Kết quả thực hiện nhóm quyền được bảo vệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 67 - 70)

Về nguyên tắc, trẻ em chỉ được quyền làm việc với tư cách rèn luyện, tập dợt trong quỏ trỡnh phỏt triển thể chất, nhân cách và tinh thần; chưa được phép tham gia lao động với ý nghĩa là một thành tố của lực lượng sản xuất xó hội và chưa phải là nguồn tăng thu nhập chính cho gia đỡnh. Nhưng có 8,1% trẻ em được khảo sát cho biết phải đi làm thuê kiếm tiền, ở nhóm cha mẹ tỷ lệ này là 2,0%. 8,7% cha mẹ cho biết con cái của họ tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đỡnh, 12,1% cha mẹ cho biết con cái phải chăn trâu, cắt cỏ, làm rẫy. Tỷ lệ này theo ý kiến trẻ em là 15,4% và 9,4%. Đa số trẻ em ở nông thôn, ở gia đỡnh nghốo lao động sớm nhiều hơn so với trẻ em thành thị, trẻ em gia đỡnh khỏ giả. Phần lớn trẻ em lao động sớm là trẻ em các gia đỡnh cha mẹ buôn bán, làm thuê và làm rẫy. Khác với kết quả điều tra gia đỡnh Việt Nam 2006, trẻ em dân tộc Kinh ở Đồng Phú tham gia công việc sản xuất kinh doanh nhiều hơn dân tộc thiểu số (17,7% ở dân tộc Kinh, 8,8% ở dân tộc thiểu số). Nhưng trẻ em dân tộc thiểu số đi làm thuê nhiều hơn trẻ em dân tộc Kinh (11,8% ở dân tộc thiểu số, 5,3% dân tộc Kinh). 26,5% trẻ em dân tộc thiểu số phải chăn trâu cắt cỏ thỡ tỷ lệ này ở trẻ em dân tộc Kinh là 6,2%. 97,1% trẻ em dân tộc thiểu số phải nấu cơm thỡ tỷ lệ này ở dân tộc Kinh là 83,2%. P hần lớn trẻ em được khảo sỏt cũn cho biết, các em có 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%

Biểu đồ trẻ em tham gia lao động theo giới tính

Nam 11.80% 13.70% 19.60% 82.40% 96.10% 37.30% 25.50% Nữ 6.10% 11.20% 13.30% 88.80% 93.90% 48.00% 14.30%

tham gia công việc nội trợ gia đỡnh: 94,6% trẻ em cho biết giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, trông nhà, 86,6% nấu cơm. Tỷ lệ này ở cha mẹ thấp hơn, lần lượt là 69,1% và 45,0%. Trẻ em cũng giúp gia đỡnh chăm sóc người thân: 18,1% trẻ em cho biết chăm sóc người già, 44,3% trông em. 20,1% và 39,6% cha mẹ cho biết trẻ em phải tham gia hai công việc này. Tương tự kết quả điều tra gia đỡnh Việt Nam 2006, trẻ em trai ở Đồng Phú tham gia lao động nhiều hơn trẻ em nữ trong các công việc lao động nặng nhọc như: làm thuê, chăn trâu, cắt cỏ, làm rẫy, tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đỡnh và dọn dẹp nhà cửa, trông nhà, chăm sóc người già. Trẻ em gái làm công việc nội trợ và trông em.

Trẻ lao động đóng góp được khá nhiều cho gia đỡnh. Tuy nhiờn, lao động sớm và quá sức sẽ khiến trẻ khụng cũn thời gian học tập, vui chơi, giải trí, làm cho sức khỏe, tinh thần bị suy sụp, quyền trẻ em bị vi phạm.

Khi trẻ em phạm lỗi, 98,0% giáo viên nhắc nhở, khuyên bảo để giáo dục học sinh, 6,1% mắng, chỉ có 0,7% đánh học sinh. ở nhóm cha mẹ, nhắc nhở khuyên bảo con cái chiếm 98,0%, nhưng có 14,7% mắng và 4,7% đánh. Tỷ lệ trẻ em cho biết cha mẹ nhắc nhở, khuyên bảo chiếm 82,4%, nhưng mắng chiếm đến 44,6% và đánh là 19,6%. Trong điều tra gia đỡnh Bỡnh Phước 2007 cũng cho biết, đại đa số người được hỏi sử dụng phương pháp nhắc nhở, phân tích đúng sai chiếm 78,3%, quát mắng 10,5%, đánh đũn 8,5% [35, tr.27]. Chớnh vỡ vậy, có đến 63,9% trẻ em mong muốn không bị đánh đập, hành hạ. Tuy nhiên, hiện cũn khụng ớt cha mẹ và trẻ em vẫn coi đánh, mắng là cách giáo dục theo kiểu “thương cho roi cho vọt”, “dạy con từ thưở cũn thơ”.

