0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vai trũ kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY POT (Trang 49 -55 )

Lónh đạo phải có kiểm tra. Kiểm tra, giám sát giúp cán bộ hiểu rừ những thuận lợi, khó khăn, sự phù hợp hay không của những cách thức tổ chức, của mục tiêu và điều kiện thực hiện, của kết quả và mục tiêu dự kiến ban đầu... Nhận thức được điều đó, phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết đó khỏ sõu sỏt trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em: rất sâu sát đạt 56,7%, bỡnh thường 36,4%, chưa sâu sát 6,9%.

“Ban chỉ đạo làm tốt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ mới đạt kết quả như thế này. Sau khi giao chỉ tiêu, chúng tôi kiểm tra thường xuyên từ việc nhỏ đến việc lớn, như tặng quà tết, cấp thẻ khám chữa bệnh, trợ cấp xó hội... nên không xảy ra sai phạm gỡ. Lónh đạo thị trấn họp hàng tuần, hàng thỏng, hàng quý tỡm ra khú khăn, giải quyết kịp thời” (PVS, Phó chủ tịch UBND thị trấn).

Có cán bộ lại cho rằng: “Quan tâm của lónh đạo là có, nhưng chưa thường xuyên, liên tục, trung bỡnh thụi. Chủ quan và dựa vào cộng tác viên, chưa thật sự sâu sát và tâm huyết” (PVS, cán bộ tư pháp - hộ tịch xó).

Trong khi đó, ở nhóm cha mẹ chỉ có 32,4% đánh giá rất sâu sát, 49,7% đánh giá bỡnh thường, cũn đến 17,9% cho rằng cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa sâu sát. Đáng chú ý, ở nhóm giáo viên tỷ lệ này lần lượt là 14,6%, 68,8% và 16,7%, thấp hơn đánh giá của nhóm cha mẹ.

“Cỏc ụng xó mấy khi vào cái ấp xa xôi này. Không vào, họ đâu biết ở đây đường khó đi, điện không có, khó đào được giếng, trường học chỉ đến lớp 5. Cán bộ cấp trên đâu có đến đây mà toàn nghe người ta (cán bộ ấp, xó) rồi tưởng là chúng tôi sống cũng ổn” (PVS, nữ, 37 tuổi).

Có sự chênh lệch giữa ý kiến của cha mẹ, giáo viên và sự tự đánh giá của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở về vai trũ kiểm tra, giám sát. Nhưng nếu so sánh với sự kỳ vọng, mong đợi của 16,4% cha mẹ và 18,5% giỏo viờn thỡ những việc làm được của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là đạt so với mong đợi của nhân dân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát một số chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em ở địa phương. Trong đó, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia kiểm tra, giám sát nhiều nhất đến việc cho

trẻ em ăn muối iốt, uống vitamin A (85,3%); tiêm chủng mở rộng cho trẻ em (85,3%) và phũng chống suy dinh dưỡng (84,2%).

Bảng 2.3: Mức độ thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát các chương trỡnh

thực hiện quyền trẻ em của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

1. Cho trẻ em ăn muối iốt, uống vitamin A 85,3% 8,8% 6,0%

2. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 85,3% 8,3% 6,5%

3. Phũng chống suy dinh dưỡng trẻ em 84,2% 11,8% 4,1%

4. Phổ cập giáo dục tiểu học, THCS 83,6% 11,2% 5,1%

5. Xoá mù chữ 82,5% 12,0% 5,5%

6. Nước sạch, vệ sinh môi trường 77,9% 18,8% 3,3%

7. Giải quyết nạn trẻ em bỏ học 77,6% 19,2% 3,2%

8. Phũng chống tai nạn thương tích cho trẻ em 76,3% 19,5% 4,2%

9. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em 70,6% 19,2% 10,3%

10. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai và sau

sinh 66,5% 20,1% 13,4%

11. Chăm sóc sức khỏe thai nhi 62,8% 24,6% 12,6%

Nguồn: Tác giả tự khảo sát.

