Kết quả thực hiện nhóm quyền được sống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 59 - 63)

Trong những năm qua, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú đó tổ chức cho nhân dân thực hiện tốt các chính sách và chương trỡnh mục tiêu quốc gia về phũng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phũng chống thiếu máu do thiếu sắt, phũng chống thiếu iốt, phũng chống tiêu chảy, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng... Nhờ đó, quyền được sống của trẻ em đạt được những kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

giảm cũn 24,48%; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 3,8%o, tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi là 1,14%o (năm 2006).

Tính đến hết năm 2006, toàn huyện đó cấp được 12.276 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hiện nay, 11/11 xó, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 5/11 trạm có bác sỹ, 5/11 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế, 11/11 xó, thị trấn có y tế thôn bản, 11/11 trạm y tế có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em; tổ chức triển khai cụng tỏc phũng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em... Chương trỡnh tiờm chủng mở rộng được duy trỡ đều đặn và đạt 95 - 100% các loại vắc xin phũng bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi. 95,9% cha mẹ cho biết có cho con tiêm chủng mở rộng, uống viên sắt, vitamin A đầy đủ. Năm 2008 có 8.580 trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại Bệnh viện huyện. 78,5% trẻ em được khảo sát cho biết khi bị bệnh cha mẹ đưa ngay tới bệnh viện, bác sỹ, 64,4% được cha mẹ mua thuốc về nhà cho uống, 31,5% được cha mẹ tự chăm sóc khi bệnh nhẹ, chỉ có 0,7% trẻ em không được chăm sóc. ở cha mẹ tỷ lệ đưa ngay con đến bệnh viện, bác sỹ là 90,7%, mua thuốc về nhà 30,7%, tự chăm sóc khi bệnh nhẹ 23,3% và không có trường hợp không chăm sóc khi con bị bệnh. Nhiều trẻ em trong các gia đỡnh nghốo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị bệnh hiểm nghèo như tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, bệnh về máu, mắt... được khám, chữa bệnh miễn phí từ các nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và các nhà hảo tâm. Trẻ em nhiễm chất độc da cam, con thương binh, liệt sỹ, trẻ em mồ côi, khuyết tật được Nhà nước, cộng đồng xó hội quan tâm, được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên theo quy định.

Tuy nhiên, đối với các gia đỡnh ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn đó cản trở việc khám chữa bệnh cho trẻ.

“Từ đây ra xó bằng ra tới Đồng Xoài, nên không đi khám bệnh được. Có bữa trời mưa tôi tưởng chết. ở đây có mấy người chết rồi vỡ khụng thấy đường, trời mưa rắn cắn là chết vỡ đưa tới bệnh viện không kịp” (PVS, nữ, 60 tuổi).

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và sau sinh triển khai rộng khắp cỏc xó, thị trấn. Theo thống kê năm 2006, tổng số lượt phụ nữ khám thai là 4.541 người,

số phụ nữ có thai được khám thai 3 lần là 1.423/1.560 số ca sinh, đạt 91,2%. Tổng số phụ nữ có thai được tiêm VAT là 1.512/1.560, đạt 97,0%. Phần lớn phụ nữ sinh con an toàn tại các cơ sở y tế công lập với 1.311/1.560 ca sinh, đạt 84,4%. Tuy nhiên, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại khó khăn, trỡnh độ dân trí thấp, nhiều phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số đó chọn phương pháp sinh con tại nhà, sau sinh thường không có điều kiện chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Sau khi được sinh ra, trẻ em dân tộc S’tiêng thường được tắm ngay nước lạnh. Trong khi đó, các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào đó thay đổi cách nuôi dạy con theo phương pháp khoa học.

“Chúng tôi vào đây lập nghiệp, không giống như ngoài quê nữa, nuôi dạy con cái như bao nhiêu dân tộc khác, thực hiện tốt quyền trẻ em cũng như người Kinh”

(PVS, trưởng ấp, người dân tộc Tày).

Phần lớn trẻ em ở huyện Đồng Phú được gia đỡnh chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng. 89,3% trẻ em cho biết được ăn cá, 86,6% được ăn trứng, 79,9% được ăn thịt heo, 96,0% được ăn rau xanh, 88,6% ăn rau củ, nhưng chỉ có 56,4% trẻ em được uống sữa, 52,3% được ăn tôm, cua, 55,0% được ăn thịt bũ trong bữa ăn hàng ngày. ở nhóm cha mẹ, việc chăm sóc dinh dưỡng cho con cái được thực hiện tốt hơn với 86,7% cho trẻ em ăn cá, 86,0% ăn trứng, 84,0% ăn thịt heo, 80,0% ăn tôm, cua, 80,7% uống sữa, 93,3% ăn rau xanh và 83,3% ăn rau củ. Trẻ em trong gia đỡnh nụng thụn, gia đỡnh nghốo khụng được chăm sóc như ở các gia đỡnh thành thị, gia đỡnh khỏ giả. Nhưng theo thống kê năm 2008 toàn huyện cũn 1.430 trẻ em sống trong các hộ nghèo.

“Hồi nào tới giờ em chưa bao giờ được thấy một con tôm, chứ đừng nói là ăn, mẹ em không có tiền mua” (PVS, nam, 9 tuổi, dân tộc Tày).

Quần áo mặc hàng ngày của trẻ em được cha mẹ quan tâm chăm lo: 38,7% trẻ em được khảo sát cho biết cha mẹ mua sắm đầy đủ quần áo, 24,5% được mua sắm quần áo đẹp và đầy đủ, 36,8% bỡnh thường, không có trẻ em không đủ quần áo mặc. Những em sống trong các gia đỡnh khỏ giả được mặc quần áo đẹp và đầy đủ, cũn trẻ em nghốo thỡ đó là vấn đề thật khó khăn.

