Về công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 100 - 101)

- Nâng cao nhận thức về vị trớ, vai trũ của trẻ em, của việc thực hiện quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó tạo ra sự cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, nhân dân và cộng đồng xó hội; làm cho cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở thấy được trách nhiệm của mỡnh trong việc thực hiện quyền trẻ em; nhân dân biết yêu cầu, ủng hộ và hợp tác tích cực với cán bộ để quyền trẻ em được thực hiện tốt ở cơ sở.

- Đa dạng hoá và sử dụng kết hợp nhiều hỡnh thức tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, bằng cỏc hỡnh thức như: tập huấn, hệ thống loa truyền thanh, cộng tác viên, qua cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, đưa vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn gia đỡnh văn hoá,

khu dân cư văn hoá, tiêu chuẩn chi bộ trong sạch, vững mạnh hay qua các hội thi, các hoạt động văn hoá văn nghệ... Đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền quyền trẻ em qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, các hội thi là hỡnh thức tuyên truyền sinh động, lôi cuốn thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia hưởng ứng. Tổ chức tập huấn, nhưng chú trọng nâng cao chất lượng. Đài truyền thanh các huyện, thị, Báo và Đài Phát thanh - truyền hỡnh Bỡnh Phước cần tăng các bài viết, thời lượng, có chương trỡnh riờng về trẻ em và công tác BV, CS&GD trẻ em.

- Cần đẩy mạnh vào các nội dung tuyên truyền sau đây: Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật BV, CS&GD trẻ em, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến BV, CS&GD trẻ em; kỹ năng, phương pháp BV, CS&GD trẻ em; các tấm gương, điển hỡnh tiờn tiến trong BV, CS&GD trẻ em. Lên án, phê phán các trường hợp vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em. Xoá bỏ phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, nếp nghĩ lạc hậu ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện quyền trẻ em, phát huy phong tục tập quán tích cực...

- Huy động được rộng rói và đông đảo các lực lượng xó hội vào công tác vận động, tuyên truyền về quyền trẻ em, bao gồm: cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, cán bộ chuyên trách, đảng viên, cán bộ thôn/ấp, cộng tác viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, những người có uy tín trong cộng đồng, nhân dân, các cơ quan báo, đài, loa truyền thanh, nhà trường...

- Cần vận động thu hút nhiều hơn nữa các nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền để in ấn tài liệu, tờ rơi, tổ chức các hội thi, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 100 - 101)