Vai trũ tuyờn truyền, vận động, thuyết phục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 40 - 45)

ở huyện Đồng Phú, hoạt động tuyên truyền quyền trẻ em, công tác BV, CS&GD trẻ em được tiến hành kết hợp nhiều hỡnh thức khác nhau rất đa dạng và phong phú, đó gúp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, qua cán bộ làm công tác trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất (81,7%), tiếp đến là qua loa truyền thanh (75,7%). Việc đưa vào tiêu chuẩn gia đỡnh văn hóa (75,2%), khu dân cư văn hóa (72,2%), đưa vào quy ước, hương ước (59,6%), đưa vào tiêu chuẩn chi bộ trong sạch, vững mạnh (54,8%) đó được tiến hành khá phổ biến, cho thấy sự quyết tõm xó hội hoá của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở để quyền trẻ em đi vào từng gia đỡnh, khu dõn cư, trường học, cơ quan, chi bộ. 48,7% cán bộ cho biết có tổ chức các hội thi để tuyên truyền, đó thể hiện sự cố gắng và quan tâm sâu sắc của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đến việc thực hiện quyền trẻ em vỡ ngõn sỏch của địa phương cho công tác trẻ em rất hạn hẹp. Chỉ có 33,5% ý kiến cho biết địa phương có sử dụng tờ rơi để tuyên truyền vỡ: “ở vùng sâu, vùng xa nhiều người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ, không biết tiếng Kinh nên không đọc được. Địa phương cũng không có kinh phí in ấn” (PVS, Chủ tịch UBND xó).

Với 60,0% ý kiến cho biết cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là người trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền cho thấy, sự tham gia khá tích cực của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em.

Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó tham gia triển khai, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về BV, CS&GD trẻ em (88,5%), Luật BV, CS&GD trẻ em (82,3%) và chương trỡnh hành động quốc gia vỡ trẻ em (79,6%). Vấn đề đáng quan tâm ở đây là, chỉ có 50,0% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia tuyên truyền văn bản Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Cho nên, chỉ có 28,0% giáo viên, 26,3% cha mẹ và 17,4% trẻ em cho rằng được biết Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở. Mức độ thường xuyên tuyên truyền của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở qua cha mẹ đánh giá chỉ đạt 51,7%, thỉnh thoảng đạt 45,6%, 2,7% cho biết cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa bao giờ tuyên truyền, vận động. Nhóm giáo viên đánh giá thấp hơn, với tỷ lệ lần lượt là 45,1%; 53,5%; 1,4%. Đây chính là lý do mà phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết đang thực hiện quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam và trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó tham gia thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Trong đó, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được thực hiện thường xuyên nhất (93,4% thường xuyên và 5,3% thỉnh thoảng). Vận động nhân dân thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ tới trường; vận động trẻ em bỏ học đến trường; tuyên truyền Tháng hành động vỡ trẻ em là những hoạt động được cán bộ đánh giá tham gia thực hiện khá thường xuyên.

“Trẻ em bỏ học là có thành viên chỉ đạo ấp đến vận động ngay. Chúng tôi chi tiền mua sách, đóng học phí, vận động gia đỡnh cho trẻ em đến trường” (PVS, Phó Chủ tịch UBND thị trấn).

Bảng 2.2: Mức độ tham gia của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong một số hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1. Vận động nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

93,4% 5,3% 1,3%

2. Vận động nhân dân thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ tới trường

88,0% 10,7% 1,3%

3. Vận động trẻ em bỏ học đến trường 86,9% 10,4% 2,7%

4. Tuyên truyền tháng hành động vỡ trẻ em 82,4% 15,3% 2,3% 5. Ăn muối iốt, uống vitamin A 82,3% 14,4% 3,3% 6. Chống ngược đói, hành hạ, xâm hại trẻ em 81,7% 16,4% 1,9% 7. Phổ cập giáo dục tiểu học, THCS cho trẻ em 81,3% 15,0% 3,7%

