Kết quả thực hiện nhóm quyền được phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 63 - 67)

Với sự cố gắng của ngành giáo dục và sự quan tâm phối hợp của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh và địa phương, đến nay cơ sở vật chất trường lớp ở Đồng Phú đó khỏ đầy đủ, khang trang, sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản.

Hiện nay, 11/11 xó, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 10/11 xó, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Mạng lưới trường lớp đó đến tận những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ấp Bàu Cây Me ở xó Thuận Phú, ấp Thạch Màn xó Tõn Lợi, ấp Papếch xó Tõn Hưng. Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 97,6%; trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,4%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trỡnh tiểu học vào lớp 6 đạt 99,5%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Huy động trẻ em ra lớp phổ cập, chống mù chữ được 450 em, trong đó có 268 trẻ em gái.

Chương trỡnh SCC (Saigon Children’s Charity) và Dự án giáo dục tiểu học cho cho trẻ em có hoàn khó khăn (PEDC), trong những năm qua đó hỗ trợ ngành giáo dục huyện xây dựng cỏc phũng học ở điểm lẻ cũn khú khăn, cấp đồ dùng học tập, gạo, tiền, xe đạp cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số, cấp thiết bị giảng dạy cho giáo viên... Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm cũng giúp đỡ dụng cụ học tập, quần áo, lương thực, xe đạp, học bổng... để trẻ em khó khăn có điều kiện đến trường. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học phí.

Về điều kiện học tập: 57,2% trẻ em được khảo sát cho biết thiết bị giảng dạy, học tập ở trường được trang bị đầy đủ và hiện đại. 55,4% trẻ em cho biết trường, lớp học của các em khang trang và an toàn; đảm bảo chiếm 43,9%. 28,9% trẻ em cho biết thời gian và chương trỡnh học tập không gây sức ép, quá tải với trẻ em; bỡnh thường chiếm 55,0%. Đáng chú ý là, có 98,6% giáo viên cho biết đó tớch cực tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em cho học sinh.

Việc đi học của trẻ em đó được gia đỡnh quan tõm sõu sỏt. 98,6% cha mẹ cho con đi học đúng tuổi. 89,7% trẻ em cho biết có một chỗ học tập riêng. 99,3% trẻ em cho biết được cha mẹ cung cấp đủ đồ dùng học tập. 77,7% trẻ em được cha mẹ quan tâm đến việc đi học hàng ngày. 80,1% cha mẹ kiểm tra vở học hàng ngày của con, trong đó có 39,9% kiểm tra thường xuyên. 12,9% cha mẹ dạy con học. 76,2% trẻ em được cha mẹ cho đi học thêm, học kèm. 33,1% phụ huynh liên lạc thường xuyên với nhà trường, 65,5% cha mẹ liên lạc khi có việc cần. Nghiên cứu gia đỡnh Bỡnh Phước 2007 cũng cho thấy, việc dành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con cái của các gia đỡnh ở Bỡnh Phước tương đối tốt, 36,6% người mẹ dành cho con mỡnh thời gian 3 giờ/ngày, từ 1 - 3

giờ có 42,2%, những phụ nữ không có thời gian cho con mỡnh chiếm tỷ lệ rất thấp 3,1%. Trong khi đó, ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội có đến 25,9% người mẹ nói không có thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái [35, tr.26].

Bên cạnh đó, cũn khụng ớt trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em trong các gia đỡnh nghốo, gia đỡnh di cư tự do, việc đi học cũn gặp nhiều khó khăn, như: phải đến trường rất xa, không có đủ đồ dùng học tập, cha mẹ không đủ trỡnh độ dạy con học hoặc không quan tâm, không nhận thức được lợi ích của việc cho con đi học...

“Trỡnh độ dân trí ở xó thấp, đa số phụ huynh không biết chữ, là người làm rẫy, làm thuê. Nên họ giao phó việc học của con cho cô giáo, ít gặp cô lắm. Có người cũn khụng biết con mỡnh học lớp mấy” (PVS, giáo viên THCS).

Vỡ gia đỡnh nghốo, nhiều em phải nghỉ học sớm để lao động giúp gia đỡnh, cú em ngày mựa phải nghỉ học phụ giúp gia đỡnh hoặc đi làm thuê. Các gia đỡnh di cư tự do không ổn định về chỗ ở, chỗ làm ăn cũng ảnh hưởng đến việc học hành của con cái.