Theo ý kiến của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai và sau sinh, chăm sóc sức khỏe thai nhi: bản thân cán bộ chưa thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát, cũng như không thường xuyên tuyên truyền, vận động. Thực tế này ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em, trực tiếp nhất là quyền được chăm sóc sức khỏe. Vỡ vậy, nhân dân chưa đánh giá cao kết quả thực hiện của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.

Đa số cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết, công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non tư thục ở địa phương đó được tiến hành khá thường xuyờn (71,6%); 21,2% ý kiến cho biết thỉnh thoảng; có 1,4% không kiểm tra. Một trong những lý do là “Vỡ cỏn bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho rằng, công tác giáo dục do ngành giáo dục quản lý. Thực ra lónh đạo địa phương chỉ quan tâm đến các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật, mồ côi là nhiều, cỏc em cũn lại do nhà trường và gia đỡnh quản lý, chăm lo. Nếu có, đến ngày khai giảng hay tổng kết đến chúc mừng, tặng quà, nhiều khi không nhắc nhở các cháu học tốt nữa” (PVS, giáo viên THCS).

Mặc dù trên địa bàn chưa có nhiều trường mầm non tư thục, hiện tượng đánh trẻ em khi phạm lỗi của giáo viên chưa xảy ra nghiêm trọng. Nhưng thực tế vẫn cũn một số cô giáo đánh hoặc bắt phạt khi trẻ em không nghe lời, làm nhiều phụ huynh lo lắng và có mong muốn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non công lập và tư thục ở vị trí thứ 6 (chiếm 48,6%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ lónh đạo chủ chốt thường xuyên kiểm tra, giám sát các chương trỡnh thực hiện quyền trẻ em nhất, chứng tỏ cán bộ lónh đạo chủ chốt đó phỏt huy tốt vai trũ của mỡnh theo những yêu cầu, đũi hỏi của vị trớ cụng tỏc lónh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở. Cán bộ lónh đạo Mặt trận, đoàn thể, tổ chức xó hội và cán bộ thương binh - xó hội cùng với cán bộ ấp làm rất tốt công tác kiểm tra, giám sát. Cán bộ chuyên môn khác chưa làm tốt công tác này. Đáng chú ý, cỏn bộ thôn, ấp trong nhiều trường hợp cũn tớch cực kiểm tra, giám sát hơn cán bộ lónh đạo chủ chốt, một lần nữa cho thấy sự sâu sát và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ thôn, ấp. Có thể khẳng định rằng, cần thiết và có cơ sở để phát huy tốt hơn nữa vai trũ của cán bộ thôn, ấp trong việc thực hiện quyền trẻ em, trong đó cần quan tâm đến những nơi hoạt động của cán bộ cũn yếu kém. (Xem Phụ lục 7).

“ấp này bết lắm, khụng dũm ngú gỡ dõn cả, chữ thập đỏ, hội nụng dõn cũng khụng quan tõm gỡ” (PVS, nữ, 37 tuổi).

Kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ chuyên trách - cán bộ tham mưu trực tiếp cho cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong quỏ trỡnh thực hiện quyền trẻ em, là việc làm cần

thiết, vừa thể hiện sự quan tâm của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đến việc thực hiện quyền trẻ em, vừa kịp thời phát hiện những khó khăn, tồn tại, thiếu sót, hạn chế trong công tác để có những chỉ đạo giải quyết. Phần lớn ý kiến cho biết cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ chuyên trách (72,7%).

“Tụi luụn theo dừi cỏn bộ chuyên trách và cán bộ cơ sở khi cấp phát chế độ trợ cấp cho trẻ em” (ý kiến của Bí thư Đảng ủy xó).

Có 24,2% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chỉ kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ chuyên trách khi có yêu cầu và 1,3% không kiểm tra, giám sát, nên đó xảy ra tỡnh huống: “Cấp quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn không đúng đối tượng vỡ khụng biết, không nắm được đối tượng. Cán bộ thương binh - xó hội người ta chỉ nắm thương binh, xó hội, mảng trẻ em là chưa nắm được” (PVS, cán bộ tư pháp - hộ tịch xó).