8. Phũng chống suy dinh dưỡng trẻ em 81,0% 14,8% 4,2%

9. Tiờm phũng cho trẻ em 80,3% 15,5% 4,2%

10. Xoá mù chữ cho trẻ em 79,4% 16,7% 3,8%

11. Nước sạch, vệ sinh môi trường 79,4% 16,8% 3,7% 12. Huy động cộng đồng chăm lo, giúp đỡ cho trẻ em

khó khăn

76,5% 20,3% 3,3%

13. Chăm sóc sức khoẻ thai nhi, bà mẹ mang thai và sau khi sinh

65,7% 24,6% 9,7%

14. Huy động hỗ trợ trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng

56,3% 36,9% 6,8%

Chăm sóc sức khoẻ thai nhi, bà mẹ mang thai và sau sinh; huy động hỗ trợ trẻ em khuyết tật luyện tập phục hồi chức năng là hai hoạt động tuyên truyền, vận động được cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên thấp nhất. Tuy nhiên, lại có phản ứng của một số cán bộ khi trả lời phiếu điều tra rằng: “Sao tôi lại đi tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ thai nhi, bà mẹ mang thai và sau sinh được? Đó là việc của các bà phụ nữ, dân số kế hoạch hoá gia đỡnh chứ? Đàn ông chúng tôi ai lại đi tuyên truyền thế, ngại lắm”. Họ đó quờn rằng, có không ít cán bộ, cộng tác viên tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đỡnh là nam giới. Định kiến đó đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em, bởi vỡ cỏn bộ nữ ở cơ sở luôn ít hơn nam. Hành động tuân thủ những thói quen, tập quán truyền thống với định kiến về phân công lao động theo giới này là khụng cũn phự hợp, cần phải thay đổi. Trong khi đó, số cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở các tỉnh miền núi phía Bắc tham gia thường xuyên vào thực hiện chương trỡnh vận động nhân dân nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 90,7% [45, tr.69] và đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở miền núi phía Bắc tham gia thường xuyên vào các chương trỡnh chăm sóc sức khoẻ trẻ em hơn là vào các chương trỡnh liờn quan đến giáo dục trẻ em [45, tr.93].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ lónh đạo chủ chốt (bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND) là người lónh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chung hoạt động thực hiện quyền trẻ em, chính là người tham gia nhiều nhất trong các hoạt động tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em. Đứng thứ hai là cán bộ lónh đạo Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xó hội và cán bộ thương binh - xó hội. Đứng thứ ba là cán bộ ấp, thậm chí có một số hoạt động cán bộ ấp cũn tham gia tớch cực hơn các nhóm đối tượng khác, như chăm sóc sức khoẻ thai nhi, bà mẹ mang thai và sau sinh; huy động cộng đồng chăm lo, giúp đỡ cho trẻ em khó khăn... Cuối cùng là cán bộ chuyên môn khác (Xem Phụ lục 6). Cũng có sự khác nhau giữa cán bộ ở các khối công tác trong việc tuyên truyền quyền trẻ em: cán bộ Mặt trận và đoàn thể thực hiện tốt nhất công tác tuyên truyền quyền trẻ em (88,0%), tiếp đến là cán bộ khối chính quyền (72,7%), cán bộ khối tổ chức xó hội (68,4%) và cán bộ khối Đảng (65,6%) (Bảng 2.1). Giáo viên cũng đánh giá tương tự như cán bộ; nhóm cha mẹ cho rằng cán bộ Mặt trận, đoàn thể là tham

gia tích cực nhất, tiếp đến là cán bộ khối tổ chức xó hội, khối chính quyền và khối Đảng.

Thực tế trên cho thấy, nhận định cho rằng cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, nhất là cán bộ lónh đạo chủ chốt thường phó mặc nhiệm vụ BV, CS&GD trẻ em cho cán bộ tham mưu, trong nghiên cứu này không được xác nhận. Cán bộ lónh đạo chủ chốt dù có nhiệm vụ lónh đạo, chỉ đạo chung nhưng vẫn tham gia rất tích cực trong các hoạt động tuyên truyền. Có sự khác nhau giữa cán bộ ở các vị trí công tác trong việc tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động và không phải chỉ cán bộ được giao nhiệm vụ, cán bộ chuyên trách là người thực hiện tốt nhất, mà cũn cú sự tham gia tích cực của cán bộ thôn ấp. Điều đó rất đáng trân trọng, cần phát huy, bởi họ chính là “chân rết” ở cơ sở trong công tác BV, CS&GD trẻ em.

Tuy nhiên, nhân dân chưa đánh giá cao vai trũ tuyờn truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở như cán bộ tự đánh giá, đó cho thấy nhân dân có những đũi hỏi, kỳ vọng rất cao về vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, khi mà công tác này đứng vị trí thứ 3 trong số các mong muốn của 74,7% giáo viên và 64,4% cha mẹ.

“Tuyên truyền chưa sâu sát lắm, chưa đến với dân. Chỉ có hội hè, cán bộ mới xuống, chưa quan tâm lắm đến vùng sâu, vùng xa. Tôi thấy cán bộ xó chưa thường xuyên mời các cha mẹ đến tuyên truyền cách nuôi dạy con. Người dân cần đến thực tế hơn” (PVS, trưởng ấp, người dân tộc Tày).

Thuyết phục muốn hiệu quả không phải chỉ bằng lời nói, mà quan trọng hơn là phải bằng việc làm, bằng sự gương mẫu và uy tín của bản thân cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, để lôi cuốn quần chúng tham gia thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên đánh giá cao sự gương mẫu của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở và gia đỡnh trong việc thực hiện quyền trẻ em ở vị trí thứ 3 trong số các hoạt động BV, CS&GD trẻ em mà cán bộ tổ chức thực hiện (54,1% tốt). Cha mẹ đánh giá ở vị trí thứ 6 (44,7% tốt). Song, trên thực tế cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở lại chưa phát huy hết khả năng của mỡnh trong việc vận động, thuyết phục nhân dân. Có 49,7% cha mẹ và 43,2% giáo viên cho biết, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở có vận động, thuyết phục nhân dân khi có trường hợp không cam kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiện quyền trẻ em. Cũn đến 43,4% cha mẹ, 41,1% giáo viên cho biết cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia nhưng cũn ớt. Núi cỏch khỏc, theo nhõn dõn cỏn bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa có khả năng thuyết phục, vận động các trường hợp không cam kết thực hiện quyền trẻ em.

Điều kiện kinh tế - xó hội ở Bỡnh Phước nói chung và Đồng Phú nói riêng rất khó khăn, kinh phí hỗ trợ trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng rất hạn hẹp. Cả tỉnh mới có một trung tâm phục hồi chức năng ở thị xó Đồng Xoài rất tạm bợ, y bác sỹ cũn thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ và hiện đại, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của một số lượng lớn trẻ em khuyết tật của cả tỉnh hiện nay. Cho nên, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở khó có thể huy động hỗ trợ trẻ em khuyết tật luyện tập phục hồi chức năng. Nhân dân cũng chưa đánh giá cao vai trũ của cán bộ trong việc này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 40 - 45)