“Nhiều học sinh ở đây không có quần áo mặc, có em có mỗi hai bộ đi học, một bộ thể dục, một bộ quần áo hàng ngày” (PVS, giáo viên tiểu học).

Có 82,9% cha mẹ cho biết, trẻ em được ở nhà cấp 4; 6,8% trẻ em được ở nhà 1 tầng. 95,3% trẻ em cho biết gia đỡnh đang sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. 89,8% cha mẹ và 72,1% trẻ em cho biết, gia đỡnh cú hố xí tự hoại. Tuy nhiên, các em sống trong các gia đỡnh di cư tự do, gia đỡnh nghốo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thỡ điều kiện nhà ở, nguồn nước rất khó khăn, vệ sinh không đảm bảo. Nhiều gia đỡnh di cư tự do chưa có đất làm nhà, phải đi ở nhờ, ở những chũi canh tạm bợ trong rừng, không an toàn cho trẻ em. Những gia đỡnh di cư tự do lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy đó bị thu hồi, trong đó có một số hộ không nằm trong diện được cấp đất tái định cư và đất sản xuất mới, đời sống rất khó khăn. 10,3% cha mẹ và 8,8% trẻ em được khảo sát cho biết hiện gia đỡnh đang sống trong các ngôi nhà tranh tre, tạm bợ.

“Vợ chồng mỡnh khụng cú hộ khẩu vỡ khụng cú đất. Gia đỡnh phải ở đậu nhà người ta. Mỡnh đang mang thai mà không có tiền đi khám. Rồi không có nhà cửa để sinh con” (PVS, nữ, 28 tuổi, di cư tự do).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 82,4% trẻ em hiện đang sống cùng cha mẹ và gia đỡnh. Số trẻ em không được sống chung với cha mẹ khá cao: chỉ sống với mẹ chiếm 10,8%, sống với người thân 5,4%, sống với cha 1,4%. Tỡnh hỡnh ly hôn hiện nay ở Đồng Phú đang ngày càng gia tăng. Năm 2006 toàn huyện có 91 vụ ly hôn - 147 trẻ em phải sống xa cha mẹ; năm 2007 là 99 vụ - 140 trẻ em; năm 2008 tăng lên đến 148 vụ - 189 trẻ em phải sống xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ và tỡnh thương yêu của cha mẹ. Theo thống kê năm 2006, toàn huyện hiện có 72 trẻ em mồ côi cha mẹ, 427 em mồ côi cha hoặc mẹ. Vỡ vậy, được sống cùng cha mẹ, được đoàn tụ gia đỡnh cũng là ước mơ của không ít trẻ em.

“Em mong muốn có đủ ba và mẹ. Em nhớ ba lắm. Tết mẹ em mới cho về thăm ba”

(PVS, nữ, 9 tuổi).

Trước đây do chưa ý thức đầy đủ quyền lợi của trẻ em gắn với việc làm giấy khai sinh, nhiều cha mẹ đó khụng chỳ ý đến việc khai sinh cho con. Hiện nay, theo quy định mới cha mẹ có thể làm giấy khai sinh cho con ở nơi tạm trú và công tác tuyên truyền đó

làm cho nhiều cha mẹ ý thức tốt hơn, nhất là từ khi Nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc khai sinh được các gia đỡnh thực hiện đúng thời gian quy định hơn. 86,6% cha mẹ được khảo sát cho biết, đó đăng ký khai sinh cho con mỡnh ngay sau khi sinh, 12,8% đăng ký khai sinh cho con sau khi sinh từ 1 - 3 tháng, 0,7% đăng ký khai sinh cho con sau 3 tháng, không ai đợi đến lúc con đi học mới khai sinh. Tuy nhiên, trong quá trỡnh đi thực tế phát hiện thấy, vẫn cũn khụng ớt trẻ em trong các gia đỡnh di cư tự do và dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa được làm giấy khai sinh, như trường hợp của em Phạm Văn Mạnh ở ấp Thạch Màn, xó Tõn Lợi.

“Mẹ sang lấy chồng ở Trung Quốc, sinh ra Mạnh. Gia đỡnh chồng khó quá ở không nổi, mẹ bế con trốn về nước. ở ngoài quê không sống được, hai mẹ con vào đây. Mẹ lập gia đỡnh mới. Nay đó 10 tuổi nhưng Mạnh vẫn không được làm giấy khai sinh, không đi học được. Trờn xó trả lời, cha là người Trung Quốc nên phải ra Sở Tư pháp làm thủ tục giấy tờ, vỡ Mạnh có giấy chứng sinh bên đó. Cha kế không tận tỡnh, sợ làm được giấy khai sinh đi học tốn tiền. Hết chừng hai ba trăm ngàn, nhưng ổng không làm. Mẹ thích cho con đi học lắm, mà không biết làm sao” (Lời kể của người hàng xóm, nữ, 60 tuổi).

Các cấp, các ngành trong tỉnh, trực tiếp là cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở và các già làng, trưởng bản luôn quan tâm tuyên truyền, vận động đồng bào và trẻ em cú ý thức bảo vệ, giữ gỡn bản sắc văn hoá các dân tộc.

“Con của người Khơme trong nhà nói tiếng Khơme, ra ngoài nói tiếng Kinh. Chúng tôi già, 100% giữ tiếng Khơme. Trẻ em có cái không nhớ thỡ núi tiếng Kinh, rồi cha mẹ lại nói theo con làm tiếng nói không được chuẩn nữa. Nên tôi thường xuyên nhắc nhở cha mẹ dạy trẻ em” (PVS, già làng).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 59 - 63)