huyện
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và huyện Đồng Phú luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện quyền trẻ em và vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị “về việc tăng cường sự lónh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, ngày 7/11/2000 Tỉnh ủy có Kế hoạch số 20. Bỡnh Phước tiếp tục đẩy mạnh công tác BV, CS&GD trẻ em bằng việc ban hành Quyết định 215/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 của UBND tỉnh phê duyệt dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, học sinh dân tộc thiểu số nội trú, người tàn tật và Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 08/06/2007 tăng cường thực hiện Chỉ thị số 34/1999/CT-TTg và Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác BV, CS&GD trẻ em.UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, nhằm đạt được mục tiêu giảm trẻ em suy dinh dưỡng.
Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 phê duyệt đề án can thiệp y tế cho trẻ em khuyết tật tỉnh Bỡnh Phước giai đoạn 2007 - 2010, đó đem đến nhiều điều kiện thuận lợi cho trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng và cơ hội giáo dục, học nghề phù hợp. Ngày 15/5/2008, UBND tỉnh có Chỉ thị số 14/2008/CT-UBND về việc tổ chức tháng hành động vỡ trẻ em hàng năm. Ngày 11/11/2008 UBND tỉnh có Chỉ thị số 19/2008/CT-UBND về việc tăng cường công tác BV, CS&GD trẻ em.
UBND tỉnh đó ban hành Quyết định 04/2006/QĐ-UBND ngày 11/01/2006 về việc phê duyệt đề án chương trỡnh xúa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày 15/06/2006 thực hiện chương trỡnh mục tiêu y tế quốc gia, phũng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh, Quyết
định số 115/2006/QĐ-UBND ngày 6/12/2006 quy định về quản lý thực hiện chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội cỏc xó đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Việc ổn định đời sống gia đỡnh lõu dài, cú đất sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đỡnh ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được giải quyết, tạo điều kiện quyền trẻ em được đảm bảo thực hiện tốt. Việc thành lập Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo theo Quyết định 18/2006/QĐ-UBND ngày 22/02/2006 của UBND tỉnh, sau đó sát nhập thành Hội bảo trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo đó gúp phần chia sẻ những khó khăn cho các gia đỡnh, trở thành chỗ dựa cho trẻ em nghèo, mồ côi và tàn tật trên địa bàn tỉnh.
Nhằm phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 55 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 20 của Tỉnh ủy, Tỉnh ủy có Công văn số 895 ngày 1/6/2009 “về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) và Kế hoạch số 20-KH/TU của Tỉnh ủy”, chỉ đạo chính quyền các cấp củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức về công tác BV, CS&GD trẻ em, bố trí đủ cán bộ có năng lực, nhiệt tỡnh, tõm huyết và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trỡnh mục tiêu quốc gia vỡ trẻ em, các đề án, dự án, kế hoạch hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Đưa những mục tiờu vỡ trẻ em vào chương trỡnh cụng tỏc của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận; coi kết quả công tác này là một nội dung để đánh giá hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể...
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đồng Phú đó cú nhiều công văn, kế hoạch, hướng dẫn cấp cơ sở tổ chức thực hiện tốt. Tuy nhiên, cho đến nay việc kiểm tra, giám sát và tổng kết, đánh giá chưa được thực hiện hiệu quả, nhiều lỳc cũn sơ sài, qua loa. Chưa có quy định cơ chế xử phạt
khi cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên không thực hiện tốt vai trũ trong việc thực hiện quyền trẻ em.
“Một năm chúng tôi hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em được nhiều lắm chứ. Nhưng trong báo cáo của Sở chỉ dành cho có vài trang như các phũng chuyờn mụn khỏc, thỡ đâu cũn chỗ để chúng tôi báo cáo, đánh giá hoạt động của mỡnh” (PVS, lónh đạo Sở Lao động - thương binh và xó hội).
Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp dành cho công tác BV, CS&GD trẻ em cũn thể hiện ở việc dành ngân sách cho công tác này. Trong điều kiện kinh tế - xó hội cũn nhiều khó khăn, ngân sách dành cho công tác trẻ em rất hạn hẹp, sau khi tách nhập cũn khú khăn hơn.
