Vai trũ xử lý tỡnh huống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 45 - 49)

Xử lý tỡnh huống là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng và cần thiết, góp phần tạo nên năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, giúp cán bộ phát huy tốt vai trũ trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở (83,6%) cho rằng, khi trên địa bàn xảy ra tỡnh trạng ngược đói trẻ em, xâm hại trẻ em, vi phạm quyền trẻ em, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đều có mặt ngay sau khi xảy ra vi phạm và tích cực phối hợp điều tra, xác minh, xử lý vụ việc (96,7%).

“Ngược đói trẻ em có trường hợp chính tôi xử lý. Mẹ là cô giáo mầm non đánh con. Tôi đến trường gặp mẹ, gặp nhà trường, cháu bé. Sau đó không cũn đánh nữa. Tôi nghe, sốt ruột đến ngay” (PVS, cán bộ tư pháp - hộ tịch xó).

Tuy nhiên, chỉ có 70,2% cha mẹ cho rằng cán bộ có mặt ngay sau khi xảy ra vi phạm; 80,0% cho biết cán bộ tích cực phối hợp điều tra, xác minh, xử lý vụ việc. Nhóm giáo viên đánh giá thấp hơn cha mẹ với tỷ lệ lần lượt là 64,4% và 68,8%. Trong khi đó, đây là kỳ vọng thứ 3 của 64,4% cha mẹ và kỳ vọng thứ 5 của 66,4% giáo viên. Nhân dân không đánh giá cao việc xử lý tỡnh huống xâm hại, ngược đói trẻ em, vi phạm quyền trẻ em như cán bộ tự đánh giá, chứng tỏ nhân dân kỳ vọng rất cao vào vai trũ xử lý tỡnh huống của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.

Phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở (87,7%) cho biết, những vụ vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em nhân dân là người phát hiện đầu tiên. Thực tế này đúng, vỡ nhõn dõn là những người gần gũi nhất với trẻ em nên rất dễ dàng phát hiện vụ việc. Tiếp đến là cán bộ phụ trách công tác trẻ em (63,2%) và nhà trường (62,1%). Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là người đứng thứ tư (56,4%), tỷ lệ này không cao như mong đợi, nhưng cũng đó chứng tỏ cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở có quan tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ giải thích cho thực tế này như sau: “Tôi làm việc thường qua cán bộ tham mưu, họ là người đi sâu đi sát các gia đỡnh và trẻ em, họ nắm rồi báo cáo lên tôi. Nên nhiều khi họ khụng bỏo thỡ mỡnh cũng khú” (PVS, Bí thư Đảng ủy xó).

Cũng như trường hợp cháu bé Nguyễn Thị Hảo ở huyện Phước Long, bị mẹ hành hạ một thời gian dài mới được phát hiện, “Có trường hợp nghe tin báo ở địa bàn có cháu bị bệnh tim bẩm sinh gia đỡnh rất khó khăn không có điều kiện chữa trị, tôi gọi về xó, xó bảo đợi đi tỡm xỏc minh. Hỏi sao không nắm được, họ bảo tại cán bộ thôn không báo. Trong khi đó, từ nhà cháu bé đến xó đi chưa đến 10 phút” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh).

Cú 32,4% ý kiến cho biết trẻ em là người phát hiện đầu tiên các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em, chứng tỏ cỏc em cú ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện quyền trẻ em. Ông bà ta có câu “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. ý kiến của các em có thể là cơ sở để cán bộ nắm rừ tỡnh hỡnh thực hiện quyền trẻ em, nhất là khi bản thân cán bộ chưa sâu sát phát hiện những vụ vi phạm đó.

Trường hợp em Quyên ở Long Tân, Phước Long, bố mẹ bị bệnh qua đời, gia đỡnh cú bốn anh em nuôi nhau. Quyên bị bệnh tim, cũn em gỏi em bị bệnh động kinh. Hai anh cả đi làm thuê để nuôi cả gia đỡnh. Gia đỡnh rất nghèo khó, không có đủ gạo để ăn. Quyên có thể chết bất cứ lúc nào nếu không được mổ ngay. Học giỏi nhưng hai chị em Quyên, sau khi bố mất đó phải nghỉ học. Sức khoẻ Quyên rất yếu, môi tím, vai đó rụt. Gia đỡnh chỉ cách trụ sở UBND xó chưa đến 10 phút đi xe, nhưng không cán bộ xó nào biết để quan tâm đến cỏc em. Vỡ nghĩ là chỉ có trẻ em dưới 6 tuổi mới được Nhà nước giúp chữa bệnh miễn phí, nên cán bộ thôn không báo với chính quyền địa phương. Cuối cùng, người đó giỳp bốn anh em Quyên là người bạn học cùng lớp của em. Nam

