỏ, thay thế. • Biên soạn dự thảo trên cơ sở đề cương chi tiết.

+ Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng quyết định thành lập ban soạn thảo;

+ Tổ chức soạn thảo văn bản QPPL theo đúng quy trình quy định, gửi hồ sơ lấy ý kiến góp ý và hồ sơ yêu cầu thẩm định; đảm bảo thời gian để các đơn vị thực hiện việc góp ý kiến, thẩm định dự thảo.

+ Kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo.

+ Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tiến độ soạn thảo và nội dung dự thảo, kể từ khi được giao nhiệm vụ soạn thảo đến khi văn bản chính thức được ban hành.

Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo

- Việc lấy ý kiến tham gia xây dựng dự án, dự thảo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL do Quốc hội Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, đơn vị soạn thảo có thể gửi dự thảo tới Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức, hữu quan, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham gia ý kiến.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL lấy ý kiến tham gia xây dựng dự án, dự thảo thông qua các hình thức:

+ Tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xin ý kiến;

+ Lấy ý kiến bằng công văn chính thức. Trong thời hạn quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản.

+ Tổ chức hội thảo để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý ở cả Trung ương và địa phương trong những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản.

- Hồ sơ lấy ý kiến bao gồm: + Công văn gửi lấy ý kiến; + Dự thảo văn bản QPPL;

+ Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản QPPL bao gồm: • Sự cần thiết ban hành văn bản

• Quá trình soạn thảo;

• Cấu trúc của dự thảo văn bản QPPL ; • Những ý kiến khác nhau chưa thống nhất. • Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo

- Các đơn vị được xin ý kiến tham gia ý kiến toàn diện về dự án, dự thảo, nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

+ Sự phù hợp của đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đối với yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng văn bản.

+ Quan điểm của mình về những vấn đề của dự án, dự thảo

+ Những quy định của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực, phạm vi quản lý của đơn vị được hỏi ý kiến.

+ Tính khả thi của văn bản.

+ Hình thức, bố cục của dự án, dự thảo. + Kỹ thuật soạn thoả văn bản.

- Các đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trong thời gian quy định tham gia góp ý kiến bằng văn bản do người đứng đầu đơn vị đó ký và gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Bản tổng hợp tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là một bộ phận không thể thiếu trong hồ sơ thẩm định và hồ sơ trình dự thảo.

- Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xin ý kiến, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. Sau đó gửi bản dự thảo đã chỉnh lý đến Vụ Pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý

kiến. Vụ Pháp chế tham gia ý kiến cuối cùng về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản.

Bước 3: Thẩm định dự thảo

Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, và ý kiến của Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo và trình lãnh đạo Bộ ký công văn yêu cầu thẩm định gửi Bộ Tư pháp.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định gồm:

+ Công văn yêu cầu thẩm định (do lãnh đạo Bộ ký);

+ Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký và đóng dấu;

+ Dự án, dự thảo văn bản QPPL cuối cùng được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Chính phủ xem xét;

+ Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản;

+ Bản tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự án, dự thảo;

+ Các văn bản và hồ sơ làm căn cứ để ban hành, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung;

+ Các tài liệu liên quan khác.

- Số lượng hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định là: 10 bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; 05 bộ đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Nội dung thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL gồm: • Sự cần thiết ban hành văn bản;

• Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;

• Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản. • Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

• Hình thức, kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản QPPL;

- Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế để tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo nếu thống nhất ý kiến với Bộ Tư pháp. Trường hợp không thống nhất với ý kiến

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 53 - 59)