Được trang bị kiến thức, nâng cao học vấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể pot (Trang 27 - 29)

Phụ nữ muốn nâng cao vai trò, địa vịa của mình trong xã hội và bình đẳng với nam giới thì không có cách nào khác là phải có kiến thức khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, kiến thức xã hội và năng lực công tác ngang tầm với nam giới. Trong nghiên cứu khoa học người ta đều khẳng định nữ giới có khả năng nhận biết và tiếp thu kiến thức khoa học và xã hội như nam giới. Thực tế trên thế giới và trong nước ta nhiều phụ nữ đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực không kém gì nam giới như các nhà khoa học nữ, giáo sư, tiến sĩ, các nữ phi công vũ trụ, các nữ tổng thống, các nữ anh hùng. Những người này đều là những người đươc học tập, đào tạo trang bị đầy đủ kiến thức khoa học, xã hội, được tiếp cận công việc và được giao việc. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ không có điều kiện học tập tiếp thu luôn cao hơn nam giới, vì vậy cơ hội để họ thành công và

thành đạt luôn thấp hơn nam giới. Muốn phụ nữ nâng cao địa vị xã hội của mình và bình đẳng với nam giới thì phải tạo mọi điều kiện cho phụ nữ học tập từ buổi đầu tiên. Tất cả các bé gái đều được đi mẫu giáo, được vào tiểu học, phổ thông trung học. Hiện nay nhiều tỉnh miền núi, đồng bằng Nam Bộ chưa có trường mẫu giáo, nhất là sau khi các hợp tác xã nông nghiệp bị tan rã. Các cháu bé nói chung và bé gái nói riêng cũng chưa được đi học hoặc chưa học hết tiểu học nhất là các cháu dân tộc (Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Dáy…) là điều kiện quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế miền núi nói chung, cán bộ nữ người dân tộc miền núi nói riêng.

Được tiếp thu khoa học kinh tế xã hội: Sau khi được học hết phổ thông, tuỳ theo điều kiện và năng lực thực tế, để tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, xã hội như nam giới. Có thể là các trường công nhân kỹ thuật nghiệp vụ, hoặc các trường đại học cao đẳng. Đây là điều kiện quan trọng để phụ nữ được tiếp xúc với việc làm, có kỹ thuật, có năng xuất cao và tăng thu nhập. Chỉ khi nào phụ nữ có cùng tay nghề như nam giới thì phụ nữ mới có cơ hội nhận xét, tham gia ý kiến vào quyết định các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Nếu không có điều kiện này thì phụ nữ không thể bình đẳng được. Ngay cả khi họ được giao việc, đề bạt, bổ nhiệm nhưng nếu không có kiến thức và năng lực thì họ cũng không thể bình đẳng. Vì vậy để phụ nữ được bình đẳng thực sự thì không nhất thiết phải quy định cơ cấu là bao nhiêu, mà điều quan trọng là tạo điều kiện cho họ được trang bị kiến thức và có năng lực, bình đẳng trong đề bạt, bổ nhiệm thì họ mới có thể được đề bạt, bổ nhiệm từ thấp đến cao và mới hoàn thành nhiệm vụ. Phụ nữ muốn ưu tiên bằng cách được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chứ không muốn ưu tiên bằng cơ cấu để đưa những phụ nữ không đủ kiến thức và năng lực vào vị trí lãnh đạo rồi nói là phụ nữ không có năng lực. Ngày nay Đảng và nhà nước đã có chính sách mở các trường dân tộc nội trú, cử tuyển theo địa chỉ... Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo của học sinh nói chung và của nữ học sinh nói riêng. Mặt khác việc tổ chức thực hiện các chính sách đó còn chưa nghiêm túc. Vì vậy trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ xung chính sách cho phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao học vấn cho phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Đồng thời phải tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những chính

Sau khi được trang bị kiến thức về khoa học, kinh tế và xã hội nhân văn: Phụ nữ có cơ hội có việc làm và thu nhập. Sau đó họ cần được trang bị kiến thức về lý luận chính trị và kiến thức về quản lý nhà nước thì họ mới có cơ hội được giao nhiệm vụ quan trọng, được đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo từ thấp đến cao và địa vị của phụ nữ được xác định và nâng cao. Muốn vậy cán bộ lãnh đạo phải quan tâm từ khâu kết nạp đảng cho cán bộ nữ, sau đó bố trí đi học các trường Đảng, học quản lý nhà nước và đề bạt bổ nhiệm vào các chức danh phù hợp.

Đây là một chuỗi lôgic của việc trang bị kiến thức và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Phải được học tập đầy đủ từ còn bé thì đến lớn mới có thể tiếp thu và học tập ở những cấp cao hơn. Nói cách khác phải có chiến lựơc đạo tạo nói chung và với phụ nữ nói riêng mới có lực lượng phụ nữ đủ mạnh với đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng đất nước phồn thịnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể pot (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)