đó viết thư kêu cứu cho bạn mỡnh với Trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh. Lá thư được chuyển đến Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh. Quyên được các nhà hảo tâm giúp chữa bệnh, xõy nhà tỡnh thương. Thử hỏi, nếu không có Nam, bốn anh em Quyên sẽ ra sao?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn (95,6%) cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia công tác hoà giải các trường hợp bạo lực gia đỡnh với trẻ em và các bất hoà trong gia đỡnh, gúp phần giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bạo lực với trẻ em để giữ gỡn hạnh phúc gia đỡnh, bảo vệ trẻ em khỏi bị hành hạ, ngược đói. Nhờ hoà giải mà nhiều gia đỡnh khụng tan vỡ, ly hôn, đảm bảo cho trẻ em được thực hiện quyền được sống chung với cha mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 58,6% ý kiến cha mẹ xác nhận cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở làm tốt, cũn đến 35,2% ý kiến cho biết có nhưng ít. Hoạt động hoà giải bạo lực gia đỡnh được cán bộ ở các khối công tác tham gia thực hiện theo đánh giá của cha mẹ ở vị trí thứ 15 (Xem Phụ lục 2). Giáo viên đánh giá thấp hơn cha mẹ và đánh giá cán bộ các khối công tác tham gia thực hiện ở vị trí thứ 16 (Xem Phụ lục 1). Trong khi đây lại là kỳ vọng thứ 6 của 54,1% giáo viên và thứ 7 của 47,9% cha mẹ. Có thể nói, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa thoả món những nhu cầu, đũi hỏi của nhân dân trong công tác hoà giải dù cán bộ đó nỗ lực thực hiện, cho thấy nhân dân kỳ vọng rất nhiều vào vai trũ hoà giải của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.

“Em mong muốn cán bộ lónh đạo địa phương quan tâm để gia đỡnh em khụng cũn bạo lực nữa, vỡ bố em đánh mẹ hoài” (PVS, nữ, 13 tuổi).

Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở rất chủ động, cùng lúc có nhiều cách xử lý khi địa phương xảy ra thiên tai, hoả hoạn, mất mùa, tai nạn bất ngờ để kịp thời giúp trẻ em và gia đỡnh vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống, làm cho việc thực hiện quyền trẻ em ít bị ảnh hưởng. Trong đó, việc cán bộ làm nhiều nhất là vận động cộng đồng quyên góp hỗ trợ (92,0%); kiến nghị với cấp trên nhờ hỗ trợ (91,6%) và có mặt kịp thời để giúp đỡ, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần (90,2%).

Kinh phí cho công tác BV, CS&GD trẻ em ở cơ sở rất hạn hẹp, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cán bộ địa phương cần phải biết tranh thủ vận động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân từ thiện. Nhưng nhiều

khi cách làm việc hành chính, quan liêu, mắc bệnh thành tích, không dám nói thật những trường hợp trẻ em gặp khó khăn vỡ sợ bị cho là không lo cho dân... của một số cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó làm mất đi cơ hội để trẻ em được giúp đỡ. Trong khi đó, ở Đồng Phú có nhiều nhà từ thiện, hảo tâm đến với trẻ em. Cán bộ đó khụng biết cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho hành động của mỡnh cú hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân và trẻ em.

“Có lần dẫn đoàn từ thiện đến xó, cỏn bộ xó lại đẩy nhau, không đưa đi thăm. Thay vỡ núi lời cám ơn hay tích cực phối hợp, họ lại nói là chúng tôi đó cú kế hoạch, đưa vô chương trỡnh, chứ không nhiệt tỡnh yờu cầu người ta giúp đỡ, làm cho người ta thấy không cần người ta. Đến khi người ta yêu cầu cần có đơn, có hỡnh ảnh, có đề nghị của địa phương để có căn cứ xuất tiền, một tuần lễ sau vẫn không thấy đâu, nói cùng chung tiền với người ta để xây nhà cho đàng hoàng cũng không có. Nhà từ thiện gọi điện trả lời hỏng rồi, là người ta bỏ luôn. Gia đỡnh kia khụng được giúp đỡ nữa, nhưng không phải chỉ mất bấy nhiêu đó, mà họ hứa cũn giỳp cho địa phương, cho tỉnh nữa. Trước sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hảo tâm, khi địa phương không có điều kiện lo cho dõn thỡ mỡnh phải biết hợp tác để người ta giúp. Đằng này... ” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh).