“Học sinh ở đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do từ miền Tây lên. Họ làm thuê, làm mướn, nghèo lắm. Đến ngày mùa các em theo cha mẹ đi làm ăn, vào rẫy điều, rẫy mỳ, nên nghỉ học, hết mùa mới đi, có khi nghỉ luôn” (PVS, giáo viên mầm non, điểm lẻ).

ở vựng sõu, vựng xa cũn thiếu nhiều phũng học mầm non và không có trường THCS, THPT, nên rất ít trẻ em đi học tiếp sau khi hoàn thành bậc tiểu học. Các điểm lẻ ở rất xa trung tõm xó, đường đi khó khăn, chế độ và điều kiện sinh hoạt cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, trỡnh độ dân trí thấp... Đồng Phú là huyện duy nhất ở Bỡnh Phước chưa có trường dân tộc nội trú.

“Hiện nay xó chưa hoàn thành phổ cập THCS vỡ học sinh học đến lớp 5 xa quá, các em không đến điểm chính để học được. Nhiều em vỡ thế đó nghỉ học. Địa bàn rộng quá, quy định 8 em mới mở một lớp phổ cập, có 5 - 6 em không mở được. Dạy phổ cập chế độ cho giáo viên cũng không cú gỡ, vỡ phõn cụng giỏo viờn phải đi dạy thôi” (PVS, Hiệu trưởng trường cấp I, II).

Có 95,9% trẻ em cho biết có thời gian vui chơi, giải trí sau giờ học và 95,9% cha mẹ dành thời gian cho các con vui chơi, giải trí sau giờ học. 96,6% trẻ em cho biết trường của các em có sân chơi. 86,6% trẻ em được gia đỡnh và nhà trường tạo điều kiện sinh hoạt đội, 44,4% trẻ em được đi cắm trại, 24,6% được đi dó ngoại, 32,4% được tham gia các hội và câu lạc bộ sở thích. Trong các ngày lễ, tết, trẻ em được cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, trực tiếp là Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ tổ chức vui chơi.

Vấn đề khó khăn nhất trong việc bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em là quỹ đất và ngân sách dành cho việc xây dựng các khu vui chơi giải trí hạn hẹp, hiện nay toàn huyện chỉ cú 1/11 xó, thị trấn có khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Tại trung tâm của huyện, công viên văn hoá chưa được xây dựng. Nhà thiếu nhi huyện vừa đi vào hoạt động, nhưng các lớp năng khiếu chưa được tổ chức nhiều vỡ thiếu kinh phí và giáo viên.

“Sân chơi trong hệ thống các trường học thỡ cú, nhưng toàn huyện thỡ khụng. Nhiều lần đề nghị nhưng do nguồn kinh phớ cũn hạn hẹp, mới tách huyện nên không được. Toàn huyện chỉ có một sân chơi ở Thuận Phú” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện).

Trũ chơi phổ biến của trẻ em Đồng Phỳ là cỏc trũ dõn gian, bấm điện tử, chơi game hay chat ở nhà, ở trường và dịch vụ internet. Có đồ chơi cũng là việc không hề đơn giản với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sách, báo ở các thư viện trường hiện nay không phong phú, chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải trí và học tập của trẻ em. Thư viện huyện chưa được xây dựng. Sân vận động huyện chưa xây dựng xong. Có thể nói, thanh thiếu niên ở Đồng Phú đang chịu nhiều thiệt thũi trong việc vui chơi, giải trí.

“Cái quan trọng nhất với trẻ em ở đây là được ăn no, có sức khoẻ, được đi học. Cũn vui chơi chúng tôi không dám mơ vỡ địa phương cũn khú khăn, người dân không có điều kiện để cho con chơi” (PVS, lónh đạo MTTQ xó).

Sự thiệt thũi đó đó ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em. Rừ ràng trong điều kiện kinh tế - xó hội khó khăn, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải trỡ hoón một quyền để thực hiện các quyền khác. Đó là sự không công bằng, đó vi phạm nguyên tắc không thể chia cắt của quyền.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 63 - 67)