- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trong tờ trình, gửi tờ trình và dự thảo văn bản tới Văn phòng Chính phủ.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản và theo dõi văn bản gửi bộ Tư pháp thẩm định cho đến khi văn bản chính thức được ban hành.
Vì các dự án, dự thảo văn bản QPPL do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan nhà nước cấp trên, nên trình tự soạn thảo các văn bản này được thực hiện đến bước thẩm định. Việc xem xét, thông qua và công bố ban hành văn bản này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo dục và Đào tạo
2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo
Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có nhiệm vụ đề xuất, dự kiến chương trình, vừa có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, vừa ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền các văn bản QPPL về giáo dục. Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo còn là một cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về giáo dục, do đó để thực hiện chức năng QLNN của mình Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các văn bản hành chính để điều chỉnh lĩnh vực mà mình quản lý.
Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một số lượng lớn các văn bản quản lý hành chính nàh nước bao gồm nhiều thể loại như: công văn, kế hoạch, báo cáo, tờ trình, các loại giấy, các loại phiếu, hợp đồng, các quyết định cá biệt…Việc soạn thảo các văn bản này được thực hiện bởi tất cả các đơn vị
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên môn. Hình thức của các loại văn bản này được thể hiện như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xây dựng các kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch 6 tháng, kế hoạch 3 tháng của ngành. Đây là cơ sở để các Vụ chủ động xây dựng kế hoạch hành động cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để có kế hoạch triển khai kịp thời.
- Trong quá trình thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động của ngành, lĩnh vực mình quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các công văn để đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.
- Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối năm, cuối mỗi quý, mỗi tháng còn có các hội nghị sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động của các Vụ và đề ra phương hướng, kế hoạch hành động trong thời gian sắp tới.
- Để ghi chép quá trình diễn ra những ý kiến thảo luận, những kết luận, quyết định của các hội nghị sơ kết, tổng kết, diễn biến của các cuộc họp … Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các biên bản.
- Để đề nghị cấp trên phê duyệt hoặc cần đề xuất với cấp trên một vấn đề mới như: chủ rương, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, đề nghị, bổ sung, bãi bỏ một văn bản sai phạm…Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các tờ trình.
- Để phục vụ công tác diều hành, lãnh đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các quyết định cá biệt như: quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ công chức, quyết định khen thưởng, kỷ luật….
- Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các nội quy, quy chế của cơ quan như: nội quy ra vào cơ quan, quy chế làm việc của các đơn vị….
- Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các loại văn bản hành chính khác như: thông báo; các loại giấy như :giấy nghỉ phép, giấy đi đường…;
các loại phiếu như phiếu gửi, phiếu báo…; hợp đồng… và các văn bản hành chính khác.