Vai trũ đề xuất chính sách, giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 55 - 57)

Theo kết quả nghiên cứu, đa số cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở (74,9%) cho biết đó cú đề xuất với cấp trên để hoàn thiện chính sách, văn bản pháp luật. Gần 20,0% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết không có kiến nghị, đề xuất chính sách với cấp trên. Trong đó, ở nhóm cán bộ lónh đạo chủ chốt 11,4% cán bộ không có kiến nghị, đề xuất chớnh sỏch; 1,4% khụng rừ việc này. ở nhóm cán bộ lónh đạo Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xó hội và cán bộ chuyờn trỏch thỡ tỷ lệ tương ứng là 21,5% và 5,6%. ở nhóm cán bộ chuyên môn khác tỷ lệ này là 25,0% và 5,0%. Như vậy, có thể nói cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa làm thật tốt vai trũ đề xuất, chính sách, trong khi cấp trên rất trông chờ vào những cán bộ tổ chức thực tiễn, những người gần dân, hiểu dân nhất. Đó chính là lý do vỡ sao cỏc chớnh sỏch đề ra hiện nay chưa phù hợp với thực tế cơ sở.

Trong phiếu anket có yêu cầu cán bộ đề xuất, kiến nghị giải pháp để phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, chỉ có 89,2% cán bộ có đề xuất, 10,8% khụng cú ý kiến. Nhưng đó chủ yếu là các đề xuất về biện pháp thực hiện tốt quyền trẻ em với những biện pháp mà ai cũng biết.

Vấn đề đặt ra ở đây là, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đề xuất chính sách như thế nào, khi mà chỉ có 65,4% cán bộ thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm trong công tác BV, CS&GD trẻ em, có đến 31,1% chỉ tiến hành khi có yêu cầu và 1,3% cho biết không tổ chức. Trong khi đó, tổng kết rút kinh nghiệm là một khâu không thể thiếu trong tổ chức thực tiễn, giúp cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở rút kinh nghiệm những gỡ đó làm, phỏt hiện những nhân tố mới, những thành công để tham mưu phát huy, nhân rộng, hạn chế những thiếu sót, bất cập trong quỏ trỡnh thực hiện quyền trẻ em.

“Nghị quyết thỡ cú triển khai nhưng đánh giá kết quả thỡ chưa tốt lắm. Triển khai không đồng bộ, chưa đâu vào đâu cho dù Chỉ thị 55 làm cũng kỹ, đây là một tiêu chí

kiểm tra công tác chuyên môn của xó” (PVS, nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện).

Chưa làm tốt việc tổng kết rút kinh nghiệm, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng chưa có sáng kiến trong công tác BV, CS&GD trẻ em (chiếm 51,4%). Với 48,6% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết có sáng kiến, nhưng đó là: phối kết hợp tuyên truyền giáo dục cộng đồng khu dân cư, gia đỡnh, nhà trường; tổ chức các ngày lễ cho trẻ em được vui chơi, vận động gia đỡnh đưa trẻ em đến trường; ổn định tổ chức, cán bộ chuyên môn; phối hợp trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quỏ trỡnh thực hiện quyền trẻ em; biểu dương kịp thời hành động tốt; phê phán hành động bạo hành gia đỡnh; nắm bắt thông tin để kịp thời giúp đỡ, động viên và báo cáo với cấp trên có thẩm quyền giúp đỡ... Đây chưa phải là những sáng kiến, mà chỉ là những công việc cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Không có sáng kiến, sáng tạo trong cụng tỏc thỡ cỏn bộ LĐ, QL cấp cơ sở khó có thể có những cỏch làm, mụ hỡnh hay để đề xuất lên cấp trên nhân rộng, hoàn thiện chính sách.

Nhận xột tỡnh hỡnh thực hiện 5 vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em:

Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đó làm tốt vai trũ lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia khá tích cực trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em, nhưng chỉ 50% cán bộ tuyên truyền quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở vận động nhân dân giáo dục trẻ em nhiều hơn là chăm sóc sức khoẻ. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở làm tốt vai trũ xử lý tỡnh huống. Nhưng vẫn cũn một số trường hợp vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em cán bộ không phải là người phát hiện đầu tiên. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng khá sâu sát trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trỡnh BV, CS&GD trẻ em và công tác của cán bộ chuyên trách. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt. Nhưng so với cỏc vai trũ trờn, vai trũ đề xuất chính sách, giải pháp chưa được cán bộ thực hiện tích cực.

Có sự khác nhau giữa cán bộ ở các chức vụ và khối công tác khác nhau trong việc thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ khối chính quyền và khối Mặt trận, đoàn thể tham gia

nhiều nhất trong công tác BV, CS&GD trẻ em ở cơ sở, tiếp đến là cán bộ khối Đảng, cuối cùng là cán bộ các tổ chức xó hội. Cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ lónh đạo Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xó hội và cán bộ thương binh - xó hội là người tham gia nhiều nhất trong các hoạt động tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Nhân dân không đánh giá cao việc phỏt huy vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em như đánh giá của chính cán bộ. Có những hoạt động cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở không tổ chức thực hiện tốt như mong muốn của nhân dân, nhưng cũng có trường hợp cán bộ đó thực hiện tốt kỳ vọng của nhân dân. Về cơ bản, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em với 33,6% đánh giá phát huy tốt, 35,0% khá ở nhóm cha mẹ; 22,4% tốt và 53,7% khá ở nhóm giáo viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)