Trong quỏ trỡnh xử lý tỡnh huống, nếu cán bộ tận tỡnh, sõu sỏt với nhân dân, nắm bắt những khó khăn của gia đỡnh, của trẻ em và kịp thời có biện pháp giải quyết, đề xuất lên cấp trờn thỡ quyền lợi của trẻ em được đảm bảo.

“Gia đỡnh mổ được bệnh tim cho cháu là nhờ cán bộ thương binh - xó hội xó chỉ đường lên Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh để được tài trợ mổ miễn phí. Nếu không có cán bộ, gia đỡnh khụng biết phải làm sao mà chữa cho cháu được” (PVS, nam, 29 tuổi, dân tộc Tày).

Tuy nhiên, nhân dân cho biết không phải ở đâu, lúc nào sự kỳ vọng này cũng được đáp ứng. “Chị đón hai cháu nhỏ mồ côi cha mẹ về nuôi gần hai năm nay. Gia đỡnh chị khó khăn lắm, không có đất sản xuất, đi làm thuê làm mướn, thiếu trước hụt sau. Chị làm đơn đề nghị trợ cấp cho hai cháu lâu rồi, mà chưa thấy gỡ. Xó núi đưa lên rồi, nhờ cán bộ hỏi giúp, không thấy cán bộ trả lời, họ nói đợi huyện. Chị mong cán bộ quan

tâm cho hai cháu được trợ cấp để chị có thêm điều kiện nuôi hai cháu ăn học” (PVS, nữ, 46 tuổi).

Người nghèo là những người yếu thế, rất dễ mặc cảm và tự ái. Do vậy, thái độ làm việc quan cách sẽ cản trở họ đến với cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở. Họ lại là những người cú trỡnh độ học vấn thấp, nhiều khi không hiểu hết những quy định về chính sách, những quyền lợi được hưởng, nghĩa vụ phải thực hiện, nên không biết đề nghị cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở quan tâm, hỗ trợ gia đỡnh thực hiện quyền trẻ em. Chớnh vỡ vậy, nếu cán bộ không sâu sát, không quan tâm đến người nghốo thỡ quyền của trẻ em không được đảm bảo.

“Có trường hợp cháu bị khuyết tật chưa được hưởng chế độ, hỏi huyện huyện núi xó chưa đưa lên, về xó xó núi đưa rồi, đến khi tôi theo đến cùng để hỏi thỡ xó núi tại cán bộ thương binh - xó hội quên, mà gia đỡnh khụng hỏi” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh).

Việc trẻ em không được quan tâm một phần do gia đỡnh khụng bỏo cỏn bộ chuyên trách, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là cũn cỏn bộ thôn, ấp - những người gần với dân nhất, biết rừ hoàn cảnh của người dân nhất sao không báo cáo cấp trờn? Tỡm hiểu thực tế cho biết, quan hệ gia đỡnh, dũng họ với tỡnh cảm riêng tư có khi đó ảnh hưởng đến quyết định và hành động của cán bộ.

“Xó nhiều khi có cảm tỡnh với đối tượng nào thỡ sẽ giới thiệu trường hợp đó, nhiều khi cũn khỏ hơn. Có trường hợp ở Thạch Màn, nhà cháu đó khổ lắm, tôi đề nghị địa phương xét để tặng nhà tỡnh thương, địa phương lại giới thiệu một gia đỡnh khỏc khỏ hơn rất nhiều, là người nhà của cán bộ xó cũng nằm trong diện hộ nghèo” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh).

Người cán bộ ấy đó rơi vào tỡnh trạng xung đột giữa các giá trị: là người thân trong gia đỡnh, họ muốn đem lại lợi ích cho người thân của mỡnh; là một cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở họ phải công bằng đem lại lợi ích cho nhân dân. Nhưng tỡnh cảm gia đỡnh đó thắng. Lúc đó xung đột vai trũ đó xảy ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)