Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể pot (Trang 44 - 45)

II. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể

2.Những hạn chế, yếu kém

- Nhiều cấp uỷ đảng và người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm về công tác cán bộ nữ, chưa coi cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của đảng chưa thấy hết tiềm năng, vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ nữ nên việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chính sách đối với cán bộ nữ chưa quan tâm đầy đủ, còn có biểu hiện định kiến, khắt khe, cầu toàn, chưa quan tâm đến yếu tố giới nên đội ngũ cán bộ nữ phát triển cha vững chắc, mất cân đối, thiếu đồng bộ so với yêu cầu phát triển, phân bố không đều ở các địa phương, các khu vực, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ, chính quyền còn thấp, nhất là cơ sở.

- Nhiều Nghị quyết của đảng, nhiều khâu trong Quy chế về công tác cán bộ nữ chưa được thực hiện tốt ở một số nơi:

+ Đánh giá chưa đảm bảo, chưa coi trọng yếu tố giới, hẹp hòi với cán bộ nữ, nguồn thông tin đối với cán bộ nữ bị xuyên tạc nhưng một số người đứng đầu hoặc tập thể cấp uỷ ngại đấu tranh vì sợ bị quy chụp là có quan hệ...;

+ Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ nữ chưa được lãnh đạo quan tâm, còn xem nhẹ, thiếu sự chủ động, chưa đảm bảo tính kế thừa, còn khép kín, chưa gắn với luân chuyển cán bộ và làm còn hình thức. Phối hợp chỉ đạo công tác quy hoạch của địa phương và ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ. Nhìn chung các cấp uỷ Đảng chưa xây dựng được quy hoạch và chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Do vậy dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ trong một số lĩnh vực công tác quan trọng; hoặc khi có đủ điều kiện đề bạt thì lại không đáp ứng yêu cầu về tuổi.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa gắn đào tạo với quy hoạch cán bộ, chưa chú trọng đào tạo một số lĩnh vực cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ còn yếu như chính trị, quản lý...Hình thức đào tạo

chưa đa dạng, chưa phù hợp để tạo điều kiện cho cán bộ nữ, đặc biệt là nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con có thể tham gia.

Chưa xây dựng được chính sách đào tạo có tính đến yếu tố giới nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nữ khi được đi đào tạo, đặc biệt là cán bộ nữ ở cơ sở, cán bộ nữ dân tộc. Tỷ lệ cán bộ nữ được đoà tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá còn rất thấp so với nam giới.

+ Việc theo dõi thống kê tình hình cán bộ nữ; đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch tạo nguồn, chính sách đối với cán bộ nữ ở các cấp, các ngành, các cơ quan chưa được quan tâm.

+ Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ còn cầu toàn, tỷ lệ cán bộ nữ đưa vào quy hoạch còn thấp so với quy định (đạt dới 10%), vịêc bổ sung quy hoạch cán bộ nữ không th- ường xuyên, thiếu chủ động, nhiều đơn vị đang sử dụng lực lượng cán bộ nữ có sẵn chứ chưa có chiến lược tạo nguồn lâu dài; tình trạng “ăn đong” còn diễn ra ở nhiều nơi. Một số chính sách không phù hợp nhng chậm sửa đổi làm ảnh hởng đến công tác cán bộ nữ; một bộ phận phụ nữ thiếu vươn lên, chưa vượt qua được khó khăn, cản trở của gia đình, ngại phấn đấu, học tập.

- Cơ chế quản lý cán bộ chưa đảm bảo tốt nguyên tắc tập trung dân chủ nên thiếu tập trung, không những không phát huy dân chủ một cách đích thực, ngược lại nảy sinh tình trạng khép kín, cục bộ, phân tán. Nhiều cấp uỷ Đảng vẫn chưa quan tâm đến cán bộ nữ, hoặc quan tâm theo kiểu hình thức như: chỉ đảm bảo đủ tỷ lệ cơ cấu, phân công các vị trí cấp phó hoặc cấp trưởng các đơn vị không quan trọng.

- Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa người đứng đầu và tập thể trong công tác cán bộ nữ hoặc đôi khi vai trò của tập thể chỉ là hình thức người đứng đầu quyết định tất cả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể pot (Trang 44 - 45)