Thực tế cho thấy, ở một số địa phương do cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở lơ là kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ chuyên trách nên đó xảy ra những sai phạm, tham ô tiền chính sách, tiền tết cho người nghèo, làm thất thoát tiền dự án, quan liêu, tham nhũng, phiền hà, sách nhiễu nhân dân... làm giảm sỳt lũng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương. Cho nên, cha mẹ cũng mong muốn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở làm tốt việc kiểm tra, giám sát đối với cán bộ chuyên trách - đứng ở vị trí thứ 9 (chiếm 32,2%), tỷ lệ này ở giáo viên là 27,4%.

Nhờ sâu sát trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em của cán bộ chuyên trách, cho đến nay ở huyện Đồng Phú chưa xảy ra tỡnh trạng thất thoát trong việc thu chi, các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho trẻ em đều được thực hiện tốt. Trong đó, tốt nhất là việc tổ chức ngày tết trung thu của trẻ em (chiếm 92,9%); tết nguyên đán cho trẻ em nghèo (91,6%); ngày Quốc tế thiếu nhi (87,4%); chương trỡnh tiờm chủng mở rộng cho trẻ em (91,4%). Việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi chưa được thực hiện tốt như các chương trỡnh trờn (tốt chiếm 85,4%). Có thể nói, mong muốn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đảm bảo các chế độ, chính sách dành cho trẻ em (vai trũ kỳ vọng thứ 8 của 43,8% cha mẹ và 48,6% giáo viên) và mong muốn làm tốt việc kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ chuyên trách đó được thoả món.

Phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết, địa phương đó đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các dự án, chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em: thực hiện tốt chiếm 69,7%, trung bỡnh 27,3%.

“Cần lấy ý kiến nhân dân là chúng tôi về ấp để họp dân, cùng dân bàn bạc. Chúng tôi thường tổ chức cho nhân dân bàn bạc để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các chương trỡnh liờn quan đến trẻ em cũng vậy; rồi để dân tự bàn bạc xây dựng hương ước, quy ước...” (PVS, Bí thư Đảng ủy xó).

Từ thông tin định tính được biết, Mặt trận cỏc xó, thị trấn đó phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến rộng rói trong đoàn viên, hội viên và nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ, để quy chế dân chủ được thực hiện tốt trong các dự án, chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em. Mặt trận cũng đẩy mạnh các hoạt động giám sát và vận động nhân dân giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, qua cỏc hỡnh thức kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia các kỳ họp của HĐND xó, cỏc buổi tiếp xúc cử tri...

“Chúng tôi phối hợp cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhân dân thực hiện tốt 6 nội dung của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", nên đó đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong cuộc vận động này, chúng tôi lồng ghép quyền trẻ em vào để nhân dân thực hiện tốt” (PVS, Chủ tịch MTTQ xó).

Trong khi đó, theo đánh giá của cha mẹ thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các dự án, chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em chiếm 41,5%, trung bỡnh 45,8%. Nhúm giỏo viờn đánh giá thấp hơn, chỉ cú 29,0% và 61,4% ý kiến ở mức tốt và trung bỡnh, chưa thực hiện tốt chiếm 9,7%.

“ấp chị cũng hay họp lắm để mọi người cùng thảo luận, bàn bạc, thống nhất. ở xó họ cũng công khai các thủ tục để mỡnh biết mà làm, làm giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, cán bộ hướng dẫn tận tỡnh” (PVS, nữ, 46 tuổi).

Nhưng cũng có trường hợp “Cụ ý kiến nhiều lần về việc xây dựng trường học, trạm y tế, phổ cập THCS cho các cháu và cả hoạt động của các hội. Mà cú ý kiến phản hồi đâu” (PVS, nữ, 60 tuổi).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY POT (Trang 49 -55 )

×