Nâng cao chất lượng các nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ bắc giang lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông Trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 93 - 95)

phổ thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Nghị quyết của Tỉnh uỷ Bắc Giang là sự cụ thể hoá các nghị quyết của Trung ương về lĩnh vực giáo dục thành những mục tiờu, nhiệm vụ cụ thể của tỉnh; thể hiện sự lónh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng các chương trỡnh, kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết ở cơ quan, đơn vị địa phương mỡnh.

Một nghị quyết được xem là đúng không chỉ khi nó phản ánh đúng thực trạng của vấn đề mà phải bao quát được triển vọng phát triển của nó. Không tính đến điều đú thỡ rất cú thể nghị quyết chỉ đúng trong thời điểm hiện tại mà có hại cho tương lai. Nói điều đó để khẳng định, nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh phải đánh giá đúng thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay của Bắc Giang trong tổng thể tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội của tỉnh; thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Để xác định đúng, các cơ quan của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng có trách nhiệm đánh giá đúng thực trạng giáo dục phổ thông của tỉnh trên các mặt, trong đú tập trung làm rừ sự lónh đạo của cấp uỷ đảng đối với giáo dục, đánh giá quy mô giáo dục và chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh; đánh giá chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ giáo dục phổ thông; đánh giá chất lượng chuyên môn và năng lực quản lý của cỏn bộ quản lý và đội ngũ giáo viên; đỏnh giỏ hiệu quả cụng tỏc xó hội hoỏ giáo dục. Khụng vỡ “bệnh thành tớch” mà bỏo cỏo khụng đúng thực tế. Nghị quyết của Tỉnh uỷ phải dựa trên một hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước, được vận dụng sáng tạo phù hợp thực tiễn ở địa phương. Trong đó tập trung vào một số nội dung như sau:

Thứ nhất, phải xác định vai trũ của giáo dục phổ thông, nó có sứ mạng giáo dục học

sinh ở địa phương phát triển toàn diện, nắm vững kiến thức phổ thông tiếp tục học bậc học cao hơn. Thông qua giáo dục phổ thông giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, vận dụng những điều đó học vào cuộc sống, tạo nờn thế hệ người lao

động có tri thức, có đạo đức đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế- xó hội ở địa phương. Giáo dục phổ thông làm cho mỗi học sinh hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hoà các mặt trí, đức, thể, mỹ.

Thứ hai, nghị quyết phải đề ra quan điểm chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp

sát đúng để phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh trong từng giai đoạn, phải phù hợp với đường lối lónh đạo của Đảng về giáo dục, phù hợp điều kiện kinh tế - xó hội chung của toàn tỉnh và ở từng địa phương.

Thứ ba, ưu tiên phát triển giáo dục phổ thông miền núi, sớm giảm mức chênh lệch

giữa giáo dục miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và vùng thành phố, thị trấn. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá và đạo đức cho học sinh.

Thứ tư, phải coi nhiệm vụ phát triển giáo dục là của toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn

xó hội; chăm lo nhiều hơn đến việc học tập của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các huyện vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát triển giáo dục phổ thông, làm cho giáo dục phổ thông trở thành quỏ trỡnh xó hội hoỏ sõu sắc.

Thứ năm, nghị quyết của Tỉnh uỷ phải xác định được quan điểm phỏt triển giỏo dục

là nền tảng phỏt triển xó hội và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững ở địa phương và cần có những đổi mới để giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xó hội của tỉnh; cần phỏt triển hợp lý quy mụ, tạo bước chuyển toàn diện và hiệu quả giáo dục phổ thông; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên bảo đảm cao chất lượng giáo dục; chú trọng xây dựng kỷ cương, nền nếp trong giáo dục phổ thông, cần tăng nhanh tỷ lệ học 2 buổi/ ngày; thực hiện cụng bằng xó hội trong giỏo dục, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cỏn bộ quản lý và đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh xó hội hoỏ giỏo dục.

Cùng với việc xây dựng hoàn chỉnh những điều kiện đảm bảo và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông đỏp ứng sự phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh đến năm 2020, tiếp tục ổn định quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện bậc học phổ thông; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ

sở và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2015; huy động mọi nguồn lực của xó hội đầu tư cho phát triển giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn hoá. Đảm bảo sự cụng bằng và bỡnh đẳng về cơ hội học tập cho mọi người ở những vùng, miền khác nhau. Quan tâm phát triển giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc, miền núi, đồng thời đầu tư nguồn lực và những điều kiện đảm bảo để hiện đại hoá giáo dục.

Nghị quyết của Tỉnh uỷ cũng cần đưa ra các giải pháp lớn để thực hiện được mục tiêu trên. Tập trung vào các nhóm giải pháp như tăng cường sự lónh đạo của Đảng đối với giáo dục – đào tạo; quy định rừ nhiệm vụ cụ thể của cấp uỷ đảng, của chính quyền các cấp và nhiệm vụ của các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông. Các giải pháp về tài chính ngân sách đầu tư cho giáo dục và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục được coi là trọng tâm. Bên cạnh đó giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ quản lý giỏo dục và nhà giỏo là nhiệm vụ cấp bỏch hiện nay. Một giải phỏp quan trọng để tăng nguồn đầu tư cho giáo dục phổ thông là cụng tỏc xó hội hoỏ giỏo dục cần được quan tâm hơn.

Trong quá trỡnh tổ chức thực hiện, Tỉnh uỷ giao cho Ban cỏn sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành, đoàn thể có trách nhiệm chỉ đạo các cấp chính quyền triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ bắc giang lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông Trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 93 - 95)