Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trỡnh dựng nước và giữ nước hằng nghỡn năm qua. Nơi đây là một trong những địa bàn gốc, quê hương sinh tụ và phát triển đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử, vùng đất này có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau, tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý, lúc đó (năm 1010) vua Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ. Lộ Bắc Giang gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Thời nhà Trần, năm 1242, vua Trần Thái Tông chia nước ta thành 12 lộ, lộ Bắc Giang vẫn cơ bản như cũ về địa giới hành chính. Đầu thời hậu Lê vẫn giữ tên lộ Bắc Giang, đến năm 1469, vua Lê Thánh Tông đổi lộ Bắc Giang thành thừa tuyên Bắc Giang, về sau nhà Lê bỏ đơn vị hành chính thừa tuyên lập các trấn, thừa tuyên Bắc Giang đổi thành trấn Kinh Bắc. Dưới triều Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mạng bỏ đơn vị hành chính trấn, lập đơn vị hành chính tỉnh, trấn Kinh Bắc đổi thành tỉnh Bắc Ninh, gồm 04 phủ, 20 huyện trong đó có nhiều huyện thuộc địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang sau này. Thời Pháp thuộc, ngày 10-10-1895, Toàn quyền Đông Dương có quyết định lập tỉnh Bắc Giang. Ngày 27-10-1962, Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, sau 34 năm hợp nhất đến ngày 6-11-1996 Quốc hội Nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành 02 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Sau một giai đoạn lịch sử dài tách, nhập, tỉnh Bắc Giang chính thức được tái lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01- 01-1997.
phía bắc, cách thành phố Hải Phũng hơn 100km về phía đông, nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác trọng điểm Hà Nội - Hải Phũng - Quảng Ninh, cú vĩ độ 210 và 21027’ Bắc, kinh độ 105053’ và 106011’ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh.
Đơn vị hành chính của tỉnh có thành phố Bắc Giang là trung tâm và 09 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà. Trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao, 02 huyện có xã miền núi. Trong tổng số 229 xã, phường, thị trấn của tỉnh có169 xã, thị trấn miền núi và 44 xã vùng cao. Tỉnh có địa bàn rộng (3.822,6km2), địa hỡnh phức tạp, nghiờng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, vùng núi chiếm 2.736,6km2= 72%, vùng trung du 1086km2 = 28%, bị chia cắt bởi 05 con sông: Sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, sông Lục Nam và sông Thái Bỡnh.
Tính đến ngày 01/4/2009, dân số toàn tỉnh có 1.555.720 người, mật độ bỡnh quõn 413 người/km2. Dân cư phân bố không đều, dân sống ở nông thôn 94,7%, ở đô thị 5,3%, phần lớn tập trung ở thành phố Bắc Giang và các huyện vùng trung du. Dân số của Bắc Giang bao gồm dân cư của gần 20 tỉnh, thành trong cả nước hội tụ về sinh sống, trong đó có 16 dân tộc thiểu số với 93.627 người, gồm các dân tộc Tày (chiếm 2,05%), Nùng, Sán dỡu, Sỏn chớ, Cao lan, Dao, Hoa...Số người trong độ tuổi lao động chiếm 62 % dân số. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,58 % tổng số lao động (Bắc Giang đứng thứ 32 về diện tích, thứ 16 về dân số và thứ 23 về mật độ dân số trong các tỉnh, thành phố của cả nước).
Bắc Giang có tiềm năng to lớn là lao động và đất đai nhất là đồi rừng, thích hợp với nhiều loại cây ăn quả như vải thiều, nhón, hồng khụng hạt, dứa, na, cam, chuối…hiện nay ở tỉnh đó hỡnh thành những cỏc vựng trồng lỳa, lạc, chè, thuốc lá, đậu tương…có năng suất chất lượng cao như ở huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế. Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Bắc Giang đó trở thành vùng quê nổi tiếng về vải thiều (Lục Ngạn), gà đồi (Yên Thế)…góp phần xoá đói giảm nghèo đi đến ấm no, tạo nên sự trù phú của nhiều làng quê trong cơ chế thị trường.
Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, từng được người xưa ví là “phên dậu”, là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất nước. Miền đất này từng là nơi ngăn chặn, là chiến trường lớn của quân dân cả nước chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc xưa. Sử xanh, bia đá cũn ghi những dấu tớch lịch sử nổi tiếng như địa danh phũng tuyến sụng Cầu của quõn dõn nhà Lý chống quõn Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quõn dân nhà Trần, chống quân Nguyên - Mông; Cần Trạm, Xương Giang của quân dân nhà Lê, chống quân Minh, khởi nghĩa Yên Thế gắn liền với tên tuổi của người Anh hựng dõn tộc Hoàng Hoa Thỏm, mói mói đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc, chôn vùi mộng xâm lăng của bao đạo quân hung tàn.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống, đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù chịu khó, sáng tạo, tự lực, tự cường trong lao động sản xuất, đó từng gắn bú thuỷ chung một lũng đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng. Bắc Giang là nơi sớm có phong trào cách mạng, có An toàn khu II là nơi nuôi dấu nhiều đồng chí cỏn bộ lónh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hoạt động bí mật. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bắc Giang đó thực hiện “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đó khụng tiếc cụng của chi viện cho tiền tuyến lớn, biết bao người con ưu tú của Bắc Giang đó ngó xuống hoặc đó hy sinh một phần cơ thể đem lại hoà bỡnh cho đất nước, với chiến công dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ xó Nghĩa Phương (Lục Ngạn) và Dương Hưu (Sơn Động) đó được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong chiến tranh và ngay trong thời kỳ đổi mới hiện nay những tên đất tên làn, tên núi, tên sông của Bắc Giang mói mói gắn liền với lịch sử vẻ vang của dõn tộc.
Bắc Giang cũng là vùng văn hoá dân gian đặc sắc với đầy đủ sự phong phú. Ca dao, dân ca, tục ngữ, phương ngôn, truyền thuyết truyện kể dõn gian cũn lưu truyền cho đến hôm nay. Việt Yên có nhiều làng Quan họ hát ví hát chèo cổ, Yên Thế có hát tuồng cổ trong lễ hội Phồn Xương, tục hát Soong Hao, Sli, hát Lượn … ở các vùng dân tộc thiểu số (Lục Ngạn) vẫn được bảo vệ phát huy.
Bắc Giang có truyền thống hiếu học và khoa bảng, đó sản sinh và đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Theo “Đăng Khoa Lục” thỡ từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII số lượng Tiến sỹ ở một số huyện của tỉnh Bắc Giang như sau: Yên Dũng có 23 Tiến sỹ,
Hiệp Hoà có 20 Tiến sỹ, Việt Yên có 06 Tiến sỹ, Yên thế có 04 Tiến sỹ trong đó có Trạng nguyên Đào Sư Tích thời Trần, có Tiến sỹ Thân Nhân Trung là Tao Đàn Phó nguyên soái (thời Lê)- người đó cú bài văn bia khắc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với câu nói bất hủ: “ Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia, nguyên khí thịnh thỡ thế nước mạnh, nguyên khí suy thỡ thế nước yếu kém”, thời Nhà Mạc có Trạng nguyên Giáp Hải là một danh sỹ nổi tiếng bậc nhất đương thời…
Người Bắc Giang không chỉ có tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất bảo vệ đất nước, giữ gỡn quờ hương, mà cũn giỏi trồng trọt, khéo tay nghề, thạo buôn bán. Bắc Giang là nơi sớm hỡnh thành cỏc làng nghề thủ cụng truyền thống, đặc sản nông nghiệp có giá trị như Gốm Thổ Hà, Bánh đa Kế, Bún Đa Mai, Rượu Làng Vân, Dưa Sàn, Cam Bố Hạ…
Hệ thống chính trị của tỉnh gồm các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xó hội ở địa phương, vận hành theo cơ chế: Đảng lónh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Hiện nay, hệ thống tổ chức, bộ máy các cơ quan đảng của tỉnh đó được lập theo đúng Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Đảng bộ tỉnh có 15 đảng bộ trực thuộc gồm: 10 đảng bộ huyện, thành phố và 05 đảng bộ khác là: Đảng bộ Các cơ quan tỉnh, Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh, Đảng bộ Công an tỉnh; Đảng bộ Quân sự tỉnh; Đảng bộ Công ty Đạm và Hoá chất Hà Bắc. Tính đến 31/12/2008 toàn Đảng bộ có 61.718 đảng viên ở 816 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 319 đảng bộ (229 đảng bộ xó phường, thị trấn), 3.416 chi bộ dưới cơ sở.