“Đúng ra ngân sách của huyện phải là 300 - 500 triệu, trước đây là một đơn vị hoạt động Nhà nước cấp ngân sách. Nay là một mảng bảo trợ, nhiều khi lónh đạo sở, phũng cứ nghĩ là một mảng, họ đâu nghĩ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là lo cho tất cả trẻ em, nên ngân sách không được cấp như ngày xưa nữa” (PVS, lónh đạo Sở Lao động - thương binh và xó hội).
Quỹ bảo trợ trẻ em lấy từ ngân sách của tỉnh rất ít, phần lớn từ nguồn thu vận động một ngày lương của cán bộ công chức, công nhân viên và người lao động; từ các đợt xổ số vỡ trẻ em; vận động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; tổ chức biểu diễn văn nghệ và các hoạt động cú thu khỏc. Vỡ vậy, ngân sách của Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh rất hạn hẹp.
“Theo như Nghị định 36, Quỹ bảo trợ trẻ em là Quỹ Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm trích ngân sách thu của tỉnh, có tỉnh trích 0,5% - 1%. Chúng tôi có công văn tham mưu, nhưng tài chính không đồng ý. Mỡnh xin 500 triệu mổ tim cho cỏc chỏu thỡ núi Quỹ tự vận động, vận động cho các cháu nhiều khi lâu lắm mới được” (PVS, lónh đạo Sở Lao động - thương binh và xó hội).
Với cỏc xó nghốo việc thu Quỹ bảo trợ trẻ em rất khó khăn, sau khi trích nộp cho huyện thỡ tiền hoạt động ở cơ sở một năm chỉ cũn vài triệu, không đủ chăm lo cho trẻ em, đó gõy ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em và kết quả thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở.
“Vỡ xó nghốo, cơ sở vật chất xây dựng khu vui chơi trẻ em không có. Tôi mong muốn Nhà nước có kinh phí để địa phương xây dựng khu vui chơi giải trí cho trẻ em”
(PVS, Bí thư Đảng ủy xó).
Tóm lại: Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tuổi cao có xu hướng phát huy tốt vai trũ trong
việc thực hiện quyền trẻ em hơn, nhưng không phải tuổi càng cao cán bộ càng phát huy tốt vai trũ. Cũn cú định kiến giới trong việc thực hiện vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là người dân tộc thiểu số thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện quyền trẻ em hơn so với cán bộ người Kinh. Tập huấn mang lại cho cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở sự hiểu biết tốt hơn về quyền trẻ em, nhưng chưa nhất quán trong mọi trường hợp. Trỡnh độ không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức về quyền trẻ em, nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở. Thâm niên công tác lâu ở cơ sở là một điều kiện hết sức thuận lợi để cán bộ lónh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức nhân dân thực hiện quyền trẻ em, nhưng không phải thâm niên công tác càng lâu, càng làm tốt vai trũ thực hiện quyền trẻ em. Có sự khác nhau giữa cán bộ ở các khối và các chức vụ công tác trong việc phỏt huy vai trũ thực hiện quyền trẻ em, nhưng không phải cán bộ chuyên trách và cán bộ đảm trách công tác BV, CS&GD trẻ em của các đoàn thể, tổ chức xó hội thực hiện tốt vai trũ của mỡnh hơn so với những cán bộ khác.
Tiền lương, chế độ, chính sách thấp, điều kiện kinh tế - xó hội khó khăn, trỡnh độ dân trí thấp, các phong tục tập quán lạc hậu, tỡnh hỡnh di cư tự do phức tạp cản trở quỏ trỡnh thực hiện quyền trẻ em và phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Giải thể ủy ban DS-GĐ&TE, giao công tác trẻ em về cán bộ thương binh - xó hội, làm cho việc thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở và việc phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL gặp nhiều khó khăn. Hệ thống văn bản pháp luật cũn nhiều kẽ hở, mâu thuẫn; quỏ trỡnh tổ chức và giám sát thực hiện cũn bất cập; hỡnh thức xử phạt cũn nhẹ, chưa nghiêm minh, chưa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và huyện Đồng Phú luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện quyền trẻ em và vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát và tổng kết các văn bản chỉ đạo chưa hiệu quả. Chưa có cơ chế xử phạt khi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xó hội và cán bộ, đảng viên không thực hiện tốt. Ngân sách tổ chức thực hiện quyền trẻ em khá hạn hẹp.