ở huyện Đồng Phú, chưa có thống kê chính xác, nhưng ước tính hàng năm có hàng trăm phụ nữ bị chồng bạo hành. Nguyên nhân của các vụ ly hôn ở Đồng Phú cũng phần lớn do bạo lực gia đỡnh. Nhiều vụ bạo lực gia đỡnh gõy ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ về sức khoẻ, tinh thần và tính mạng, mà cũn ảnh hưởng rất lớn đến tỡnh hỡnh an ninh trật tự tại địa phương. Năm 2005, huyện Đồng Phú đó xảy ra 2 vụ trọng án: ở ấp Bà Hu, xó Tõn Hoà chồng đó cắt cổ vợ cho đến chết; ở ấp Suối Rựa, xó Tõn Phước cha đốt cháy nhà giết hai con nhỏ. Tháng 9/2009 ở xó Tõn Lập, vỡ giận vợ người chồng đó tẩm xăng tự thiêu. Đáng lưu ý là, chỉ có 3,2% số vụ mâu thuẫn, xung

đột vợ chồng được chính quyền, các tổ chức xó hội hoà giải. Phần lớn các vụ mâu thuẫn, xung đột này được bản thân vợ hoặc chồng, hoặc cả hai, hoặc nhờ gia đỡnh hai bờn giải quyết [35, tr.54]. Cuối cùng, người chịu tất cả mọi hậu quả của các bạo lực chính là trẻ em.

Theo cỏc chuyờn gia tõm lý xó hội, hành vi bạo lực trong cách cư xử của cha mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Nhiều em vỡ buồn gia đỡnh đó học hành giảm sút, sa vào các tệ nạn xó hội, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động... Khi lớn lên, chúng dễ trở thành người cú tớnh tỡnh cục súc hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đỡnh yờn ổn [16]. Nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ đánh đập vỡ tuổi thơ chính của cha mẹ cũng bị ngược đói. Vỡ vậy, có đến 67,3% trẻ em được khảo sát có mong muốn không có bạo lực trong gia đỡnh.

“Em mong muốn cô chú cán bộ quan tâm làm sao để gia đỡnh em khụng cũn bạo lực nữa. Bố em đánh mẹ em hoài. Em sợ lắm” (PVS, nữ, 13 tuổi).

Phần lớn trẻ em được khảo sát cho biết, thường xuyên được cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: 87,8% trẻ em thường xuyên và 10,9% thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm; vẫn cũn 1,4% trẻ em không bao giờ đội. Đó là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn thương tích cho trẻ em cùng với đuối nước.

Trong thời gian qua, Công an huyện Đồng Phú đó tớch cực phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền nõng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, ngăn chặn tệ nạn xó hội, các tội phạm xâm hại trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, tổ chức thực hiện đề án “Đấu tranh phũng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên”. Từ trước đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra hiện tượng bắt cóc trẻ em. Năm 2008 Công an huyện Đồng Phú đó khởi tố 7 vụ - 9 bị can tội xâm hại trẻ em, trong đó hiếp dâm trẻ em 3 vụ, giao cấu với trẻ em 2 vụ, môi giới mại dâm 1 vụ và cố ý gõy thương tích 1 vụ; khởi tố 11 vụ - 18 vị thành niên phạm tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cố ý gõy thương tích; lập hồ sơ đưa đi cơ sở giáo dục 4 đối tượng, trường giáo dưỡng 3 đối tượng, trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động, xó hội 6 đối tượng; kiểm điểm răn đe trước dân 12 đối tượng; giáo dục tại xó 17 thanh thiếu niên hư.

95,9% cha mẹ cho biết quý con trai và con gái như nhau, có 0,7% cha mẹ quý con gỏi hơn, 3,4% quý con trai hơn. Kết quả điều tra gia đỡnh Bỡnh Phước 2007 cũng cú 75,5% ý kiến cho biết không nhất thiết phải cú con trai vỡ con nào cũng là con [35, tr.29]. Có thể thấy, nhờ công tác tuyên truyền, giáo dục mà tư tưởng trọng nam khinh nữ trong các gia đỡnh giảm đi, đó cú sự công bằng hơn trong quan niệm về giá trị của con cái và cách đối xử với trẻ em gái. Tuy nhiên, vẫn cũn 7,4% trẻ em cho biết cha mẹ quý con trai hơn, 2,0% quý con gỏi hơn. Chênh lệch giới tính của trẻ em sơ sinh ở Đồng Phú là 112/100.

Trên địa bàn huyện Đồng Phú chưa từng xảy ra vụ tranh chấp tài sản của trẻ em. Tuy nhiên, do nhận thức về trách nhiệm chưa đầy đủ, nhiều cha mẹ khi ly hôn đó khụng phõn chia tài sản cho con hợp lý, phần chu cấp nuôi con cho đến tuổi thành niên chưa được thực hiện tốt. Theo kết quả điều tra gia đỡnh Bỡnh Phước 2007, việc phân chia tài sản cho các con chỉ có 52,8% gia đỡnh chia đều cho cả con trai và con gỏi, cũn 9,6% ưu tiên cho con trai, 2,0% ưu tiên cho con gái, số cũn lại là chia theo hoàn cảnh của các con [35, tr.26].

Nhiều cha mẹ cho rằng phải kiểm tra thư từ, nhật ký, điện thoại của con để giáo dục, ngăn chặn kịp thời, không để con đua đũi, hư hỏng, không chăm học hành, chứ không chọn cách tôn trọng, tâm sự, chia sẻ, nhắc nhở con. Có 63,3% cha mẹ đó kiểm tra thư từ, nhật ký, điện thoại của con. Tỷ lệ này ở trẻ em là 24,3%. Tuy nhiên, có không ít trẻ em cho rằng: “Em nên đưa thư cho bố mẹ xem, để biết em chơi với ai, bạn tốt hay bạn xấu” (PVS, nữ, 13 tuổi).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot (Trang 67 - 70)